Hải Dương: Nâng cao năng lực cạnh tranh khi đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Diendandoanhnghiep.vn Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông sản, tỉnh Hải Dương đã và đang tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn chủ thể sản xuất ứng dụng chuyển đổi số, đẩy mạnh đưa nông sản lên sàn TMĐT.

>>> Hải Dương: Mạnh tay xử phạt doanh nghiệp vi phạm về môi trường

>>> Hải Dương: Tăng cường quản lý vi phạm các công trình thủy lợi

Hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 1.162 sản phẩm nông nghiệp đã được quảng bá, giới thiệu trên các trang TMĐT

Hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 1.162 sản phẩm nông nghiệp đã được quảng bá, giới thiệu trên các trang TMĐT

Hỗ trợ đưa nông sản lên sàn TMĐT

Mới đây, huyện đoàn Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã hỗ trợ đưa sản phẩm bắp cải, dưa chuột OCOP của xã Phạm Trấn lên sàn thương mại điện tử Postmart. Theo đó, các cán bộ, đoàn viên thanh niên đã hỗ trợ tạo gian hàng riêng cho từng sản phẩm OCOP của Gia Lộc trên sàn Postmart, thiết kế banner, hình ảnh quảng cáo bắt mắt, thu hút người mua. Đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và hỗ trợ các chủ sản phẩm đăng ký gian hàng, quản lý đơn hàng. Việc hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể đưa sản phẩm OCOP lên sàn TMĐT được coi là giải pháp hữu hiệu nhằm tạo ra một kênh tiêu thụ an toàn, hiệu quả, bền vững.

Không chỉ có sản phẩm bắp cải, dưa chuột OCOP được đưa lên sàn TMĐT, hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 1.162 sản phẩm nông nghiệp đã được quảng bá, giới thiệu trên các trang TMĐT, bao gồm các sản phẩm đặc sản, OCOP, sản phẩm tươi, đã qua sơ chế hoặc chế biến sâu.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, đến nay Hải Dương có hơn 151.000 chủ thể đưa sản phẩm nông nghiệp giới thiệu trên các sàn TMĐT. Các chủ thể đã thực hiện hơn 41.000 lượt giao dịch trên các sàn TMĐT như Voso, Lazada, VnPost…

Toàn tỉnh Hải Dương hiện có hơn 350 sản phẩm OCOP

Toàn tỉnh Hải Dương hiện có hơn 350 sản phẩm OCOP

Được biết, để đẩy mạnh đưa nông sản lên sàn TMĐT hiệu quả, các cơ quan chức năng trong tỉnh đã tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn chủ thể sản xuất tạo tài khoản, gian hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng khi giao dịch trực tuyến… Ngoài ra, các đơn vị chuyên môn còn tăng cường phối hợp tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và chủ thể sản xuất, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, giới thiệu các sản phẩm OCOP; chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ OCOP…

Theo Hội Nông dân tỉnh Hải Dương, thực hiện “Thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bưu điện Việt Nam về việc hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2021-2025”, từ năm 2021 đến nay, 200 cơ sở sản xuất, chế biến đã áp dụng tem truy xuất nguồn gốc. Hội Nông dân các cấp đã hỗ trợ 203.472 tem, nhãn có truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm nông sản an toàn. Ngoài ra, trên địa bàn đã có trên 7.200 lượt cán bộ, hội viên nông dân được tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, ứng dụng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, xây dựng thương hiệu, đưa nông sản lên sàn TMĐT…

Mở rộng thị trường cho sản phẩm

Tỉnh Hải Dương hiện đứng thứ 7 cả nước về số lượng giao dịch trên sàn TMĐT. Việc mở gian hàng trên các sàn này giúp các hộ kinh doanh, hợp tác xã thúc đẩy tiếp thị, quảng bá, trao đổi thông tin, mở rộng thị trường cho các sản phẩm…

Theo đại diện cơ sở rươi cáy Điến Hoa, việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử đã giúp cơ sở thêm năng động, tiếp cận với công nghệ số, tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng mới. Nhờ vậy, việc tiêu thụ cũng thuận lợi hơn trước”.

Các sản phẩm OCOP của Hải Dương được bán trên sàn TMĐT

Các sản phẩm OCOP của Hải Dương được bán trên sàn TMĐT

Còn theo ông Dương Hà Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ, việc đưa sản phẩm lên sàn TMĐT ở huyện Tứ Kỳ những năm gần đây có bước phát triển nhanh, giúp nhiều hộ dân thay đổi phương thức sản xuất truyền thống, tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Đây cũng là một trong những giải pháp hiệu quả để quảng bá hình ảnh thương hiệu, đồng thời khẳng định giá trị, chất lượng của sản phẩm.

Được biết, trong kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT trong giai đoạn mới, tỉnh Hải Dương sẽ ưu tiên hỗ trợ các hộ sản xuất có đủ điều kiện, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, GlobalGAP, OCOP... Các ngành chức năng và đơn vị liên quan sẽ hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn kỹ năng số, cách thức đăng ký tài khoản thanh toán, mở gian hàng và các hoạt động bán hàng trên sàn TMĐT. Việc triển khai kế hoạch sẽ góp phần hỗ trợ các hộ sản xuất đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ nhanh với giá cả ổn định, góp phần tránh tình trạng ùn ứ nông sản khi vào cao điểm mùa thu hoạch.

Theo ông Dương Hà Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ, thời gian tới, huyện Tứ Kỳ sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực chuyển đổi số cho nông dân. Hướng tới mục tiêu “Mỗi hộ sản xuất nông nghiệp là một gian hàng số”, huyện cũng sẽ phối hợp tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn TMĐT.

 
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Nâng cao năng lực cạnh tranh khi đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714420698 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714420698 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10