Hậu khởi kiện Amazon, Gilimex hụt hơi

Diendandoanhnghiep.vn Không còn doanh thu nghìn tỷ với “gã khổng lồ” Amazon, kết quả kinh doanh của Gilimex đuối sức thấy rõ, khi doanh nghiệp này vừa trải qua quý kinh doanh thua lỗ đầu tiên kể từ năm 2016.

>>>“Mối lương duyên” với Amazon cạn dần, GIL đặt kế hoạch “đi lùi”

Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý I/2023 vừa công bố, Công ty CP Sản xuất kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh – Gilimex (HoSE: GIL) ghi nhận doanh thu thuần chỉ đạt 157 tỷ đồng, giảm mạnh đến 89% so với cùng kỳ. Do kinh doanh dưới giá vốn nên doanh nghiệp lỗ gộp 4 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 245 tỷ đồng.

GIL khi lệ thuộc kinh doanh vào đối tác nước ngoài.

GIL đã gặp rủi ro quá lớn khi lệ thuộc kinh doanh vào đối tác nước ngoài.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của GIL giảm 26%, xuống còn 27 tỷ đồng; chi phí cho hoạt động này cũng giảm 43%, xuống còn 16 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh nghiệp gần như không phát sinh chi phí bán hàng, với chỉ 1 tỷ đồng, giảm đến 98% so với cùng kỳ; chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tương đương cùng kỳ, với 42 tỷ đồng.

Mặc dù đã cắt giảm được phần lớn chi phí, nhưng doanh nghiệp vẫn chịu lỗ sau thuế 38 tỷ đồng trong quý đầu tiên của năm 2023, cùng kỳ lãi 107 tỷ đồng. Đây cũng là quý lỗ đầu tiên của doanh nghiệp ngành dệt may này kể từ năm 2016. Như vậy, từ quý III/2022, khi “mối lương duyên” với gã khổng lồ Amazon không còn, doanh thu và lợi nhuận của GIL liên tục giảm sâu.

Theo giải trình từ lãnh đạo doanh nghiệp, nguyên nhân là do quý I năm nay tình hình kinh tế khó khăn, đơn hàng sụt giảm nên doanh thu xuất bán sụt giảm so với cùng kỳ. Đối với hoạt động bất động sản (BĐS) Khu công nghiệp, quý I năm nay, công ty đang trong quý trình đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng để kịp bán giao đất cho nhà đầu tư thứ cấp vào quý II. Do đó, chi phí vận hành chung của mảng BĐS Khu công nghiệp tăng mạnh: Doanh thu mảng BĐS Khu công nghiệp sẽ được ghi nhận vào các quý sau, dẫn đến lợi nhuận sau thuế khi hợp nhất kinh doanh giảm mạnh.

Tính tới cuối quý I, tổng tài sản của GIL giảm 15% so với hồi đầu năm, xuống còn 3.399 tỷ đồng, chủ yếu do doanh nghiệp giảm tài sản ngắn hạn. Trong đó, tiền và tương đương tiền giảm mạnh từ hơn 759 tỷ đồng, xuống còn hơn 295 tỷ đồng, tương ứng với giảm hơn 61% so với đầu năm; riêng lượng tiền mặt giảm mạnh từ gần 402 tỷ đồng, xuống còn hơn 40 tỷ đồng, giảm hơn 90%. Đầu tư tài chính ngắn hạn cũng giảm hơn 12,5%, xuống còn hơn 872 tỷ đồng; Hàng tồn kho ở mức hơn 1.297 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm.

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của doanh nghiệp cũng giảm hơn 37,8% so với hồi đầu năm, xuống còn gần 918 tỷ đồng, chủ yếu do doanh nghiệp giảm nợ ngắn hạn. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm từ hơn 663 tỷ đồng, xuống còn hơn 208 tỷ đồng, tương ứng với giảm hơn 68,8%.

>>>Cổ đông lớn đứng sau Chủ tịch HĐQT Gilimex là ai?

Kết quả kinh doanh qua các năm và kế hoạch năm 2023 của GIL.

Kết quả kinh doanh qua các năm và kế hoạch năm 2023 của GIL

Chia sẻ về kế hoạch kinh doanh năm 2023, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 vừa qua, lãnh đạo GIL cho biết, doanh nghiệp đã bổ sung được khách hàng mới, với doanh thu khoảng từ 15 – 20% doanh thu của Amazon. Đồng thời thông tin, vụ kiện Amazon đã qua được bước quan trọng nhất là thụ lý hồ sơ, kỳ vọng sẽ giải quyết dứt điểm trong năm 2023.

Cũng theo lãnh đạo doanh nghiệp, định hướng trong thời gian tới, GIL vẫn tiếp tục duy trì và phát triển 3 mảng chính. Mục tiêu là bảo toàn vốn và lợi nhuận dương, không kỳ vọng đạt được mục tiêu lợi nhuận như lúc còn làm với Amazon.

Doanh thu sản xuất kỳ vọng ở mức hơn 1.000 tỷ đồng (45 triệu USD), bao gồm cả khách hàng mới, lợi nhuận khoảng 50 tỷ đồng. Phần lợi nhuận còn lại sẽ đến từ việc bán cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Lãnh đạo GIL nhận định, điểm rơi lợi nhuận sẽ vào năm 2025, sau khi doanh nghiệp bán xong các cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đang phát triển.

Về mảng khu công nghiệp, lãnh đạo GIL cho biết, GIL định hướng mỗi miền có ít nhất 3 khu công nghiệp. Miền Nam đã có KCN Gilimex Vĩnh Long, miền Trung đã có KCN Gilimex tại Huế. Hiện GIL cũng đang làm khu công nghiệp ở phía Bắc, đã nộp hồ sơ, nhưng chưa thể công bố vị trí KCN.

Bên cạnh đó, GIL cũng đang đang bắt đầu bán dần các mảng đất ở các KCN, mức giá hiện tại cũng tăng từ 30%-100% tùy từng khu vực. Ngoài ra, GIL cũng có định hướng xây dựng kho bãi, nhà xưởng và trung tâm dịch vụ để cho thuê…

Trở lại với kết quả kinh doanh thua lỗ của GIL, rõ ràng là khi không còn “chỗ đứng” trên vai của người khổng lồ thì hậu quả đến là điều không thể tránh khỏi. Điều này, trước đây Yeah 1 cũng đã từng “nếm trái đắng” sau cú ngã từ trên vai của người khổng lồ YouTube, để rồi sau đó, Chủ tịch Yeah 1 Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đã nhận ra một bài học lớn, đó là "không nên xây nhà trên đất người khác và phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác", nếu muốn vươn ra thế giới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hậu khởi kiện Amazon, Gilimex hụt hơi tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714603322 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714603322 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10