Hải Dương: Phát triển du lịch chất lượng cao để hút khách du lịch

Diendandoanhnghiep.vn Để phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đưa mục tiêu phấn đấu đến 2050 đón 17 triệu khách với trọng tâm là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

>>> Mùa “hái lộc trời” ở Hải Dương

Hút trên nửa triệu khách trong tháng 2/2023

Theo Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, trong tháng 2/2023, toàn tỉnh ước đón và phục vụ khoảng 545.600 lượt khách, trong đó 541.069 lượt khách nội địa, 4.572 lượt khách quốc tế.

Cùng với ngành du lịch cả nước, du lịch Hải Dương được mở cửa trở lại trong điều kiện bình thường mới. Các hoạt động kích cầu và phục hồi du lịch, lữ hành trong những tháng đầu năm có nhiều khởi sắc. Nhiều hoạt động lễ hội truyền thống tại các di tích, danh thắng tại Hải Dương được tổ chức trở lại có quy mô nên lượng khách đến Hải Dương tăng mạnh. 

Trong đó, chỉ tính riêng dịp lễ hội mùa xuân (từ ngày 31/1 - 13/2), tại các khu di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh đã đón lượng khách lớn. Trong tháng 2, toàn tỉnh ước đón và phục vụ khoảng 545.600 lượt khách, trong đó 541.069 lượt khách nội địa, 4.572 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 185 tỷ đồng. Đặc biệt khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã đón hơn 11.000 lượt khách tới tham quan, chiêm bái.

trong tháng 2/2023, toàn tỉnh ước đón và phục vụ khoảng 545.600 lượt khách

Trong tháng 2/2023, toàn tỉnh ước đón và phục vụ khoảng 545.600 lượt khách

Việc đầu xuân năm mới đến những nơi tâm linh đã trở thành nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Họ đến không chỉ để cầu những điều may mắn cho bản thân, gia đình mà còn tìm cho mình sự bình yên, thư thái.

Các địa điểm di tích quốc gia của tỉnh không chỉ sở hữu những nét văn hóa có giá trị lịch sử mà còn là những thắng cảnh nổi tiếng, điểm đến thường xuyên của du khách gần xa. Như khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là trung tâm văn hóa, tôn giáo - tín ngưỡng lớn ở khu vực đông bắc châu thổ Bắc Bộ. Trải qua trên 700 năm lịch sử, tại khu di tích này, các lễ hội truyền thống gắn với khu di tích vẫn được duy trì, có sức thu hút đặt biệt, trở thành nhân tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh của cộng đồng. Trong khu vực di tích còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật của nhiều thời kỳ lịch sử, có giá trị độc đáo. Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc.

Cùng với kiến trúc cổ kính rêu phong, chùa Côn Sơn còn có cây Đại đã 600 tuổi, và 4 nhà bia, trong đó đặc biệt là bia “Thanh Hư Động” dựng từ thời Long Khánh (1373 - 1377) còn lưu giữ bút tích của Vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng “Côn Sơn thiện tư bi phúc tự”...

Hay như đền thờ Chu Văn An cũng là địa chỉ thu hút đông đảo lượng khách thăm quan. Bởi đền thờ nơi đây bao gồm một quần thể kiến trúc bề thế, mang đậm phong cách thời Nguyễn, có địa thế linh thiêng và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Ngôi đền thờ Chu Văn An được xây dựng trên một thế đất cao, rộng, có bậc thang 100 bước dẫn lên.

Lăng mộ thầy giáo Chu Văn An nằm tĩnh lặng trong khói hương thơm ngát, trên đỉnh phía đông núi Phượng Hoàng, được làm bằng chất liệu đá xanh, chạm khắc theo mẫu trang trí hoa văn thời Trần. Đền Chu Văn An được Nhà nước xếp hạng Khu di tích lịch sử quốc gia năm 1998. Đến với đền thờ Chu Văn An, ngoài ngăm phong cảnh, du khách còn được trải nghiệm nét văn hóa đẹp “xin chữ” vô cùng ý nghĩa.

Để phát triển du lịch Hải Dương đã ban hành đề án “Phát triển du lịch chất lượng cao tầm nhìn đến năm 2050” với trọng tâm là phát triển sản phẩm đặc thù, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Để phát triển du lịch Hải Dương đã ban hành đề án “Phát triển du lịch chất lượng cao tầm nhìn đến năm 2050” với trọng tâm là phát triển sản phẩm đặc thù, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Phát triển du lịch chất lượng cao

Theo lãnh đạo tỉnh Hải Dương,  để phục hồi và phát triển du lịch sau tác động của COVID-19, UBND tỉnh đã ban hành quyết định về việc ban hành Đề án “Phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”

Đề án này được coi là có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi nền kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, tạo bước “đột phá” trong phát triển du lịch Hải Dương nhằm thực hiện mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Hải Dương trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đề án cũng đưa ra được dự báo về những chỉ tiêu phát triển ngành và những định hướng cơ bản bao gồm cả tổ chức lãnh thổ du lịch với hệ thống các khu, điểm, tuyến du lịch để phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Hải Dương với những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn 2021- 2025, 2026-2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo nội dung đề án, đến năm 2025 tỉnh Hải Dương sẽ phấn đấu đạt 2,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 3,7 triệu lượt khách nội địa, Tổng thu từ du lịch đạt 7.450 tỷ đồng, Cơ sở lưu trú du lịch toàn tỉnh sẽ có 9.000 buồng lưu trú, toàn tỉnh có 35.200 lao động du lịch, trong đó có 12.600 lao động trực tiếp, 22.600 lao động gián tiếp ngoài xã hội.

Phấn đấu đến năm 2050, tỉnh Hải Dương đón 7 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 10 triệu lượt khách nội địa, Tổng thu từ du lịch đạt 102.500 tỷ đồng, Cơ sở lưu trú du lịch toàn tỉnh dự kiến 47.000 buồng lưu trú.

Nguồn nhân lực du lịch toàn tỉnh sẽ có 210.500 lao động du lịch, trong đó có 75.200 lao động trực tiếp, 135.300 lao động gián tiếp ngoài xã hội, sản phẩm du lịch đặc thù có thêm 5-10 sản phẩm được đầu tư khai thác trong thực tiễn. Chất lượng dịch vụ du lịch của tỉnh đạt các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu của khách du lịch phân khúc cao cấp.

Về Hải Dương ghé hồ Bạch Đằng - góc trữ tình giữa lòng thành phố

Về Hải Dương ghé hồ Bạch Đằng - góc trữ tình giữa lòng thành phố

Cụ thể, Hải Dương sẽ phát triển một số sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên những tài nguyên du lịch duy nhất hoặc nổi trội, đặc sắc. Tiêu biểu là tour “Về với nghệ thuật rối nước vùng đồng bằng sông Hồng” (thôn Bồ Dương, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang); “Con đường khoa cử Việt” (làng Tiến sĩ Mộ Trạch, huyện Bình Giang kết nối với Văn miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng - đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, huyện Nam Sách - đền thờ thầy giáo Chu Văn An, đền thờ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, TP Chí Linh); “Con đường gốm Chu Đậu - Tinh hoa văn hóa Việt” (thôn Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách kết nối với Bảo tàng tỉnh, TP Hải Dương); Khu danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc cùng danh thắng Phượng Hoàng có đền thờ thầy giáo Chu Văn An, đền thờ tiến sỹ Nguyễn Thị Duệ, chùa Thanh Mai, hồ Thanh Long, hồ Bến Tắm, rừng phong lá đỏ, quần thể di tích đền Cao (An Lạc), chùa Ngũ Đài...

Cùng với việc xây dựng sản phẩm, Hải Dương sẽ tăng cường quản lý dịch vụ du lịch gồm các đơn vị lưu trú, lữ hành, ăn uống, vận chuyển, mua sắm, điểm tham quan. Chất lượng dịch vụ du lịch tại Hải Dương sẽ được nâng lên tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đồng thời sẽ triển khai hàng loạt nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách; quy hoạch; đầu tư; xúc tiến, quảng bá; ứng dụng khoa học công nghệ... để thúc đẩy phát triển du lịch trong giai đoạn 2021 – 2030.

Theo ông Trần Thanh Sáng - Giám đốc kinh doanh Khách sạn Nam Cường Hải Dương cần tăng cường hơn nữa việc liên kết các thành viên trong hiệp hội để xây dựng được bộ sản phẩm du lịch thống nhất và mang tính hiệu quả cao trong tiếp thị và bán hàng. Xây dựng sản phẩm phát triển kinh tế đêm tại Hải Dương, các khu phố đi bộ, ẩm thực, làm phong phú các hoạt động trải nghiệm về đêm, thu hút du khách, kéo dài thời lưu trú của du khách. Tăng cường tương tác trên trang website và fanpage của các doanh nghiệp du lịch. Trong đó kết nối, xây dựng sản phẩm với các tỉnh thành lân cận. Xây dựng các tour khách lẻ ghép đoàn mang thương hiệu của hiệp hội để ghép khách từ các đơn vị thành viên; tổ chức ngày hội ẩm thực Hải Dương để quảng bá các sản vật nổi tiếng.

chỉ tính riêng dịp lễ hội mùa xuân (từ ngày 31/1 - 13/2), tại các khu di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh đã đón lượng khách lớn

Chỉ tính riêng dịp lễ hội mùa xuân (từ ngày 31/1 - 13/2), tại các khu di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh đã đón lượng khách lớn

Còn theo ông Nguyễn Mạnh Thản - Phó Chủ tịch HHDL Việt Nam cho rằng, Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thuận lợi về giao thông thủy bộ và kết nối với cảng hàng không Hải Phòng, Hà Nội; tiềm năng phát triển du lịch Hải Dương phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, Hải Dương cần có sự quan tâm, vào cuộc đồng bộ, tích cực của các cấp, các ngành và nhân dân trong liên kết, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến trong cả nước, mở rộng liên kết cả trong nước và nước ngoài” - ông Thản nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Phát triển du lịch chất lượng cao để hút khách du lịch tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714426905 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714426905 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10