1. Cảng cửa ngõ quốc tế tại Lạch Huyện (HICT)

HICT đón chuyến tàu mẹ đầu tiên WANHAI của Singapore dài 259m, ngang 37m, trọng tải 58.000 tấn cập cảng. Ảnh Vũ Đức Tâm

HICT đón chuyến tàu mẹ đầu tiên WANHAI của Singapore dài 259m, ngang 37m, trọng tải 58.000 tấn cập cảng. Ảnh Vũ Đức Tâm

Cảng HICT nằm ở thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng, là cảng nước sâu đầu tiên của khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Ngoài mép nước có độ sâu lên đến âm 15m là hệ thống cầu cảng, được trang bị thiết bị xếp dỡ hiện đại nhất với hàng loạt trục dàn QC cao 40m, tầm với xa, có thể khai thác tàu container sức chở hàng nghìn Teu, tàu vận tải lên đến 150.000 DWT, thậm chí là 200.000 DWT.

Container đầu tiên được xếp dỡ tại cảng. Ảnh Vũ Đức

Container đầu tiên được xếp dỡ tại cảng. Ảnh Vũ Đức Tâm

Cảng HICT có cơ sở hạ tầng và công nghệ xếp dỡ container, kinh doanh kho, bãi và các dịch vụ biển được đầu tư đồng bộ, hiện đại; dịch vụ hoa tiêu, lai dắt tàu chuyên nghiệp. Khi đi vào khai thác, cảng Lạch Huyện sẽ góp phần đưa hàng hóa xuất, nhập khẩu của khu vực miền Bắc cũng như cả nước có thể đi thẳng tới thị trường châu Âu, châu Mỹ, mà không phải trung chuyển qua các cảng tại Singapore, Hồng Kông với thời gian vận chuyển ngắn hơn và hạn chế rủi ro.

Điều này sẽ góp phần giảm chi phí vận tải biển, qua đó giảm thiểu chi phí logistics cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, còn góp phần thu hút lượng hàng quá cảnh khu vực Đông Bắc Lào qua tuyến hành lang Đông – Tây và khu vực Nam Trung Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cắt băng khánh thành tại lễ khai trương. Ảnh Đại Vũ

Dự án này sẽ tạo ra cú hích đặc biệt cho sự cất cánh của thành phố Hải Phòng cũng như khu vực kinh tế phía Bắc. Ảnh: Đại Vũ 

Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cảng Lạch Huyện là khu cảng hiện đại, với khả năng đón tàu cỡ lớn đến 100 ngàn tấn, đáp ứng vai trò là cảng cửa ngõ quốc tế, kết hợp phục vụ mục tiêu trung chuyển quốc tế, góp phần thực hiện Chiến lược biển Việt Nam. Dự án này sẽ tạo ra cú hích đặc biệt cho sự cất cánh của thành phố Hải Phòng cũng như khu vực kinh tế phía Bắc.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Tôi tin tưởng rằng sau khi hoàn thành, đi vào khai thác sử dụng, dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng sẽ là điểm nhấn quan trọng đối với Hải Phòng và cả nước, góp phần hoàn thiện hệ thống cảng biển, cảng hàng không quốc tế và hạ tầng giao thông trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng và các địa phương miền Bắc".

 2. Cảng nước sâu Nam Đình Vũ

Cảng có quy mô lớn gấp 3 lần cảng Nam Hải Đình Vũ và lớn gấp 10 lần cảng Nam Hải hiện hữu. Ảnh MH

Cảng có quy mô lớn gấp 3 lần cảng Nam Hải Đình Vũ và lớn gấp 10 lần cảng Nam Hải hiện hữu. Ảnh Minh Hương

Cảng này khánh thành trước cảng HITC vài ngày (7/5), là một trong những cảng quan trọng trong chuỗi các cảng biển khu vực Hải Phòng và phía Bắc. Cảng Nam Đình Vũ nằm trong Khu kinh tế Cát Hải thuộc Khu phi thuế quan và KCN Nam Đình Vũ - là đầu mối vận tải hàng hóa thương mại quốc tế và nội địa quan trọng bậc nhất của toàn miền Bắc, ngay cửa sông Bạch Đằng với mớn nước sâu và vũng quay tàu rộng, là cửa ngõ thông ra biển gần nhất so với các cảng khác tại khu vực Hải Phòng.

Cảng có cơ sở vật chất hiện đại, quy mô. Ảnh MH

Cảng có cơ sở vật chất hiện đại, quy mô. Ảnh Minh Hương

Về quy mô, Cảng Nam Đình Vũ có diện tích 65 ha, có khả năng tiếp cận tàu có trọng tải đến 40.000 tấn, trang bị hệ thống cẩu dàn RTG và QC có tầm với 15 hàng container, thuộc loại lớn nhất khu vực, cùng phần mềm làm hàng container hiện đại…Với việc đưa vào khai thác cảng Nam Đình Vũ trong thế liên thủ với cảng Nam Hải (cũng thuộc Gemadept) cạnh đó, quy mô và hiệu quả khai thác cảng thực tế của Gemadept đã ngang bằng hoặc vượt Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn – doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng đang cạnh tranh ngôi vị khai thác cảng lớn nhất cả nước với Gemadept.

Hệ thống cảng biển ở Hải Phòng chiếm đến 90% lượng container và hơn 50% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ở khu vực này. Trong các năm gần đây, các tỉnh phía Bắc luôn trở thành tâm điểm của hoạt động thu hút dòng vốn FDI cả nước. Do đó, Cảng Nam Đình Vũ ra đời sẽ song song vừa đón đầu vừa thúc đẩy cơ hội tăng trưởng, giúp miền Bắc trở thành mắt xích quan trọng kết nối các vành đai kinh tế trong chuỗi hoạt động Logistics của cả nước. Sự ra đời của Nam Đình Vũ cùng với các bến cảng khác tại Đình Vũ, Sông Cấm và Cảng cửa ngõ quốc tế tại Lạch Huyện sẽ tạo thành chuỗi mắt xích liên hoàn, tương hỗ nhau tích cực để cảng biển Hải Phòng ngày càng phát triển hơn nữa.

 3. Bến container Tân Cảng - Đình Vũ

Đây là cảng chủ chốt của Cảng biển Hải Phòng. Ảnh MH

Đây là cảng chủ chốt của Cảng biển Hải Phòng. Ảnh MH

Đây là cảng biển đầu tiên tại Hải Phòng có đủ điều kiện kỹ thuật cho phép tầu có trọng tải 2 vạn tấn ra vào làm hàng. Triển khai từ năm 2005 với tổng diện tích 55 ha, Bến container Tân Cảng có mức đầu tư  gần 3.500 tỷ đồng. Bến container Tân Cảng có 5 cầu tàu với tổng chiều dài 980,6m, tất cả cầu tàu đang được sử dụng để khai thác hàng container, có kết cấu đảm bảo cho tàu 20.000 tấn đầy tải và 40.000 tấn giảm tải neo cập. Khi mới ra đời, Bến container Tân Cảng có trang thiết bị tiên tiến hiện đại nhất khu vực bán đảo Đình Vũ với công suất cảng, quy mô sản lượng và công suất làm hàng lớn bậc nhất.

ẢNh MH

Bến container Tân Cảng có công suất cảng, quy mô sản lượng và công suất làm hàng lớn bậc nhất khu vực bán đảo Đình Vũ. Ảnh Minh Hương

Năm 2015 Bến conatiner Tân Cảng được đầu tư 32 thiết bị xếp dỡ container gồm: Cần trục dàn QC và cần trục chân đế tuyến tiền phương; cần trục dàn RTG tuyến hậu phương. Tổng diện tích bãi xếp hàng theo quy hoạch rộng 32,4 ha với công suất thiết kế 1 triệu TEUS, diện tích kho chứa 7.200 m2 vụ đóng rút hàng container.  02 trạm cân 120 tấn phục vụ cho cân dịch vụ và hàng xuất bãi, cân hàng nhập và hàng ngoài container. Khu vực bãi container lạnh đáp ứng từ 800 đến 1000 thùng container. Hiện tại, Bến container Tân Cảng có khả năng xếp chứa đồng thời trên 11.000 Teus, đáp ứng yêu cầu phục vụ các khách hàng lớn của Cảng Hải Phòng.

Với hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng tiên tiến hiện đại, Bến container Tân Cảng - Cảng Hải Phòng tại Đình Vũ không chỉ là cảng container tiêu chuẩn quốc tế mà còn hướng tới mục tiêu “Cảng biển xanh” trong một tương lai gần.

4. Cảng Chùa Vẽ

Cảng nằm tại phường Đông Hải 1, Quận Hải An với 5 cầu tàu dài 848m, tổng diện tích kho bãi trên 205 nghìn m2, hệ thống cầu trục dàn QC và RTG hiện đại...Tuy nhiên, hiện nay, cảng Chùa Vẽ cùng với hàng loạt các cảng: Hải An, Vinalines, Tân Cảng 128, Green Port, Đoạn Xá, Nam Hải, Cửa Cấm có nguy cơ mất chỗ dứng khi cầu Bạch Đằng hoàn thành vì nằm phía sau cầu.

Khả năng cao hệ thống các cảng này sẽ chuyển đổi công năng thành BĐS; kinh doanh kho bãi hoặc phục vụ tàu nội địa. Trong khi các cảng phía ngoài: Vip – Green, Nam Hải- Đình Vũ, Tân Vũ, Tân Cảng 189, Đình Vũ, PTSC Đình Vũ sẽ hưởng lợi từ nguồn hàng các cảng sâu trong nội địa chuyển sang.

Mặc dù cầu Bạch Đằng chưa thực sự đi vào sử dụng nhưng những tác động đến các cảng biển đã thấy rõ, trong tương lai hoạt động cảng biển hai bên cầu sẽ tiếp tục bị phân hóa buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh và phản ứng nhanh để cải thiện hoạt động kinh doanh cũng như nắm bắt cơ hội mới từ vách ngăn kinh tế cảng biển này.

5. Hạ tầng ngoài cảng

Nút giao thông cầu vượt Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đình Vũ. Ảnh MH

Nút giao thông cầu vượt Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đình Vũ. Ảnh Minh Hương

Có thể thấy rằng, hệ thống cảng biển của Hải Phòng ngày càng phát triển mạnh, song song với đó hạ tầng ngoài cảng, đặc biệt là giao thông được bộ cũng nhanh chống được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ.

Với chủ trương luôn xác định đầu tư hạ tầng giao thông luôn phải đi trước, là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, ngành Giao thông Hải Phòng đã chủ động tích cực phối hợp với Bộ GTVT trong công tác triển khai thực hiện nhiều dự án trọng điểm như: Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Nút giao cầu vượt Lê Hồng Phong; Đường 356 đoạn 2A, từ ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ; Dự án cầu Bạch Đằng; Dự án phát triển giao thông đô thị TP Hải Phòng; Dự án tuyến đường bộ ven biển… tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, hiện đại của Bắc bộ, rút ngắn thời gian lưu thông giữa các tỉnh phía Bắc tới Khu công nghiệp Đình Vũ (Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải) và cảng quốc tế tại đây.

Những công trình trên không chỉ nâng tầm diện mạo của thành phố mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, lâu dài.