“Khi mà tôi ra đường nghe thấy những bà nội trợ nói chuyện với nhau về chứng khoán, thì tôi biết thị trường này đã đạt tới giới hạn"
Một nhà đầu tư chứng khoán sống sót sau khi bong bóng TTCK Trung Quốc vỡ năm 2015 đã từng phát biểu. Bong bóng rồi cũng sẽ nổ, người say rồi cũng sẽ tỉnh, làm giàu hiếm khi có con đường tắt. Trong thời đại người người nhà nhà nói về tiền ảo, chúng ta thực cần gì để tồn tại và phát triển trong xã hội này?
Ngày tháng này, tôi thấy những người bạn xung quanh mình suốt ngày bàn luận về đồng tiền ảo Bitcoin, có những người chưa từng có kinh nghiệm giao dịch trực tuyến, hay tham gia thị trường chứng khoán. Họ sẵn sàng chi trả những mức học phí vài triệu đồng để được tham vào hội nhóm kín để được học hỏi kiến thức về đầu tư đồng tiền ảo.
Thế nhưng có một thứ sẽ luôn có giá trị ngay cả khi thị trường tiền ảo rơi vào khủng hoảng hay thậm chí tới khi đồng tiền điện tử cuối cùng biến mất, đó là tri thức.
Tại sao nhà đầu tư vĩ đại nhất lịch sử Warren Buffett lại đầu tư 80% quỹ thời gian của ông ấy chỉ để đọc và suy nghĩ về sự nghiệp của ông ấy?
Tại sao những người thông minh và bận rộn trên thế giới dành ra một tiếng mỗi ngày để tìm tòi học hỏi, trong khi những người khác luôn than phiền mình bận rộn tới mức nào?
Tại sao họ có thể thấy được những điều người khác không thể thấy?
Câu trả lời rất đơn giản: Học hỏi là dự án đầu tư độc lập tốt nhất trong cuộc sống mà chúng ta có thể làm. Hay Benjamin Franklin đã nói: "Đầu tư kiến thức là đầu tư có lãi nhất trong mọi đầu tư".
Kiến thức là nền móng cơ bản để thành công trong nền kinh tế hiện tại, nhưng ít ai có thể nhận ra điều đó. Chỉ khi bạn hiểu được giá trị kiến thức, thật đơn giản để đạt được nhiều hơn. Chỉ cần chúng ta tiếp tục cống hiến cho hành trình học hỏi mà thôi.
Chúng ta dành thời gian để thu nhập, chi tiêu, thèm khát rồi lo lắng về tiền bạc - trong thực tế, mỗi khi chúng ta nói "không đủ thời gian" để học hỏi một điều mới, đó là bởi vì chúng ta đang luống cuống dâng hiến toàn bộ thời gian để kiếm tiền.
Nhưng đã có một điều gì đó trong nền kinh tế hiện tại đã làm thay đổi mối quan hệ giữa tiền bạc và kiến thức.
Chúng ta đang ở gian đoạn đầu trong trong kỷ nguyên mà nhà phát minh nổi tiếng Peter Diamandis gọi là "cách mạng số hóa thần kỳ", trong đó công nghệ đang xây dựng cho các sản phẩm hoặc dịch vụ đắt tiền trước đây trở nên rẻ hoặc thậm chí là miễn phí.
Cách mạng số hóa sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai. Mặc dù chi phí cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe đã tăng lên, nhưng sự đổi mới trong thời đại số này có thể dẫn tới việc những ngành nghề này sẽ "cách mạng số hóa".
Ví dụ như, nhiều tổ chức giáo dục bậc cao có các chi phí quỹ để hỗ trợ nhiều lớp bậc nhất xuất sắc và để bảo dưỡng tổ chức. Các tổ chức mới hơn đang tìm cách để giảm chi phí bằng cách cung cấp các dịch vụ trực tuyến, chỉ tập trung vào việc đào tạo các kỹ năng theo yêu cầu, tuyển dụng sinh viên trợ cấp chi phí học phí thấp và lấy làm nguồn nhân lực trong tương lai để giảm quỹ lương.
Khi mà chất lượng và dịch vụ đang tham gia vào cách mạng số hóa, kiến thức sẽ là giá trị gia tăng đáng kể.
Có lẽ ví dụ tốt nhất về giá trị gia tăng của một số loại trí thức nhất định là ngành công nghiệp ô tô tự lái.
Sebastian, người sáng lập ra Google X đã đưa ra ví dụ về việc Uber trả 700 triệu USD (khoảng 14 ngàn tỷ VND) cho Otto, một công ty sáu tháng tuổi với 70 nhân viên, và như General Motors đã chi 1 tỷ USD (khoảng 22 ngàn tỷ VND) để mua lại Cruise. Ông kết luận rằng trong nền công nghiệp này, "Tỷ lệ để bán đi những tài năng tri thức là 10 triệu USD".
Cứ mỗi công nhân lành nghề với kiến thức uyên bác đang giá 10 triệu USD. Đây là ví dụ tuyệt vời nhất để chứng minh rằng kiến thức là sự cần thiết. Những ai làm việc chăm chỉ trong suốt sự nghiệp của mình nhưng không dành thời gian để học hỏi sẽ bị đưa vào nhóm "có nguy cơ".
Họ có nguy cơ bị mắc kẹt tại điểm đáy của cuộc cạnh tranh, và họ có thể bị mất việc vì tự động hóa, giống như công nhân làm cổ áo từ năm 2000 đến 2010 thì mất việc vì robot thay thế tới 85% công việc.
Những người ở đáy của bậc kinh tế đang bị bóp méo nhiều và ít được bù đắp hơn, trong khi những người ở trên cùng có nhiều cơ hội và được trả hậu hĩnh hơn.
Nói tóm lại, chúng ta có thể thấy kiến thức ở mức cơ bản dần dần trở thành hình thức tiền tệ quan trọng và có nét độc đáo của riêng mình. Bong bóng rồi cũng sẽ nổ, người say rồi cũng sẽ tỉnh, làm giàu hiếm khi có con đường tắt. Vậy nên hãy quên Bitcoin đi, chỉ có tri thức mới thực sự là đồng tiền của tương lai!