Hải Phòng: Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Diendandoanhnghiep.vn 4 vấn đề lớn: xuất xứ hàng hoá, phòng vệ thương mại, xúc tiến thương mại, chính sách thuế được các doanh nghiệp đưa ra để tập trung tháo gỡ.

>>>Hải Phòng: Vướng mắc được tháo gỡ kịp thời qua các cuộc đối thoại doanh nghiệp

Sở Công thương Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị đối thoại với 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hội nhập quốc tế và xuất nhập khẩu trên địa bàn.

Các nhóm vấn đề lớn

Liên quan đến phòng vệ thương mại, chính sách thuế, Công ty TNHH LS Metal Vina (Khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải) cho biết, ngày 25/9/2020, Cục Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã thông báo mở cuộc điều tra mã số CVD-08/2020 về thuế chống trợ cấp đối với các mặt hàng ống đồng xuất xứ từ các nước Malaysia, Thailand và Việt Nam vào thị trường Ấn Độ, thời gian điều tra từ 01/4/2019 đến 31/3/2020.

Theo kết luận điều tra số 04/10/2020-DGTR của Cục phòng vệ thương mại Ấn Độ, Công ty TNHH LS Metal Vina phải chịu mức thuế suất 14.76% cho các sản phẩm ống đồng xuất khẩu vào thị trường Ẩn Độ. Tuy nhiên trong thời gian điều tra nói trên, Công ty LS Metal Vina chưa từng xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ, do đó mức thuế trên áp dụng cho phía công ty là không hợp lý.

Lãnh đạo Sở Công thương Hải Phòng đối thoại cùng 30 doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (ảnh:

Lãnh đạo Sở Công thương Hải Phòng đối thoại cùng 30 doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (ảnh: Cổng tin tức TP Hải Phòng)

Ngày 30/9/2022, Công ty LS Metal Vina có nộp hồ sơ xin điều tra rà soát nhà xuất khẩu mới (NSR) đế xin được áp mức thuế suất hợp lý. Cho đến thời điểm hiện nay, thời gian công bố kết quả điều tra NSR bị gia hạn nhiều lần, chưa có thời gian thông báo kết quả chính thức. Công ty LS Metal Vina đã kiến nghị, yêu cầu sự giúp đỡ của Bộ Công Thương, liên hệ và làm việc với phía Chính phủ Ấn Độ trong việc thúc đẩy sớm kết thúc điều tra NSR và sửa lại một số điều trong bộ luật để phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO. Phía doanh nghiệp cũng mong muốn vụ việc sớm kết thúc để có thể yên tâm sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ.

Về vấn đề này, theo Sở Công Thương Hải Phòng, Cục Phòng vệ thương mại của Bộ Công Thương đã thông tin, việc pháp luật Ấn Độ không quy định về việc rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc điều tra chống trợ cấp là một việc hi hữu lần đầu tiên gặp. Thông thường, khi tiến hành điều tra áp thuế chống trợ cấp đối với một doanh nghiệp của Việt Nam, thông qua Bộ Công Thương, phía điều tra sẽ điều tra doanh nghiệp có nhận được trợ cấp/lợi ích riêng biệt nào từ Chính phủ hay không. Tuy nhiên đến nay, Sở Công Thương chưa nhận được yêu cầu này từ phía Bộ Công Thương.

Theo đó, ông Lê Minh Sơn – PGĐ Sở Công thương TP Hải Phòng cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cần phải chấp nhận sự ràng buộc của các nguyên tắc vô cùng khắc nghiệt từ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), từ các Hiệp định thương mại (FTAs),… để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, cần cải tiến hình thức nộp phí vào một số tài khoản đích danh duy nhất giống như việc nộp thuế của tờ khai hải quan với những khoản, mục được quy định rõ ràng. Đối với doanh nghiệp lớn có số lượng cấp C/O nhiều hàng ngày, thì rất cần có cơ chế hỗ trợ nộp phí với tần suất ít hơn 1 lần/tháng hoặc 1 lần/tuần…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đề nghị Sở Công Thương TP. Hải Phòng cần thường xuyên tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức về các FTA Việt Nam đã tham gia cũng như các FTA Việt Nam chuẩn bị tham gia. Hướng dẫn về quy tắc xuất xứ của các FTA để doanh nghiệp có thể chủ động thích ứng, tận dụng ưu đãi từ các FTA này.

Các kiến nghị sẽ được giải quyết thỏa đáng

>>>Hải Phòng: Đổi mới trong đối thoại doanh nghiệp

>>>Ngành thuế Hải Phòng: Đối thoại doanh nghiệp mở và gỡ để tăng cường kỷ cương thu ngân sách

Đối với những doanh nghiệp kiến nghị Sở Công Thương Hải Phòng hỗ trợ trong việc tìm kiếm nguồn khách hàng thông qua các chương trình xúc tiến thương mại. Lãnh đạo Sở Công Thương cho biết, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với hệ thống Thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài để kết nối doanh nghiệp hai bên, hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố tìm kiếm đơn hàng, phát triển xuất khẩu…

Doanh nghiệp nêu ý kiến, kiến nghị tại hội nghị (ảnh: Cổng tin tức TP Hải Phòng)

Doanh nghiệp nêu ý kiến, kiến nghị tại hội nghị (ảnh: Cổng tin tức TP Hải Phòng)

Ông Lê Minh Sơn - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hải Phòng cho biết, các yêu cầu, đề xuất kiến nghị của doanh nghiệp tại cuộc đối thoại sẽ được giải quyết một cách thỏa đáng, trên tinh thần xây dựng, lắng nghe, chia sẻ, phù hợp với quy định của pháp luật, thể hiện sự đồng hành giữa cơ quan nhà nước cùng với các doanh nghiệp vì mục tiêu chung phát triển thành phố.

Với các kiến nghị thuộc thẩm quyền của Sở Công thương Hải Phòng sẽ được lãnh đạo sở trả lời và giải đáp tại hội nghị. Với những nội dung vượt thẩm quyền, Sở sẽ tham mưu với UBND thành phố, đề nghị các ngành, lĩnh vực liên quan trả lời, đồng thời sẽ ban hành văn bản trả lời, phúc đáp đầy đủ từng ý kiến để gửi đến các doanh nghiệp.

Chúng tôi mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hội nhập quốc tế và xuất nhập khẩu. Từ đó, trực tiếp tháo gỡ, giải quyết, hoặc kiến nghị cấp trên giải quyết đối với trường hợp vượt thẩm quyền nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trong thời gian tới. Ngành công thương luôn lắng nghe, chia sẻ, đồng hành và có những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp – ông Lê Minh Sơn nhấn mạnh.

Được biết, 9 tháng đầu năm 2023, mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới biến động phức tạp, khó lường. Khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, thời cơ, nhưng một số chỉ tiêu cơ bản về lĩnh vực công thương của TP Hải Phòng vẫn đạt được những kết quả nhất định.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 20,65 tỷ USD, tăng 0,58% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 66,61% kế hoạch năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu: ước đạt 19,99 tỷ USD, giảm 0,11% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 66,64% kế hoạch năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: ước đạt 146.558,7 tỷ đồng, tăng 13,63% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 74,83% kế hoạch năm. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP): tăng 12,47% so với năm 2022.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Phòng: Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714773320 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714773320 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10