HÀNH ĐỘNG ĐỂ HÚT FDI CHẤT LƯỢNG CAO: Lợi thế mong manh

Phan Nam 31/05/2020 15:00

Hàng loạt vấn đề có tính chất nền tảng trong thu hút vốn FDI thế hệ mới đang được đặt ra trong đó có việc sửa đổi Luật Đầu tư đang được bàn thảo.

LTS: Hậu COVID - 19, Việt Nam được đánh giá về cơ hội “hiếm có”, cho sự “chuyển biến ngoạn mục” trong thu hút nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cơ hội vàng đến từ tùy nơi, tùy lĩnh vực... và cũng cần có chọn lọc kỹ lưỡng.

Giám đốc Liên minh Thuận lợi hóa Thương mại Việt Nam - ông Herbert Cochran chia sẻ, việc thường xuyên thay đổi chính sách pháp lý sẽ khiến Việt Nam trở thành điểm đến rủi ro hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

p/Thứ hạng và điểm số môi trường kinh doanh Việt Nam những năm gần đây. Nguồn: WB

Thứ hạng và điểm số môi trường kinh doanh Việt Nam những năm gần đây. Nguồn: WB

Thay đổi tư duy...

Có hai vấn đề mà bất kỳ dự án đầu tư nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc mang tính quốc gia: Đó là đảm bảo an ninh quốc phòng và tiêu chuẩn về môi trường, xã hội. Còn lại, cứ tuân thủ nguyên tắc cái gì Nhà nước không cấm thì doanh nghiệp được làm. Đã xây dựng Luật Đầu tư thì phải đảm bảo mục tiêu số 1 là hỗ trợ doanh nghiệp, cởi bỏ rào cản, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lớn mạnh.

Mới đây, theo nguồn tin của Nikkei, Panasonic sẽ đóng cửa một nhà máy sản xuất đồ gia dụng lớn ở ngoại ô Bangkok (Thái Lan) sớm nhất vào mùa thu 2020 và chuyển dây chuyền sản xuất tới một cơ sở lớn hơn tại Việt Nam nhằm cắt giảm chi phí và tăng tính hiệu quả.

Đó là một tín hiệu đáng mừng.

Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn vào thực tế. Trong báo cáo môi trường kinh doanh 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB), trong 190 nền kinh tế được đánh giá, Việt Nam đứng thứ 70. Trong khu vực Đông Nam Á, xếp hạng môi trường kinh doanh của VN nằm ở khoảng giữa, sau rất xa Singapore (số 2), Malaysia (thứ 12), Thái Lan (số 21)... Việt Nam đang có nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng sự cạnh tranh đến từ các nước trong khu vực ngày càng tăng và điểm xuất phát của Việt Nam còn thấp. Và một trong những yếu tố mang tính cấp thiết mà Việt Nam phải thực hiện là cải cách thể chế.

Để bền vững đón sóng FDI, Việt Nam cần những bước chuyển mang tính lâu dài không đơn thuần là đưa ra các chính sách nhỏ lẻ mà cần đặt ra một chiến lược phát triển mới cho phù hợp với cục diện thế giới mới.

Lợi thế chẳng vững bền

Tuy nhiên, không thể phủ nhận thực tế rằng, Việt Nam hiện nay đang hất dẫn các nhà đầu tư chủ yếu là nhờ lao động giá rẻ. Nhưng chỉ là lao động giá rẻ, không phải rẻ nhất. Song song với đó, thời gian đào tạo nguồn lao động cho các nhà máy của doanh nghiệp FDI chỉ mất khoảng 1 – 2 năm, rất ngắn so với vòng đời dự án đầu tư 50 năm. Do đó, việc Việt Nam đang tập trung vào nâng cao tay nghề nhân lực để thu hút FDI chỉ tạo ra một lợi thế mong manh.

Một so sánh nhỏ để thấy sự mong manh này: các nước tại mũi Châu Phi cũng có vị trí chiến lược trên bản đồ thương mại thế giới không kém so với Việt Nam. Trong khi đó, nguồn lao động ở đây lại rẻ hơn tại Việt Nam và thời gian đào tạo ngắn nên đây cũng là một khu vực tiềm năng cho các nhà đầu tư quốc tế.

Do đó, thay vì chỉ chú trọng vào đào tạo nhân lực mong manh và mang tính kịp thời thì Việt Nam cần có chiến lược xây dựng lợi thế mang tính lâu dài để thu hút vốn FDI. Cụ thể, doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là xây dựng các nhà máy sản xuất… Các nhà máy sản xuất này sẽ kéo theo những gia tăng về vận nhập khẩu, vận chuyển nguyên liệu đầu vào và vận chuyển, xuất khẩu các thành phẩm đầu ra.

Hay cụ thể hơn, các doanh nghiệp vốn FDI có nhu cầu tập kết, vận tải hàng hóa rất lớn. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ quan tâm đến hệ thống thu gom hàng, vận chuyển hàng hóa trong nội địa Việt Nam. Trong khi đó, hình thức vận tải chính hiện nay là vận tải đường bộ, chiếm tới hơn 80% khối lượng hàng hóa. Nhưng mức cước phí vận tải đường bộ tại Việt Nam đang ở mức cao, cao hơn 3 lần so với đường biển hoặc đường sắt và cao nhất thế giới.

Ngoài ra, doanh nghiệp FDI cũng rất chú trọng, hay rõ hơn là cần đến hệ thống doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ. Nhưng hệ thống doanh nghiệp phụ trợ của Việt Nam hiện nay rất thiếu và chủ yếu ở quy mô nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI.

Do đó, Việt Nam cần những bước chuyển mang tính lâu dài không đơn thuần là đưa ra các chính sách nhỏ lẻ mà cần đặt ra một chiến lược phát triển mới cho phù hợp với cục diện thế giới mới.

Có thể bạn quan tâm

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 29/05: Hành động để thu hút FDI chất lượng cao

    ĐIỂM BÁO NGÀY 29/05: Hành động để thu hút FDI chất lượng cao

    05:00, 29/05/2020

  • Việt Nam “mong manh” đón sóng FDI

    Việt Nam “mong manh” đón sóng FDI

    14:30, 26/05/2020

  • Khả năng hút làn sóng FDI mới vào ngành khu công nghiệp của Việt Nam

    Khả năng hút làn sóng FDI mới vào ngành khu công nghiệp của Việt Nam

    05:30, 24/05/2020

  • VNDIRECT: Việt Nam đẩy mạnh đầu tư công, sẵn sàng đón làn sóng FDI

    VNDIRECT: Việt Nam đẩy mạnh đầu tư công, sẵn sàng đón làn sóng FDI

    04:55, 19/05/2020

  • Làm gì để đón sóng FDI dịch chuyển?

    Làm gì để đón sóng FDI dịch chuyển?

    14:00, 14/05/2020

  • Đồng Nai “hút” vốn FDI vào nông nghiệp

    Đồng Nai “hút” vốn FDI vào nông nghiệp

    06:00, 08/05/2020

  • Vốn FDI tăng mạnh trong khi hầu hết các ngành chủ đạo tăng trưởng âm

    Vốn FDI tăng mạnh trong khi hầu hết các ngành chủ đạo tăng trưởng âm

    11:04, 07/05/2020

  • [PCI 2019] 48% doanh nghiệp FDI phải trả chi phí không chính thức khi xin giấy phép xây dựng

    [PCI 2019] 48% doanh nghiệp FDI phải trả chi phí không chính thức khi xin giấy phép xây dựng

    15:06, 05/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
HÀNH ĐỘNG ĐỂ HÚT FDI CHẤT LƯỢNG CAO: Lợi thế mong manh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO