Hải Phòng: Vì sao phải điều chỉnh 13 dự án đầu tư công?

MINH HUỆ - TRUNG THÀNH 13/09/2022 01:10

Những năm qua, Hải Phòng triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư công. Trong đó, có một số dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng do chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.

>>>Hải Phòng: Nhiều “nút thắt” cần sớm được tháo gỡ trong hoạt động đường thủy nội địa

“Đội vốn” hàng nghìn tỷ

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới phải điều chỉnh tổng mức đầu tư một số dự án là do tăng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB). Cụ thể, giá đất tăng do điều chỉnh bảng giá đất qua từng thời kỳ; một số địa bàn có giá đất cụ thể khu vực tăng đột biến, nguồn gốc đất có sự thay đổi như từ đất nông nghiệp thành đất ở.

Được biết, trong giai đoạn 2021-2022 Hải Phòng điều chỉnh chủ trương đầu tư 13 dự án. Tổng mức đầu tư từ 14. 634,5 tỷ đồng tăng lên 17.323 tỷ đồng, tăng 2.688,4 tỷ đồng. Trong đó, chi phí GPMB tăng 2.082,8 tỷ đồng, chiếm 77,47% giá trị điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư. Trong đó, có 3 dự án phê duyệt năm 2021 phải điều chỉnh chủ trương đầu tư gồm Trung tâm Chính trị - Hành chính Bắc sông Cấm; Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn Bắc sông Cấm; dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi.

Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng đặt mục tiêu cụ thể, trong Quý I/2025, hoàn thành việc di chuyển nơi làm việc của các đơn vị về Trung tâm Chính trị - Hành chính TP Hải Phòng.

Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng đặt mục tiêu cụ thể, trong Quý I/2025, hoàn thành việc di chuyển nơi làm việc của các đơn vị về Trung tâm Chính trị - Hành chính TP Hải Phòng.

Có một số dự án tăng tổng mức đầu tư lớn phải điều chỉnh chủ trương đầu tư. Cụ thể, dự án đầu tư xây dựng trục đường Hồ Sen - cầu Rào 2, đoạn từ nút giao Nguyễn Văn Linh đến ngã ba đường Chợ Con đã được HĐND thành phố thông qua NQ điều chỉnh số 06/NQ - HĐND ngày 28/02/2020 tăng 651,3 tỷ đồng, từ 1.405,4 tỷ đồng thành 2.056,8 tỷ đồng. Nguyên nhân là điều chỉnh quy mô đầu tư, kéo dài tuyến đường thêm 110m nối từ ngã ba chợ Con đến đường Tô Hiệu và điều chỉnh tăng chi phí GPMB. Đây là sự điều chỉnh cần thiết vì kéo dài tuyến đường tới đường Tô Hiệu sẽ đáp ứng yêu cầu thực tế, bảo đảm giao thông thông suốt, thuận tiện hơn và đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị Lê Chân và thành phố.

Dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp tuyến đường Máng Nước từ chân cầu Bính nối với đường 359 tại thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên cũng được HĐND thành phố điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư thêm 550,8 tỷ đồng (từ 486 tỷ đồng lên 1.036,8 tỷ đồng). Lý do cũng là vì điều chỉnh đơn giá đền bù GPMB, vật kiến trúc. Trong đó, tăng do điều chỉnh đơn giá trung bình 8,4 lần, có vị trí tăng cao nhất là 15 lần (như tại thị trấn Núi Đèo tăng từ 1.600.000 đồng thành 24.000.000 đồng)…

Nguyên nhân trong quá trình triển khai dự án, UBND huyện Thủy Nguyên đã thực hiện một số dự án đấu giá quyền sử dụng đất với giá trúng đấu giá trung bình 30.000.000đ/m², dẫn đến người dân trong phạm vi thực hiện dự án chưa GPMB không nhận tiền đền bù theo quyết định đã phê duyệt. Ngoài ra, việc kiểm đếm xác định chi phí đền bù vật kiến trúc của địa phương chưa chính xác làm tăng khối lượng đền bù lớn hơn nhiều so với bước tính sơ bộ khi lập chủ trương đầu tư và dự án đầu tư.

một số dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng do chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.

Một số dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng do chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.

Dự án đầu tư, cải tạo đường trị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên được điều chỉnh tăng 136,9 tỷ đồng (từ 305,7 tỷ đồng thành 442,69 tỷ đồng) do điều chỉnh chi phí đền bù vật kiến trúc (chiếm 93% giá trị điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư). Dự án đầu tư cải tạo đường tỉnh 359 đoạn từ cầu Bính đến xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên được điều chỉnh tăng 503,3 tỷ đồng (từ 1.316,3 tỷ đồng thành 1.819,68 tỷ đồng) do tăng chi phí bồi thường đất ở và tăng chi phí đền bù vật kiến trúc. Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ ngã ba Đoàn Lập-cầu Hàn-Quốc lộ 37 cũng được điều chỉnh tăng 28,159 tỷ đồng (từ 319,74 tỷ đồng thành 347,899 tỷ đồng) do tăng chi phí GPMB.

Ngoài ra, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, do phương án kiến trúc được duyệt thay đổi so với quy mô sơ bộ đã được phê duyệt dẫn đến phải điều chỉnh 2 dự án. Đó là dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn thành phố đã được HĐND TP Hải Phòng phê duyệt chủ trương điều chỉnh tăng 551,5 tỷ đồng (từ 1.785,3 tỷ đồng thành 2.336,89 tỷ đồng); dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Chính trị - Hành chính TP Hải Phòng được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tăng 260,466 tỷ đồng từ 2.252,7 tỷ đồng thành 2.513,2tỷ đồng.

>>>Dự ánTuyến đường ven biển Hải Phòng - Thái Bình: Các nhà thầu lao đao do thiếu cát

Đâu là nguyên nhân?

Không chỉ giai đoạn 2021- 2022 các dự án đầu tư công mới phải điều chỉnh, tăng tổng mức đầu tư. Giai đoạn 2016 – 2020, Hải Phòng có  9 dự án đầu tư công có tổng mức đầu tư hơn 4.442 tỷ đồng cũng đã phải điều chỉnh lên thành 7.842 tỷ đồng, tăng hơn 3.339 tỷ đồng so với chủ trương đầu tư ban đầu.

Theo thông tin Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hải Phòng, giai đoạn 2016 – 2020, những dự án đầu tư công có tỷ lệ điều chỉnh tăng cao do các dự án này đều có sử dụng đất, có việc thu hồi, đền bủ giải phóng mặt bằng trong khi giá đất tại các khu vực này tăng đột biến. Trong số hơn 3.330 tỷ tăng thêm tổng mức đầu tư thì số tăng thêm cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng đã hơn 1.669 tỷ đồng, chiếm 50% tổng mức đầu tư tăng thêm. Hơn 1.661 tỷ tăng thêm còn lại của các dự án là do điều chỉnh quy mô dự án đầu tư công.

Theo ông Nguyễn Hoàng Long – Giám đốc Sở KHĐT Hải Phòng cho biết, giai đoạn 2021- 2022, các dự án đầu tư công phải điều chỉnh tổng mức đầu tư cũng được xác định do đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng; đơn giá đền bù, hỗ trợ vật kiến trúc trên địa bàn có mức tăng bình quân 8,4 lần so với thời điểm phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Đặc biệt, tại huyện Thuỷ Nguyên, có nhưng khu vực, đơn giá đền bù về đất tăng tới 15 lần so với khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư công đã khiến cho tổng mức đầu tư các dự án này phải điều chỉnh.

Giai đoạn 2021 - 2022, Hải Phòng có 13 dự án đầu tư công với tổng mức đầu tư được duyệt hơn 14.634 tỷ đồng. Tuy nhiên, những dự án này đã phải điều chỉnh, tăng tổng mức đầu tư lên đến hơn 17.323 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021 - 2022, Hải Phòng có 13 dự án đầu tư công với tổng mức đầu tư được duyệt hơn 14.634 tỷ đồng. Tuy nhiên, những dự án này đã phải điều chỉnh, tăng tổng mức đầu tư lên đến hơn 17.323 tỷ đồng.

Theo ông Long, đầu tư công được xác định là động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế. Nguồn vốn đầu tư công, nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông có tác động lan tỏa đền nền kinh tế. Tuy nhiên, việc các dự án đầu tư công phải điều chỉnh tổng mức đầu tư có thể dẫn đến dự án bị chậm tiến độ, ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư trung hạn, dài hạn của địa phương.

Để các dự án đầu tư công phát huy hiệu quả vốn đầu tư công, hạn chế tối đa việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đầu tư công, Hải Phòng yêu cầu UBND các quận, huyện phải lập, cung cấp, chịu trách nhiệm trước TP Hải Phòng về số liệu địa chính, xác định đơn giá đền bù, địa điểm tái định cư cũng như quản lý nguồn gốc đất, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu một cách chính xác cho cơ quan chuẩn bị đầu tư để nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định chủ trương đầu tư nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư.

Mặc dù vậy, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, vẫn cần hạn chế tới mức thấp nhất việc điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án. Với trách nhiệm cơ quan tổng hợp cân đối nguồn vốn đầu tư công của thành phố và là cơ quan thẩm định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định chủ trương đầu tư.

Cụ thể, trong công tác GPMB, đề xuất UBND cấp huyện phải có trách nhiệm rà soát, kiểm tra cung cấp số liệu về diện tích các loại đất, loại đất dự kiến thu hồi; lập và cung cấp số liệu cho cơ quan chuẩn bị đầu tư và chịu trách nhiệm trước Thành ủy, HĐND, UBND thành phố về số liệu cung cấp và về việc xác định nguồn gốc đất, xác định đơn giá đền bù, địa điểm bố trí tái định cư cho các hộ dân.

Dự án Trung tâm hành chính – Chính trị có quyết định lần đầu từ hơn 1.785 tỷ được điều chỉnh tăng thêm hơn 551 tỷ, đưa tổng mức đầu tư dự án thành hơn 2.336 tỷ đồng.

Dự án Trung tâm hành chính – Chính trị có quyết định lần đầu từ hơn 1.785 tỷ được điều chỉnh tăng thêm hơn 551 tỷ, đưa tổng mức đầu tư dự án thành hơn 2.336 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng tham mưu để UBND TP Hải Phòng ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 14/6/2022 về việc nâng cao tính minh bạch và tiết kiệm trong công tác đấu thầu trên địa bàn; tham mưu ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác kiểm tra công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công các dự án sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn TP Hải Phòng. Thông qua đó, chỉ đạo, nhắc nhở các chủ đầu tư thực hiện đúng các quy định của pháp luật về công tác quản lý dự án, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng "đội vốn" đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

  • Bế tắc dự án hỗ trợ hoàn vốn cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

    Bế tắc dự án hỗ trợ hoàn vốn cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

    02:00, 10/09/2022

  • Hải Phòng: Nhiều “nút thắt” cần sớm được tháo gỡ trong hoạt động đường thủy nội địa

    Hải Phòng: Nhiều “nút thắt” cần sớm được tháo gỡ trong hoạt động đường thủy nội địa

    00:19, 11/09/2022

  • Dự ánTuyến đường ven biển Hải Phòng - Thái Bình: Các nhà thầu lao đao do thiếu cát

    Dự ánTuyến đường ven biển Hải Phòng - Thái Bình: Các nhà thầu lao đao do thiếu cát

    00:53, 12/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hải Phòng: Vì sao phải điều chỉnh 13 dự án đầu tư công?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO