Hải Dương: Người nông dân thay đổi nhận thức nhờ chuyển đổi số

Diendandoanhnghiep.vn Việc ứng dụng chuyển đổi số vào chuỗi giá trị nông sản sẽ làm thay đổi nhận thức của người sản xuất, đồng thời là bước đột phá để nâng giá trị nông sản, tăng cao thu nhập cho bà con nông dân.

>>> Hải Dương: Lấy Doanh nghiệp và người dân là trung tâm chuyển đổi số

>>> Hải Dương chuyển đổi số hiện thực hóa khát vọng phát triển

Thay đổi tư duy

Là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng chuyển đổi số và mang lại hiệu quả cao, thời gian qua nông sản huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã nâng cao sản lượng nhờ chuyển đổi số trong sản xuất.

Nhờ có chuyển đổi số mà Hải Dương kết nối được đầu ra cho lượng lớn nông sản địa phương

Nhờ có chuyển đổi số mà Hải Dương kết nối được đầu ra cho lượng lớn nông sản địa phương

Theo ông Phạm Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết: Trước đây, người nông dân rất ngại việc chuyển đổi công nghệ số đối với nông sản vì thương lái vẫn đến mua, nhưng do dịch COVID-19 kéo dài, việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn và nông dân bị thương lái ép giá, vì vậy họ đã thay đổi tư duy. Họ ngày càng chủ động trong sản xuất, tiêu thụ. Hơn nữa, ngày càng nhiều các hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia sản xuất nông sản theo chương trình OCOP, VietGap, GlobalGap... giúp nâng tầm thương hiệu và giảm giá thành.

Theo ông Mạnh, hầu hết nông sản được thu mua tại ruộng và hình thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ. Điển hình nhất là quả vải thiều Thanh Hà, nhiều năm gần đây đã xuất khẩu nên được nâng tầm giá trị. Với sự tham gia của các sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Sendo.vn, Voso.vn, Lazada.vn, bà con nông dân huyện Thanh Hà đã đưa vải thiều đặc sản Thanh Hà đến các tỉnh, thành phố trên cả nước và vươn ra được các thị trường kỹ tính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Australia...

Sản xuất nông sản tại huyện Tứ Kỳ - Hải Dương

Vùng sản xuất nông sản tại huyện Tứ Kỳ - Hải Dương

Còn theo ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT Sendo: Hải Dương là một trong các tỉnh đầu tiên mà sàn thương mại điện tử Sendo có dịp đồng hành trong năm 2021 và kết quả thực tế rất khả quan. Dù là một trong các chiến dịch thử nghiệm đầu tiên, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, nhờ chất lượng sản phẩm cao, cộng với mô hình dịch vụ phù hợp, chúng tôi đã hỗ trợ các hợp tác xã Hải Dương tiêu thụ được hơn 50 tấn vải và 100 tấn rau cải xanh thông qua một kênh tiêu thụ là sàn thương mại điện tử.

Kết quả này, cùng với các bài học rút ra đã giúp chúng tôi mạnh dạn triển khai tiếp các hoạt động kinh doanh nông sản sạch, đồng thời tập trung hoàn thiện mô hình đi chợ kiểu mới Sendo Farm từ năm 2021 kéo dài đến nay.

>>> Doanh nghiệp Hải Dương nỗ lực chuyển đổi số

Để phục vụ được cho dự án, Sendo cùng bà con nông dân và các cơ quan ban ngành địa phương đã làm việc rất chặt chẽ với nhau để xây dựng từ đầu nên một quy trình đóng gói, vận chuyển mà sau đó đã được tiếp tục áp dụng ở các tỉnh thành khác. Do đó, Sendo cũng tự tin năm nay chúng tôi sẽ đạt kết quả còn tốt hơn, vì chúng tôi đã có một lượng khách hàng đáng kể trung thành với nông sản sạch Sendo Farm và tin tưởng vào chất lượng nông sản sạch trên sàn Sendo.

Ngày càng nhiều các hộ gia đình, hợp tác xã tham gia sản xuất nông sản theo chương trình OCOP, VietGap, GlobalGap... giúp nâng tầm thương hiệu và giảm giá thành

Ngày càng nhiều các hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông sản ở Hải Dương tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Nhờ công nghệ số mà được bội thu

Việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử sẽ tạo thêm một kênh phân phối bền vững cho sản phẩm đặc sản của các địa phương. Đồng thời, góp phần kết nối với các chuỗi cung ứng, đảm bảo hậu cần kho bãi để phục vụ kinh doanh thương mại điện tử, qua đó khai thác tối đa tiềm năng phát triển nông nghiệp và nâng cao giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp Hải Dương.

Theo ông Ngô Bá Hương - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Thanh Hồng cho biết: Dịch bệnh COVID-19 đã thực sự làm thay đổi tư duy của chúng tôi. Từ những người quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, chúng tôi đã bắt đầu chủ động tìm đến công nghệ, tìm đến mạng xã hội. Câu chuyện về vải thiểu Thanh Hà là một minh chứng cho sự chuyển mình của nông sản Việt trong đại dịch.

Việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử sẽ tạo thêm một kênh phân phối bền vững cho sản phẩm đặc sản của các địa phương

Việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử sẽ tạo thêm một kênh phân phối bền vững cho sản phẩm đặc sản của các địa phương

Trong suốt thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, tuy đã thực hiện cấp “thẻ xanh” cho xe chở nông sản, thế nhưng, thương lái không thể đến vườn mua trực tiếp, các đầu mối tiêu thụ vải thiều Thanh Hà, bưởi Thanh Hồng đều giảm mạnh. Nhờ bắt nhịp với xu hướng công nghệ 4.0, ứng dụng trồng vải Thanh Hà, trồng bưởi Thanh Hồng theo quy trình VietGap, GlobalGap, mà người dân đã có một vụ mùa 2021 bội thu. Không những không còn cảnh được mùa rớt giá như một số năm trước đây, thủ phủ vải thiều Thanh Hà năm 2021 đã được thu mua với giá khá cao và có thêm đơn hàng xuất khẩu bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Nhờ có sàn thương mại điện tử nhiều nông sản của Hải Dương được giải cứu

Nhờ có sàn thương mại điện tử nhiều nông sản của Hải Dương được giải cứu

Theo lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho biết: Việc ứng dụng chuyển đổi số là đem lại lợi ích cho người nông dân, từ người sản xuất đưa đến người tiêu dùng. Vì vậy, câu chuyện chuyển đổi số có thành công hay không, ngoài sự thay đổi nhận thức của người nông dân thì cũng cần có sự thay đổi nhận thức của người tiêu dùng. Cùng với đó là sự vào cuộc quyết liệt đồng bộ của các sở ngành và các cấp, đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống truyền thông ủng hộ giải pháp thay thế ghi chép nhật ký giấy thủ công thành nhật ký điện tử, sản phẩm phải có dán tem xác thực chất lượng quản lý tới tận hộ, các nhãn hàng bán trên sàn thương mại điện tử, siêu thị phải có tem xác thực chất lượng, để người tiêu dùng có thể kiểm chứng chất lượng, quá trình sản xuất theo thời gian thực.

Việc ứng dụng chuyển đổi số cho chuỗi giá trị nông sản đã mở ra cơ hội cho nông dân được bán những sản phẩm tốt nhất của mình trực tiếp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên câu chuyện chuyển đổi số muốn thành công thì cần hội tụ đầy đủ về sản xuất số, tiêu dùng số và một sàn thương mại điện tử số cho nông dân.

Nông dân Hải Dương thu hoạch cà rốt để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Malaysia và các nước Trung Đông, tháng 1/2022

Thu hoạch cà rốt tại Hải Dương - sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Malaysia và các nước Trung Đông, tháng 1/2022

Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi chuyển đổi cho chuỗi giá trị nông sản, địa phương và ngành nông nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan sớm xây dựng, triển khai được một sàn giao dịch mạnh, chuyên về giao dịch nông sản thực phẩm, có thể kết nối một cách thuận lợi nhất, dễ dàng nhất để các hợp tác xã, chủ trang trại có thể đưa hàng hóa của mình đến tay người tiêu dùng.

Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, thực chất để người tiêu dùng thực sự tin tưởng và thay đổi nhận thức trong mua sắm thực phẩm, nâng tỉ lệ mua sắm trực tuyến qua sàn thương mại điện tử

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Người nông dân thay đổi nhận thức nhờ chuyển đổi số tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715142864 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715142864 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10