Hải Phòng: Doanh nghiệp vận tải khổ trăm bề trong thực hiện quy định

Diendandoanhnghiep.vn Với quy định “cách ly y tế tập trung 14 ngày với người về/đi qua Hà Nội” bất kể là đến từ tỉnh nào, đồng nghĩa là tất cả người và phương tiện vào Hải Phòng đều sẽ bị áp quy định này.

Những ngày qua, địa phương đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch. Tuy nhiên các biện pháp này cũng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực vận chuyển, lưu thông hàng hóa, cần được tháo gỡ từ các ngành chức năng và địa phương.

Ngày 18 - 20/7 vừa qua, những cửa ngõ đi vào Hải Phòng bị ách tắc nghiêm trọng bởi áp dụng dán tem cho các phương tiện và xét nghiệm lái xe

Ngày 18 - 20/7 những cửa ngõ đi vào Hải Phòng bị ách tắc nghiêm trọng bởi  địa phương áp dụng dán tem cho các phương tiện và xét nghiệm COVID-19 cho lái xe

Hải Phòng là cửa ngõ cảng biển lớn nhất miền bắc và cũng trung tâm xuất nhập khẩu với nhiều nhà máy sản xuất hàng hóa đi nhiều nước trên thế giới. Tuyến vận chuyển quan trọng này mấy ngày qua đã “rối như tơ vò” sau khi Hải Phòng ban hành Công văn khẩn số 4958/UBND-VX (ngày 24/7), trong đó có quy định “cách ly y tế tập trung 14 ngày với người về/đi qua Hà Nội” bất kể là đến từ tỉnh nào, đồng nghĩa với việc tất cả các xe vận tải ra vào Hải Phòng đều sẽ bị áp quy định này.

Trước tình hình đó, các doanh nghiệp đã tính đến giải pháp đổi lái xe hoặc sang tải giữa đường. Mặc dù vậy, không nhiều doanh nghiệp có đủ điều kiện và số lượng lái xe để bố trí từng chặng, đồng thời, rất nhiều loại hàng hóa cũng không thể sang tải vì thiếu thiết bị chuyên dụng, đặc thù.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, đại diện công ty TNHH Vận tải Song An cho biết: công ty có hàng chuyển gấp từ Vĩnh Phúc ra cảng Hải Phòng để xuất khẩu, nhưng thực tế xe chở hàng từ Hà Nội về chắc chắn sẽ không được phép vào Hải Phòng, trong khi việc sang tải thủ công ở các chốt chắn khó khả thi vì hàng hóa nặng, cần có thiết bị chuyên dụng.

Còn theo ông Đỗ Huy Hoàng - PGĐ Công ty TNHH vận tải Anh Trang: Quyết định hành chính đưa ra quá nhiều bất cập, hiện nhiều địa phương không nhất quán trong quy định phòng chống dịch bệnh. Liên quan tới thời hạn và cách thức test với lái xe, nơi thì áp dụng trong 24h, có nơi chỉ áp dụng test tại địa phương. Ngoài ra khi thay đổi hoặc áp đặt quy định, hầu hết các địa phương áp dụng rất nhanh, đã khiến cho doanh nghiệp lúng túng. Cụ thể như những ngày vừa qua, các cửa ngõ đi vào Hải Phòng bị ách tắc nghiêm trọng bởi áp dụng dán tem cho các phương tiện và xét nghiệm test COVID-19 cho lái xe trong khi các tỉnh khác chưa áp dụng, điều này gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Theo ông Hoàng, UBND TP Hải Phòng nên tạo điều kiện cho phép doanh nghiệp được thực hiện một số biện pháp đã được áp dụng hiệu quả trong đợt dịch bùng phát lần thứ ba trước đây. Theo đó, cho phép lái xe được vào ra vào thành phố. Doanh nghiệp sẽ bố trí chỗ ăn ở tập trung cho lái xe, không cho lái xe về nhà và tiếp xúc các nơi khác để hạn chế nguy cơ lây lan. Thành phố cũng có thể xem xét bố trí một số khu vực để tổ chức cách ly tập trung cho lái xe và doanh nghiệp sẽ chi trả các chi phí phát sinh. Trong quá trình thực hiện các biện pháp này, doanh nghiệp sẵn sàng ký cam kết chặt chẽ với thành phố, bảo đảm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch cũng như chịu mọi trách nhiệm nếu có tình huống xảy ra. 

Các lái xe chờ test COVID-19 tại các trạm cửa ngõ ra vào TP

Các lái xe chờ test COVID-19 tại các trạm cửa ngõ ra vào TP

Bên cạnh đó, các xe từ Hà Nội và vùng dịch khác đưa hàng đi cảng Hải Phòng để xuất khẩu đề xuất TP Hải Phòng cho phép áp dụng quy trình “lái xe không tiếp xúc” như Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics (VLA) đã kiến nghị: Lái xe thực hiện 5K và mọi biện pháp sàng lọc nhanh tại các chốt; khi vào tới cảng hoặc các khu giao/nhận hàng ở yên tại buồng lái, không tiếp xúc với bất cứ ai của đơn vị đối tác; công tác bốc vác, sang tải, giao nhận hàng bố trí lực lượng khác thực hiện.

Hiện, Hải Phòng cũng hé mở “một cửa” cho doanh nghiệp. Cụ thể, đối với các trường hợp từ Hà Nội về có giấy xét nghiệm âm tính bằng phương pháp RT-PCR do các cơ sở được phép xét nghiệm COVID-19 tại Hà Nội cấp, thành phố sẽ xem xét giải quyết theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, theo phản ánh của doanh nghiệp việc xét nghiệm này vẫn nhiều khó khăn vì giấy xét nghiệm RT-PCR thường phải mất 1-2 ngày mới có kết quả.

Trước đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không thực hiện kiểm tra đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống người dân (đã được dán giấy nhận diện có mã QR Code của ngành giao thông vận tải) trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên huyện, giao thông đô thị trên phạm vi cả nước. Việc kiểm tra chỉ được thực hiện tại các điểm giao nhận hàng hóa, bảo đảm tuân thủ đầy đủ yêu cầu phòng, chống dịch. Các đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các điều nêu trên; chủ động xử lý những vấn đề phát sinh và kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền. 

Phương tiện vận tải lưu thông trên tuyến ra vào Hải Phòng

Phương tiện vận tải lưu thông ra vào Hải Phòng

Theo ông Lê Khắc Nam - PCT UBND thành phố Hải Phòng: Hải Phòng sẽ không tiến hành áp dụng cách ly 14 ngày với lái xe chở hàng hóa xuất khẩu từ Hà Nội về. Nhưng các đối tượng này cần có giấy xét nghiệm PCR âm tính với COVID-19. Ngoài ra, các phương tiện chỉ bị kiểm soát tại chốt kiểm soát dịch cuối chặng đường là cảng và kho bãi. Xe nào chưa có logo phân luồng phải thực hiện khai báo tại chốt kiểm soát dịch và sau khi đủ điều kiện sẽ được phát logo theo quy định. Trước thông tin này, các doanh nghiệp vận tải đều bày tỏ sự vui mừng, đồng thời mong rằng các chính sách sớm được chuyển thành văn bản chính thức, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác kiểm soát dịch bệnh của Hải Phòng. Và đây cũng như là một lời giải cho "gỡ khó" cho doanh nghiệp vận tải hiện nay.

Trước đó, Bộ Y tế có công văn gửi Bộ GTVT và UBND 63 tỉnh, thành phố về việc sử dụng test nhanh kháng nguyên COVID-19 với người vận chuyển hàng hoá. Theo Bộ Y tế, việc này thực hiện theo chủ trương, chỉ đạo của Thủ tướng vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo lưu thông hàng hoá. Theo đó, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phân bổ test nhanh kháng nguyên cho các địa phương để lấy mẫu, xét nghiệm cho người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá.

Sở GTVT các tỉnh phối hợp với Sở y tế và địa phương, chỉ đạo tổ chức lấy mẫu xét nghiệm và chứng nhận kết quả test nhanh cho người điều khiển phương tiện. Căn cứ tình hình thực tiễn, Bộ có thể điều tiết số lượng test nhanh giữa các địa phương, không để thiếu test xét nghiệm ảnh hưởng tới lưu thông hàng hoá. Phía Bộ Y tế cho biết, trước đó trong công văn 5753 ban hành ngày 19/7 đã quy định rõ trường hợp người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa ở địa phương đang áp Chỉ thị 16 đi sang khu vực các tỉnh khác có mức độ phòng chống dịch thấp hơn thì phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Giấy chứng nhận âm tính có thể bằng test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR được thực hiện trong vòng 72 giờ kể từ khi lấy mẫu. Tuy nhiên thực tế những ngày qua, nhiều địa phương thực hiện “máy móc”, không đồng nhất, nơi chấp nhận test nhanh, nơi yêu cầu phải có kết quả RT-PCR gây khó khăn cho các tài xế trong quá trình lưu thông, vận chuyển.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Phòng: Doanh nghiệp vận tải khổ trăm bề trong thực hiện quy định tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714190806 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714190806 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10