Hãng thời trang nhanh bán đồ cũ: Nghiêm túc hay đối phó

Diendandoanhnghiep.vn Chỉ trong một năm trở lại đây, các “trùm” thời trang nhanh đang đua nhau mở dịch vụ bán đồ cũ. Một nguồn thu nghiêm túc hay một chiêu thức đối phó?

>>“Cuộc đời” mới của thời trang nhanh và cũ

Ngày 5 tháng 10 tới đây hãng H&M sẽ bắt đầu bán quần áo phụ kiện cũ tại cửa hàng của mình ở London. Đây sẽ là cửa hàng thứ hai của H&M bán quần áo cũ, sau cửa hàng ở Barcelona vừa khai trương vào đầu năm nay.

Vào tháng 11 năm ngoái, H&M đã cho ra mắt dịch vụ thuê quần áo tại cửa hàng Regent Street. Không chỉ vậy, hiện nay H&M cũng đang triển khai dịch vụ cung cấp đồ cũ trực tuyến ở Thụy Điển và Đức.

H&M cho biết, hãng sẽ bày bán bộ sưu tập đồ cũ thu đông 2023 bao gồm váy và áo sơ mi ánh kim, cùng với các mặt hàng mới được bổ sung mỗi ngày.

Ngoài ra, hãng cũng chia sẻ thêm, các sản phẩm lần này có nguồn gốc từ Flamingos Vintage Kilo, một công ty sở hữu chuỗi cửa hàng quần áo cũ mang phong cách cổ điển ở châu Âu và Mỹ. Những sản phẩm này dự kiến có giá từ 29,99 bảng Anh (37 USD) đến 189 bảng Anh.

Đây được xem là một động thái mới của H&M để tiếp nối trào lưu bán đồ cũ của các hãng thời trang nhanh trên thế giới.

Chiến dịch bán đồ cũ

H&M không phải hãng bán lẻ duy nhất triển khai việc bán đồ cũ. Thứ 5 tuần trước, nhà bán lẻ thời trang nhanh Zara đã ra mắt dịch vụ bán và sửa chữa đồ cũ tại Pháp. Theo đó, dịch vụ này sẽ có tại các cửa hàng, website và ứng dụng di động của Zara. Những dịch vụ này đã được hãng triển khai tại Anh từ tháng 10 năm ngoái. Giám đốc điều hành Zara cho biết, dịch vụ này sẽ còn được ra mắt tại Đức trong năm nay.

Gã khổng lồ thương mại điện tử giá rẻ Shein cũng đã sớm ra mắt dịch vụ bán lại ngang hàng trên ứng dụng - Shein Exchange, vào năm ngoái.

Shein Exchange sẽ giúp người bán đăng những bộ quần áo cũ của hãng mà họ không dùng nữa lên trên nền tảng. Nó cho phép người bán trao đổi ngang hàng, đổi lấy những bộ quần áo mình thích của người khác.

Cũng trong năm 2022, Primark sử dụng các cửa hàng hàng đầu ở Birmingham và Manchester của mình để làm chương trình ưu đãi bán lại đồ cũ với tên gọi WornWell. Chương trình tạo ra nhằm khuyến khích khách hàng mua sắm các mặt hàng quần áo cổ điển hoặc quần áo dùng một lần. Theo đó, khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng hơn với những sản phẩm cổ điển có giá cả phải chăng. 

Nhà phân tích Pippa Stephens của GlobalData chia sẻ rằng Primark đang tìm cách tận dụng hiệu quả vượt trội của thị trường quần áo bán lại dựa trên xu hướng mua đồ cũ ngày càng tăng của khách hàng.

Nhà bán lẻ thời trang nhanh PrettyLittleThing cũng cho ra mắt một nền tảng tương tự Depop vào cuối 2022 để người tiêu dùng bán lại quần áo đã mặc của mình.

Nền tảng này cũng cũng sẽ cho phép người dùng bán các mặt hàng từ các thương hiệu khác bằng hình ảnh của riêng họ. Người bán sẽ có thể vận chuyển sản phẩm ra quốc tế nếu họ muốn, đồng thời người bán và người mua sẽ có thể trò chuyện qua trình nhắn tin trong ứng dụng.

Nguồn cơn

Nguồn cơn của trào lưu này có lẽ bắt nguồn từ việc các hãng thời trang nhanh liên tục bị cáo buộc, chỉ trích do gây ô nhiễm môi trường. Thời trang nhanh, giá rẻ đang tạo ra một lượng lớn rác thải cho môi trường, và quá trình để sản xuất ra quần áo cũng ô nhiễm không kém. Do đó, những dịch vụ bán đồ cũ của các hãng thời trang nhanh gần đây có thể được xem là hành động bù đắp thiệt hại và nỗ lực hạn chế rác thải mà ngành công nghiệp dệt may tạo ra.

Các hãng thời trang nhanh cũng công bố mục đích chính của các dịch vụ bán đồ cũ của họ là “bảo vệ môi trường”.

H&M cho biết, việc Liên minh Châu Âu đang lên kế hoạch ban hành quy định mới để hạn chế rác thải dệt may, sẽ là một thách thức mới của hãng và cách sản xuất cũng như tiêu thụ thời trang cần phải thay đổi.

Adam Whinston, người đứng đầu ESG toàn cầu của Shein cho biết, hãng này đang hướng tới việc tạo ra một thế giới thời trang công bằng cho tất cả mọi người và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Primark tấn công vào thị trường đồ cũ này một phần cũng vì hãng thường bị chỉ trích về việc bán thời trang nhanh giá rẻ, không đem lại giá trị bền vững cho khách hàng còn gây ô nhiễm.

Nhưng có điều, cốt lõi “sinh tử” của các hãng thời trang nhanh là ở chữ nhanh trong mua nhanh, dùng nhanh và vứt nhanh. Bán đồ cũ chính là đi ngược lại hẳn bản chất sinh tồn của các hãng này. Thành thử, tuy thị trường quần áo khá tiềm năng, theo Statista, dự kiến năm 2027 nó sẽ đạt giá trị 351 tỷ USD, nhưng những dịch vụ bán đồ cũ này có vẻ có mục đích xoa dịu chỉ trích về môi trường hơn là thực sự kinh doanh nghiêm túc của các hãng thời trang nhanh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hãng thời trang nhanh bán đồ cũ: Nghiêm túc hay đối phó tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714396915 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714396915 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10