Hàng loạt chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam

Nhóm PV 02/12/2019 15:34

Nếu so với cách đây 10 năm thì Việt Nam đi được hành trình rất dài trong việc có được bức tranh doanh nghiệp hiện nay với rất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển.

Đó là chia sẻ của ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2019 lần thứ IV diễn ra chiều 2/12 tại trụ sở VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

Bức tranh hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân

Ông Đậu Anh Tuấn cho biết, tính đến thời điểm này có khoảng hơn 800.000 doanh nghiệp hoạt động chính thức và có hơn 5 triệu hộ kinh doanh trong đó có hơn 2 triệu hộ kinh doanh có đăng ký. Bức tranh của doanh nghiệp tư nhân đã rất khác so với 10 năm trước.

ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2019 lần thứ IV

Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2019 lần thứ IV

Cách đây 20 năm trong một khảo sát của IOC khi khảo sát các bạn thanh niên ở Việt Nam thì con số thú vị đưa ra là có 8/10 bạn mong muốn trở thành công chức viên chức. Nhưng hiện nay con số này chắc chắn sẽ thay đổi khi có nhiều hơn những bạn muốn khởi nghiệp” – ông Tuấn chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • TS. Vũ Tiến Lộc: Khởi nghiệp đồng nghĩa với bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh sáng tạo

    TS. Vũ Tiến Lộc: Khởi nghiệp đồng nghĩa với bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh sáng tạo

    15:13, 02/12/2019

Ông cũng cho biết, Việt Nam hiện có những văn bản chính sách quan trọng hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển. Có thể kể đến Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân đã xác lập vai trò và vị trí của doanh nghiệp tư nhân, Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Và các khung khổ pháp luật: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đều tập trung và đạt tiêu chuẩn cao về phát triển môi trường kinh doanh nhằm tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp.

Toàn cảnh Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2019 lần thứ IV

Toàn cảnh Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2019 lần thứ IV.

Năm 2017 Quốc hội lần đầu tiên ban hành Luật hỗ trợ DNNVV. Đây là một điểm rất khác so với các nước khác bởi phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là DNNVV. Luật hỗ trợ DNNVV được rất nhiều doanh nghiệp kỳ vọng, bởi đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ từ tiếp cận tín dụng, mở rộng thị trường, tư vấn và pháp lý, nguồn lực… Ngoài 7 chính sách hỗ trợ chung, còn 3 chính sách hỗ trợ mục tiêu: hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh; Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Tuấn: “Mặc dù có hiệu lực 1/1/2018 nhưng việc thực hiện này chưa đều và chưa rộng khắp và triệt để. Một số địa phương đã thực hiện tốt nhưng một số địa phương chưa thực hiện tốt. Đây cũng là thách thức để các địa phương chưa thực hiện tốt cần phải có chính sách để hỗ trợ cho DNNVV”…

Chỉ số gia nhập thị trường còn thấp

Trước đây Việt Nam có thể mất hàng tháng để 1 doanh nghiệp có thể đăng ký và hoạt động, có rất nhiều giấy phép con. Theo thời gian từ năm 2005 thì quá trình gia nhập thị trường đã rút đi rất nhiều từ 22 ngày xuống 15 ngày và xuống còn 3 ngày, thậm chí có thể tiến hành trên mạng. Ngay tại Hà Nội là thành phố lớn cũng tạo điều kiện khi miễn giảm một số thủ tục miễn đăng ký kinh doanh hay bố cáo thông tin. Các địa phương đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành lập.

Việt Nam đã đi được một quãng đường dài trong cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Việt Nam đã đi được một quãng đường dài trong cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vẫn có khoảng cách rất lớn giữa Việt Nam và các nước do chỉ số gia nhập thị trường vẫn còn thấp. Theo thông lệ thế giới thì còn rất nhiều thủ tục khác chứ không chỉ là tờ giấy đăng ký kinh doanh như con dấu, đăng ký bảo hiểm xã hội…Việt Nam chưa tích hợp được tất cả những điều đó. Trong khi các nước cùng khối thì tất cả các thủ tục này có thể chỉ cần 1 vài giờ đồng hồ.", ông Tuấn đánh giá.

Khảo sát về nộp thuế của Việt Nam trong thời gian qua đã cải cách rất mạnh, hoàn thuế thanh tra thuế thì còn phức tạp nhưng khởi đầu đã tốt hơn rất nhiều.

Ông Tuấn cũng lưu ý, theo khảo sát của VCCI, doanh nghiệp còn quan ngại về thủ tục “hậu đăng ký doanh nghiệp”. Các vấn đề khắc như khó tiếp cận thông tin đất đai và thiếu quỹ đất sạch; hạ tầng giao thông còn yếu kém; tiếp cận nguồn vốn… cũng được ông lưu ý tới các doanh nghiệp muốn khởi nghiệp.

Tôi tin rằng 3-5 năm nữa thì bức tranh hoạt động doanh nghiệp tư nhân sẽ khác hơn", ông Tuấn kết luận.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hàng loạt chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO