Hai vợ chồng bỏ thành phố, lên núi trồng măng tre thu tiền tỷ

Theo dantri 16/12/2020 11:36

Măng tre cho thu hoạch quanh năm, mang lại cho hai vợ chồng ông Hoàng tiền tỷ mỗi năm.

Mô hình thành công, ông bà còn giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở đây cùng phát triển.

Năm 1997, vợ chồng ông Lê Minh Hoàng và bà Nguyễn Thị Sang (SN 1951, trú xã Đắk Som, huyện Đắk G'Long, tỉnh Đắk Nông) rời thành phố biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) để lên Đắk Nông lập nghiệp. 

Thời điểm đó, khu vực ông bà sống vẫn chỉ là vùng đất hoang hóa, chủ yếu chỉ có đồng bào Mạ (người bản địa) sinh sống. Bà con ở đây canh tác nông nghiệp vẫn còn rất lạc hậu, theo hướng độc canh và phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thậm chí rất ít người sử dụng phân bón để chăm sóc cây trồng. 

Theo bà Sang, phần lớn người dân thu hoạch măng từ tự nhiên, mang tính thời vụ 

Theo bà Sang, phần lớn người dân thu hoạch măng từ tự nhiên, mang tính thời vụ 

Vợ chồng ông Hoàng quê ở Bình Định, nhưng sống chủ yếu ở TP. Nha Trang. Vốn rất thích trồng trọt nên năm 1997 vợ chồng ông Hoàng lên Đắk Nông tìm mua đất để lập trang trại. 

Vùng đất Đắk Som này có khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ nhưng thời gian đầu, gia đình tôi chỉ trồng cà phê, chăn nuôi dê và trồng xen canh một số loại cây ăn quả khác như mít, bơ, sầu riêng, ổi, chanh, quýt… 

Sau một thời gian thấy các loại cây này sinh trưởng và phát triển tốt, nên gia đình mua thêm đất và trồng đại trà. 

Ban đầu, gia đình bà Sang trồng trái cây

Ban đầu, gia đình bà Sang trồng trái cây

Vào mùa mưa, thấy bà con địa phương hái nhiều măng rừng nên gia đình thu mua để chế biến. Thế nhưng việc thu hoạch của người dân chỉ kéo dài khoảng 3 tháng, phần lớn dựa vào thời tiết, mưa nhiều thì măng mới nhiều và chất lượng. 

"Mùa măng ở đây chỉ có vài tháng mùa mưa, nguồn nguyên liệu không ổn. Biết được Đài Loan có giống măng cho thu hoạch quanh năm, tôi cho con trai sang bên đó để tìm hiểu và mua giống măng về trồng thử", bà Sang kể lại quyết định của gia đình. 

Đầu năm 2017, với 50 gốc măng giống, gia đình bà Sang đã trồng thử nghiệm ngay. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên đến cuối năm chỉ còn 30 cây sống sót. May mắn 8 tháng sau thì cho măng thu hoạch. 

Ba Sang lấy giống măng từ nước ngoài về trồng, loại măng cho thu hoạch quanh năm 

Ba Sang lấy giống măng từ nước ngoài về trồng, loại măng cho thu hoạch quanh năm 

"Măng rất ngon, không đắng như măng rừng hay măng tre thông thường. Ngay sau đó, chúng tôi học cách nhân giống và từ hơn 30 gốc ban đầu đến nay, trang trại đã có trên 5.000 gốc măng tre bốn mùa", ông Lê Minh Hoàng- chủ nhân trang trại rộng hơn 30 ha chia sẻ. 

Hơn 20 năm gắn bó với vùng đất này, vợ chồng bà Sang nhận ra rằng, cây măng có thị trường ổn định và giá cả không bị xuống thấp so với các loại nông sản khác. Đến nay ông bà đã mở rộng diện tích sản xuất ra gần 30 ha, trong đó khoảng 12 ha trồng măng tre. 

Gia đình ông Hoàng còn xây dựng cơ sở chế biến măng với số lượng lớn 

Gia đình ông Hoàng còn xây dựng cơ sở chế biến măng với số lượng lớn 

"Hiện nay chúng tôi còn xây dựng cơ sở chế biến măng để bán ra thị trường. Mỗi ngày gom từ các nguồn, cơ sở thu mua hàng tấn măng của bà con hái về", ông Hoàng cho hay. 

Tiếp lời chồng, bà Sang cho biết thêm, so với các loại cây trồng khác, trồng măng tre bốn mùa công chăm sóc ít và hiệu quả kinh tế rất cao. Mỗi ha trồng được 800 gốc măng, sau 8 tháng sẽ có măng để thu hoạch, trung bình mỗi gốc thu được chừng 1 tạ/năm. 

"Theo giá thị trường nếu đúng mùa măng tươi giá 10.000 đồng/kg, mỗi ha sẽ thu được chừng 800 triệu đồng. Đặc biệt, do măng ra quanh năm nên nếu thu trái mùa giá sẽ cao hơn", bà Sang phấn khởi. 

So với các loại cây trồng khác, trồng măng tre bốn mùa công chăm sóc ít và hiệu quả kinh tế rất cao

So với các loại cây trồng khác, trồng măng tre bốn mùa công chăm sóc ít và hiệu quả kinh tế rất cao 

Nhằm giúp đỡ các hộ nghèo tại địa bàn, gia đình bà Sang còn nhận khoảng 10 lao động địa phương vào làm, tạo việc làm ổn định với mức thu nhập khoảng 6-8 triệu đồng/ tháng. 

Mới đây ông bà Sang còn chọn 3 hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn để đầu tư giống, đất và phân bón để trồng măng. Với số giống đang chiết, mùa mưa này ông bà sẽ cho 3 hộ nghèo xuống giống thêm 6 ha măng. 

Ông Hoàng tâm sự: "Mình vào đây làm ăn, vùng đất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Bây giờ chuyển giao kỹ thuật với họ, giúp họ thoát nghèo thì tinh thần của mình càng thỏa mái, vui vẻ hơn". 

Hiện tại, hai vợ chồng ông Hoàng đang ấp ủ làm dự án du lịch sinh thái 

Hiện tại, hai vợ chồng ông Hoàng đang ấp ủ làm dự án du lịch sinh thái 

Được biết, khu đất sản xuất của gia đình ông Hoàng nằm ngay cạnh hồ Tà Đùng, nhất là khu vực trồng măng nên ông bà đang ấp ủ dự định sau này sẽ phát triển du lịch. Ngoài việc xây dựng nhà dừng chân, phòng nghỉ, giường, ghế… từ chính thân tre, ông bà sẽ phục vụ các món ăn được chế biến từ măng tre. 

Dự kiến, ông bà cũng sẽ làm một số đồ lưu niệm từ thân, gốc tre, cùng với măng khô, măng tươi bán cho du khách.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hai vợ chồng bỏ thành phố, lên núi trồng măng tre thu tiền tỷ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO