Hải Dương: Liên kết doanh nghiệp phát triển nông nghiệp

THU HÀ 29/11/2023 17:05

Việc liên kết nhằm tạo thuận lợi cho nông dân và tiểu thương, doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

>>>Hải Dương: Xác định doanh nghiệp là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Theo đó, Hải Dương đã tổ chức thành công Hội nghị đánh giá kết quả sản xuất năm 2023, triển khai kế hoạch sản xuất năm 2024 với 31 tỉnh phía Bắc. Tổ chức giới thiệu các mô hình sản xuất vụ đông điển hình. Tăng cường mối quan hệ, liên kết phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ nông sản nói chung, sản xuất vụ đông nói riêng giữa Bộ NN&PTNT và các tỉnh phía Bắc.

Phát biểu tại hội nghị ông Trần Đức Thắng - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cho biết, sản xuất nông nghiệp năm 2023 mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do thị trường tiêu thụ một số nông sản không ổn định, giá thức ăn chăn nuôi, thủy sản tăng mạnh... nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự đầu tư, hỗ trợ tích cực của Trung ương, sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, địa phương trong chỉ đạo, điều hành và sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của các doanh nghiệp, bà con nông dân nên ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả tích cực.  Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2023 (giá so sánh 2010) ước đạt 22.617 tỷ đồng, tăng 4,45% so với năm 2022. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 196 triệu đồng/ha, vượt mục tiêu đề ra (KH năm 194 triệu đồng/ha).

Hải Dương: Liên kết doanh nghiệp phát triển nông nghiệp

Hải Dương liên kết doanh nghiệp phát triển nông nghiệp

Thông qua Hội nghị đánh giá kết quả sản xuất năm 2023, triển khai kế hoạch sản xuất năm 2024 với 31 tỉnh phía Bắc, đây là cơ hội cho tỉnh Hải Dương được đón tiếp, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nhất là trong lĩnh vực chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp với các tỉnh thành, ông Thắng nhấn mạnh. 

Đơn cử mô hình trồng cà rốt ở xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, hiện ở Cẩm Giàng đã quy hoạch được 20 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với tổng diện tích khoảng 510ha, trong đó có 9 vùng chuyên sản xuất cà rốt với diện tích khoảng 320ha. Đây được xem là "thủ phủ" cà rốt của tỉnh Hải Dương. Cách khoảng 10 năm, cà rốt của xã đã vươn ra thị trường nước ngoài, giúp người dân thu lợi nhuận từ 6 - 7 triệu đồng/sào. Những hộ có nhiều đất, sau một vụ cà rốt hoàn toàn có thể thu lời ngót nghét trăm triệu đồng.

Cánh đồng Cà rốt xã Đức Chính, Cẩm Giàng, Hải Dương

Cánh đồng Cà rốt xã Đức Chính, Cẩm Giàng, Hải Dương

Chị Nguyễn Thị Hạnh - Bí thư Đảng ủy xã Đức Chính cho biết, sản phẩm chủ lực của xã đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… Tỷ trọng cà rốt xuất khẩu của xã Đức Chính đến nay đã chiếm từ 70 - 80% tổng sản lượng.

Ngoài lượng lớn xuất khẩu, cà rốt của xã Đức Chính nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung chủ yếu được các doanh nghiệp và thương lái thu mua và tiêu thụ ở các tỉnh miền Trung, miền Nam và các thành phố lớn. Nhiều nhà máy, thương lái đã tới tận ruộng thu mua sản phẩm của người dân để sơ chế, chế biến, bảo quản để xuất khẩu.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, bà Lương Thị Kiểm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương cho biết, thời gian qua, Hải Dương tăng cường xây dựng thương hiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Chủ động mời gọi, kết nối, giúp đỡ các doanh nghiệp vào liên kết sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm cho người dân. Bên cạnh đó, Sở tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, tránh tình trạng được mùa rớt giá.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Quang - Giám đốc HTX Nông sản sạch Thất Hùng cho biết, thời gian qua cũng nhờ sự giúp đỡ của Sở, các cấp ngành của tỉnh hướng dẫn quy trình sản xuất, sản phẩm của HTX chúng tôi đạt OCOP 4 sao, tổng sản lượng xuất một năm trên 200 tấn. Để đạt được kết quả đó chúng tôi liên kết nhiều hộ gia đình để sản xuất, để tiêu thụ sản phẩm HTX liên kết, kết nối nhiều doanh nghiệp các tỉnh để tiêu thụ.

Về vấn đề này ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đề nghị các địa phương cần đẩy mạnh liên kết với các đơn vị phân phối, chế biến để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, dựa vào nhu cầu tiêu thụ trong nước theo từng thời điểm, điều chỉnh các loại rau củ cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Khi nông dân là tỷ phú

    Hải Dương: Khi nông dân là tỷ phú

    02:54, 24/11/2023

  • Hải Dương: Xác định doanh nghiệp là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

    Hải Dương: Xác định doanh nghiệp là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

    06:52, 24/11/2023

  • Hải Dương: Doanh nghiệp sẵn sàng sản xuất hàng Tết

    Hải Dương: Doanh nghiệp sẵn sàng sản xuất hàng Tết

    19:06, 25/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hải Dương: Liên kết doanh nghiệp phát triển nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO