Hành trình “mang chuông đi đánh xứ người” của dệt đũi Nam Cao

Diendandoanhnghiep.vn Quyết định khởi nghiệp của chị Lương Thanh Hạnh từ làng nghề gần có nguy cơ xóa sổ. Sau nhiều năm lăn lộn, chị đã vực dậy Nam Cao trở thành làng nghề dệt phát triển bậc nhất miền Bắc hiện nay.

>>> Thái Bình: Trao giấy chứng nhận đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng

Có những thời điểm làng đũi Nam Cao - Kiến Xương - Thái Bình gần như đi vào bế tắc khi không tìm được hướng đi. Nhưng, đó chỉ là thời kỳ “ngủ đông” để sẵn sàng cho cuộc hồi sinh mạnh mẽ hơn khi được HTX dệt đũi Nam Cao được thành lập.

Từ hành trình hồi sinh

Làng dệt đũi Nam Cao hình thành từ 400 năm trước, nổi tiếng cả nước về nghề ươm tơ, dệt lụa. Đũi Nam Cao thời bấy giờ cung cấp cho vua chúa và giới quý tộc. Thế nhưng, khi thời thế đổi thay, làng nghề truyền thống quê hương rơi vào tình cảnh suy thoái trong cơn bão kinh tế thị trường. Nếu trở về làng đũi Nam Cao trong khoảng những năm 2010 thì hiếm ai có thể nghe tiếng khung cửi lách cách hay nhìn thấy người ta phơi kén, kéo sợi bởi làng nghề truyền thống đang dần rơi vào quên lãng. Vì hàng làm ra không bán được, khó cạnh tranh với mặt hàng may công nghiệp. Những bộ khung cửi trăm năm bỗng bị “ghẻ lạnh”, phủ bụi, mối mọt trên gác bếp, thậm chí nhiều gia đình phá làm... củi đun.

Vị khách hàng quốc tịch Úc đã trải nghiệm 1 ngày để được nhìn và cảm nhận quá trình làm ra sợi Lụa Đũi. Chị xúc động khi nhìn ghệ nhân tỉ mẩn làm việc. Chị bảo đi này mới hiểu sự vấy vả và nhiều thời gian làm ra tấm vải. Phải trân trọng và biết ơn thật nhiều (ảnh HANHSILK)

Vị khách hàng quốc tịch Úc đã trải nghiệm 1 ngày để được nhìn và cảm nhận quá trình làm ra sợi Lụa Đũi. Chị xúc động khi nhìn ghệ nhân tỉ mẩn làm việc. Chị bảo đi này mới hiểu sự vấy vả và nhiều thời gian làm ra tấm vải. Phải trân trọng và biết ơn thật nhiều (ảnh HANHSILK)

Đứng trước nguy cơ bị xóa xổ, làng đũi Nam Cao bỗng “vui” trở lại khi HTX dệt đũi Nam Cao được thành lập. Điều kỳ lạ là người đứng lên thành lập HTX và cùng bà con hồi sinh làng nghề không phải là người dân gốc Nam Cao mà lại là một phụ nữ xa lạ. Trân quý và đam mê những giá trị văn hóa truyền thống, chị Lương Thanh Hạnh đã quyết định khôi phục lại nghề dệt tơ lụa truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử với thương hiệu dệt đũi Nam Cao. Người ta thường gọi chị với cái tên trìu mến Hạnh Silk, bởi nhắc đến chị là nhắc đến một người phụ nữ “hết lòng” với tơ lụa.

Quyết định khởi nghiệp của chị Lương Thanh Hạnh là cả một quyết định vô cùng táo bạo, bởi nơi chị khởi nghiệp không phải là một làng nghề dệt đang phát triển mà đó chỉ là một làng nghề gần như “chết yểu” dẫn đến xóa sổ, điểm xuất phát khi đó là con số 0 tròn trĩnh. Sau nhiều năm vật lộn và tìm hiểu sự tinh hoa của nghề, chị đã đưa nghề dệt lụa Việt lên một tầm cao mới, đồng thời, vực dậy  làng nghề dệt của Nam Cao trở thành bậc nhất miền Bắc hiện nay.

>>> Thái Bình: Tạo “cú hích” đón nhà đầu tư

Nói đến hành trình săn lùng làng nghề đũi có phần liều lĩnh để nuôi nấng khát vọng khởi nghiệp của mình, chị Lương Thanh Hạnh – Giám đốc HTX dệt đũi Nam Cao chia sẻ: Thời điểm đó, chị đang có một công việc ổn định và thu nhập cao trong lĩnh vực nội thất với thương hiệu Rèm Ánh trăng, do từng làm trong ngành nội thất, trang trí nên có cơ hội tiếp xúc với lụa, đũi. Chị cho rằng chất liệu thô ráp, mộc mạc có giá trị cao, không đơn thuần là vải trang trí.

Lý giải vì sao chọn một làng nghề mai một để phát triển bởi chị cho rằng giữa thời điểm công nghiệp hóa, máy móc dần thay thế con người, các sản phẩm lụa trên thị trường khó giữ được cái “chất” ban sơ. Do đó, chị trân trọng các sản phẩm làm thủ công và mong muốn giữ nguyên cái hồn của đũi, lụa.

Ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã tới thăm mô hình sản xuất HTX Lụa đũi Nam Cao - Kiến Xương (ảnh báo Thái Bình)

Ông Ngô Đông Hải -  Bí thư Tỉnh ủy đã tới thăm mô hình sản xuất HTX Lụa đũi Nam Cao - Kiến Xương (ảnh báo Thái Bình)

Nhiều người cho rằng người này thực sự “điên” khi quyết định khởi nghiệp ở một làng nghề dệt gần như “chết”. Nhiều người cũng tỏ ra hoài nghi khi bỗng nhiên có người muốn gây dựng lại làng nghề. Mọi thứ đều xuất phát điểm từ con số 0 tròn trĩnh: lòng tin, tiền bạc, đất đai, kỹ thuật…

Chia sẻ quá trình vận động, thuyết phục người dân cùng hồi sinh làng đũi, người con gái thành phố này chẳng ngại chui vào chuồng bò để đưa bộ khung cửi 100 năm tuổi về đúng vị trí. Bằng sự chân tình và tâm huyết của mình, chị Hạnh đã vận động, thuyết phục được 30 thành viên tham gia HTX và hơn 100 hộ liên kết.

Bà Nguyễn Thị Mùi (Nam Cao, Kiến Xương, Thái Bình) chia sẻ: “Làng nghề hồi sinh, chúng tôi vui như trẻ lại vì được tiếp tục gắn bó với nghề của ông cha và tham gia nhiều lễ hội văn hóa. Hơn 60 năm cuộc đời, chưa bao giờ tôi thấy làng đũi hưng thịnh như hiện nay, người dệt cũng được trân trọng như những nghệ nhân”.

Có thể nói, sự xuất hiện của HTX dệt đũi Nam Cao chính là chiếc phao cứu sinh giúp làng nghề truyền thống sống lại và bắt đầu hành trình thứ hai một cách mạnh mẽ hơn.

... đến mang “chuông đinh đánh xứ người”

Đũi Nam Cao trước đây chủ yếu chỉ có màu trắng ngà hoặc nhuộm màu nâu đất, chưa đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã. Đây cũng là yếu tố đũi Nam Cao khó cạnh tranh với hàng may mặc của Trung Quốc, Thái Lan trong thời đại kinh tế thị trường.

Nhận thấy điều này, chị Hạnh quyết định táo bào bằng cách đưa ra chiến lược phát triển chinh phục khách hàng bằng những giá trị “chất” và “thật”. Từ đó, HTX đũi Nam Cao đã hình thành được chuỗi giá trị từ vùng nguyên liệu - sản xuất – tiêu thụ - xuất khẩu với 16 công đoạn.

Giới thiệu sản phẩm đũi lụa Nam Cao (ảnh HANHSILK)

Giới thiệu sản phẩm đũi lụa Nam Cao (ảnh HANHSILK)

HTX có vùng nuôi tằm với tổng diện tích khoảng 100 ha tại huyện Vũ Thư. Nguyên liệu kén được thu mua, sau đó giao về cho các hộ gia công sản xuất các khâu từ kéo đũi, quay tơ, đánh ống và dệt vải dưới sự hỗ trợ và tổ chức của HTX dệt đũi Nam Cao.

Những cuốn vải thô mộc sẽ được đưa lên Hà Nội để gia công tinh xảo thành áo dài, khăn tay, quần áo, phụ kiện, nội thất chăn, ga gối… Và xa hơn, đũi Nam Cao tiếp tục đi máy bay lên đường đi Tây. Chuỗi giá trị khép kín được HTX quản lý chặt chẽ và minh bạch nguồn gốc sản phẩm.

Bên cạnh đó, 100% sản phẩm lụa, đũi đều được dệt thủ công, nhuộm bằng những màu thiên nhiên đạt chuẩn hữu cơ như màu đỏ của gấc, màu tím của nếp cẩm, màu xanh của lá cây, màu vàng nguyên bản từ kén tằm, màu nâu từ lá bàng…

Bắt kịp xu hướng thị trường, HTX sản xuất đa dạng các sản phẩm như vải lụa đũi, lụa tơ tằm, khăn, vòng lụa, chăn ga gối lụa thêu tay và đặc biệt là dòng sản phẩm khăn mặt, khăn tắm tự nhiên 100% tơ tằm…

Với tư duy mới, con người mới, HTX dệt đũi Nam Cao đã từng bước khôi phục làng nghề, đưa lụa đũi Nam Cao trở lại thời hoàng kim. Với doanh số trung bình 40 tỷ mỗi năm, HTX giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương với mức thu nhập từ gần 10 triệu đồng/tháng.

Theo lãnh đạo Sở Công thương: Làng nghề dệt đũi Nam Cao đã chuyển mình. Và nay, những tấm lụa không chỉ dừng lại ở lũy tre làng mà sẽ còn tiếp tục với những chuyến hành trình xa hơn. Hiện nay, 80% sản phẩm xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Á, còn lại 20% bán tại thị trường trong nước.

Tiết lộ về quá trình “mang chuông đi đánh xứ người”, chị Hạnh cho biết: Sản phẩm lụa tơ tằm mang thương hiệu Hanhsilk không phải sản xuất dây chuyền hàng loạt, mà là hàng được làm thủ công, đòi hỏi sự công phu cần mẫn của người nghệ nhân.

Mỗi một sản phẩm là một quá trình sản xuất thủ công kết hợp với óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người thợ dệt Nam Cao, cùng những họa tiết vẽ tay riêng biệt độc bản, do đó giá trị văn hóa kết tinh trong sản phẩm là rất lớn (ảnh HANHSILK)

Mỗi một sản phẩm là một quá trình sản xuất thủ công kết hợp với óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người thợ dệt Nam Cao, cùng những họa tiết vẽ tay riêng biệt độc bản, do đó giá trị văn hóa kết tinh trong sản phẩm là rất lớn (ảnh HANHSILK)

Mỗi một sản phẩm là một quá trình sản xuất thủ công kết hợp với óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người thợ dệt Nam Cao, cùng những họa tiết vẽ tay riêng biệt độc bản, do đó giá trị văn hóa kết tinh trong sản phẩm là rất lớn. Hanhsilk vì thế cũng khó tìm chỗ đứng trong thị trường nội địa với mức giá thành sản phẩm khá “chát” mà phải tìm cách vươn ra biển lớn. Đó chính là lý do thôi thúc chị Hạnh thường xuyên “mang chuông đi đánh xứ người” tại các hội chợ quốc tế ở nước ngoài.

Được biết, ngoài mang sản phẩm ra nước ngoài chị Hạnh còn đưa nhiều đoàn khách du lịch về “mục sở thị” mô hình trồng dâu, nuôi tằm, dệt đũi. Chị cho rằng với trải nghiệm thực tế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và thương hiệu đũi Nam Cao sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế.

Được hỏi về dự định trong thời gain tới, Chị Hạnh cho biết: Chị ấp ủ xây dựng “nhà máy dệt lụa sinh thái” để đón tiếp thêm nhiều tour du lịch quốc tế đến Việt Nam, thông qua đó quảng bá, giới thiệu sản phẩm văn hoá Việt đến với du khách quốc tế. Chị mong muốn Liên minh HTX các cấp và chính quyền địa phương tạo điều kiện cho HTX thuê đất, xây dựng khu sản xuất tập trung và khu tham quan trải nghiệm cho khách du lịch, từ đó đưa đũi Nam Cao vươn xa hơn.

Được biết, mới đây ông Ngô Đông Hải - Bí thư Tỉnh Thái Bình: đã đi thăm HTX đũi Nam Cao, tại đây ông Hải đã ghi nhận và đánh giá cao ý tưởng khôi phục làng nghề truyền thống của HTX. Ông Hải đã đề nghị các sở, ngành của tỉnh và huyện Kiến Xương phải bắt tay ngay cùng với HTX thực hiện ý tưởng đã đề ra, đưa thương hiệu lụa đũi Nam Cao vươn tầm trở thành sản phẩm đặc trưng của tỉnh và quốc gia.

Quyết định khởi nghiệp của chị Lương Thanh Hạnh từ làng nghề gần có nguy cơ xóa sổ. Sau nhiều năm lăn lộn, chị đã vực dậy Nam Cao trở thành làng nghề dệt phát triển bậc nhất miền Bắc hiện nay.

Quyết định khởi nghiệp của chị Lương Thanh Hạnh từ làng nghề gần có nguy cơ xóa sổ. Sau nhiều năm lăn lộn, chị đã vực dậy Nam Cao trở thành làng nghề dệt phát triển bậc nhất miền Bắc hiện nay.

Trước mắt, HTX phải chuẩn hoá, nâng tầm quản trị từ cơ cấu tổ chức bộ máy, hoạt động sản xuất kinh doanh đến chất lượng sản phẩm và các yêu cầu về xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm đến những vấn đề về thị trường. Quá trình xây dựng HTX phải có tầm nhìn, nghiên cứu toàn diện các vấn đề có liên quan để phát triển bền vững. Nghiên cứu, quy hoạch để liên kết các làng nghề, nâng cao nhận thức cho người dân để cùng chung tay xây dựng và hình thành các tua du lịch.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hành trình “mang chuông đi đánh xứ người” của dệt đũi Nam Cao tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713855630 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713855630 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10