Hậu kỳ “khai tử” các dự án BT (Bài 2): “Lỗ hổng” từ đâu?

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù được triển khai rầm rộ trong nhiều năm qua, tuy nhiên, hàng loạt dự án theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) vẫn xuất hiện tình trạng đất đối ứng làm trước, dự án hoàn thiện sau…

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, chiều 18/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), trong đó, các dự án được đầu tư theo hình thức BT, đã chính thức bị “khai tử” từ ngày 01/01/2021 khi Luật PPP có hiệu lực. Thậm chí, tại Điều 101 của luật này, cũng quy định, các hợp đồng BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư dừng thực hiện kể từ ngày 15/8/2020.

Nhiều dự án thực hiện theo phương thứ BT đang cho thấy các hệ lụy khiến dư luận quan ngại...

Nhiều dự án thực hiện theo phương thứ BT đang cho thấy các hệ lụy khiến dư luận quan ngại...

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, hệ lụy do các công trình, dự án được đầu tư xây dựng theo hình thức BT vẫn đang khiến dư luận vô cùng quan ngại. Đặc biệt, một trong những phương thức diễn ra phổ biến hiện nay là nhà đầu tư thực hiện xây công trình trên đất đối ứng trước, thu lời,… mới đầu tư xây dựng công trình, dự án hạ tầng được phê duyệt, dẫn đến tình trạng chậm tiến độ thường như cơm bữa.

Đáng nói, nhiều công trình, dự án sau phê duyệt đã sử dụng xong đất đối ứng để kinh doanh nhưng phần việc chính trong hợp đồng là hạ tầng vẫn không nhúc nhích, hoặc có chăng, kéo dài lê thê với hàng chục lần chuyển đổi,…

Một trong số đó phải kể đến dự án đường Vành đai 2,5, đoạn Đầm Hồng - QL1A, đây là dự án được UBND TP. Hà Nội phê duyệt quy hoạch từ năm 2002, quyết định giải phóng mặt bằng từ năm 2010, tổng diện tích đất thu hồi 67.125m2, trong đó riêng quận Hoàng Mai là 54.411m2 (phường Định Công: 51.333m2, phường Thịnh Liệt: 7.079m2). Tương ứng có 557 hộ gia đình với đủ loại công trình, nhà ở, đất đai nằm trong diện di dời, nhưng đến nay, do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng cũng như bồi thường nên dự án đã chậm tiến độ đến 15 năm.

Được biết, dự án kể trên do Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Hoàng Mai làm chủ đầu tư. Dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) với mức đầu tư tạm tính tại thời điểm 3/7/2012 là hơn 1.289 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng vào tháng 12/2016.

Tuy nhiên, theo thông tin từ các cơ quan báo chí từ tháng 4/2020, vài trăm mét đoạn đường được cho là đã thi công vẫn còn nằm trong hiện trạng dang dở, được rải đá dăm, hoặc đổ cát... thế nhưng, những hố công trình sâu và đầy nước, mỗi ngày cũng chỉ có vài công nhân làm việc.

Không chỉ gây bức xúc về hiện trạng chậm tiến độ, nhiều dự án thực hiện theo phương

Không chỉ gây bức xúc về hiện trạng chậm tiến độ, nhiều dự án thực hiện theo phương thức BT còn khiến người dân kinh hãi vì những hiểm họa khôn lường

Hay, một dự án khác cũng gây bức xúc trong dư luận vừa qua đó là dự án xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến Khu đô thị mới Thượng Thanh (quận Long Biên, Hà Nội) tổng chiều dài tuyến là 3.795 m, tổng mức đầu tư là 2.754 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức BT. Được phê duyệt dự án từ năm 2013, khởi công tháng 1/2017, dự kiến hoàn thành trong năm 2019 nhưng đến nay tuyến đường này vẫn chưa được thông xe.

Trong khi đó, theo ghi nhận của các cơ quan báo chí trong tháng 6/2020, diện tích đất mà Nhà nước đổi trả cho chủ đầu tư là Công ty Khai Sơn, đã hình thành Khu biệt thự Khai Sơn Hill, hệ thống Trường quốc tế… Các khu biệt thự “đắt khách”, nhiều biệt thự đã có người vào ở, thế nhưng tuyến đường BT đối ứng thì vẫn nằm im không một hoạt động thi công.

Không chỉ riêng những trường hợp đã nêu, tại Hà Nội còn nhiều trường hợp khác cũng rơi vào tình trạng tương tự, ngoài việc phổ cập về tiến độ thực hiện công trình, dự án đã ký hợp đồng chậm chễ, ì ạch trong khi đất đối ứng đã kinh doanh xong thì còn một thực trạng khác đang tồn tại đó là giá thành công trình không tương xứng với diện tích đất đối ứng mà Nhà nước đã phải bỏ ra.

Điển hình như vụ việc, gần 60 ha đất, đổi 1,6 km đường nhưng vẫn chậm tiến độ tại dự án Xây dựng tuyến đường Minh Khai-Vĩnh Tuy-Yên Duyên, đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường vành đai 2,5 là một ví dụ.

Nhận định về thực trạng đã nêu trên cơ quan thông tấn, báo chí, PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài Chính) cho rằng, tình trạng dự án chưa hoàn thiện nhưng phần giao đất đối ứng dự án làm chung cư, biệt thự rao bán rầm rộ là tình trạng chung của nhiều dự án BT, các cơ quan quản lý cần công khai, minh bạch từ quá trình lập dự án, đấu thầu, thanh toán.

"Đặc biệt, cần giám sát quá trình triển khai để hạn chế tình trạng chậm tiến độ dự án BT nhưng lại "đòi" Nhà nước thanh toán đất đối ứng để thu lợi. Cần thực hiện đấu thầu công khai nhằm tìm được nhà đầu tư có năng lực và triển khai nghiêm chỉnh, tránh đầu tư chỉ định sẽ dẫn đến trường hợp ưu tiên cho doanh nghiệp thân quen, dẫn tới tham nhũng, thất thoát nguồn lực đất đai" – PGS. TS Ngô Trí Long nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hậu kỳ “khai tử” các dự án BT (Bài 2): “Lỗ hổng” từ đâu? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711622762 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711622762 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10