Hé lộ cơ chế tài chính hỗ trợ thiệt hại mùa dịch

Lê Mỹ 04/03/2020 10:00

Gần tròn 1 tháng kể từ khi NHNN cùng 21 tổ chức tín dụng (TCTD) bàn giải pháp hỗ trợ các đối tượng bị thiệt hại do dịch COVID-19, đến nay, các cơ chế hỗ trợ đã dần hé lộ.

Tại một cuộc họp ngành ngân hàng, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN đang dự thảo Thông tư quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi vay; giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

p/Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN đang dự thảo Thông tư quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi vay; giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN đang dự thảo Thông tư quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi vay; giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc Vietcombank:

Từ nay đến hết 30-4, Vietcombank sẽ giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra. Cụ thể, Vietcombank sẽ hỗ trợ các khách hàng kinh doanh thuộc những lĩnh vực vận tải, dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn, xuất nhập khẩu, nhất là các khách hàng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất ngành da giày, dệt may… từ Trung Quốc. Dự kiến quy mô dư nợ tín dụng được hạ lãi suất với các khách hàng hiện hữu khoảng 30.000 tỉ đồng. Ước số tiền giảm lãi vay cho đợt này khoảng 300-450 tỉ đồng.

Ngoài giảm lãi suất cho vay nói trên, Vietcombank cũng sẽ giãn thời hạn trả nợ và không tính lãi phạt đối với khách hàng bị thiệt hại do dịch bệnh này.

Ông Đặng Minh Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group:

Các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ để vượt qua được khủng hoảng. Cụ thể, doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ cho phép giảm 50% thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020; chậm nộp thuế GTGTquý 4/2019 và thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2019 sang quý 3 hoặc quý 4/2020.

Nhà băng mong chính sách

Theo đánh giá của NHNN mới đây, trong vòng 3 tuần kể từ khi họp với NHNN, các tổ chức tín dụng đã khẩn trương rà soát tình hình khách hàng vay vốn để chủ động xây dựng chương trình, kịch bản hành động nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn và bước đầu ghi nhận từ các tổ chức tín dụng hỗ trợ cho trên 44.000 khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng thông qua các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi các vay các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng... để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục thiệt hại. Cùng với đó là hợp tác với NAPAS để triển khai các chương trình hỗ trợ, miễn giảm phí chuyển tiền, thúc đẩy thanh toán số.

Bên cạnh kết quả từ nỗ lực bước đầu “mạnh ai nấy làm”, thì nỗi lo nợ xấu, nợ mất vốn với gần 1 triệu tỷ đồng dư nợ của 23 nhà băng lại đã được phác thảo khá rõ. Một cơ chế cụ thể để xử lý nỗi lo này, để các TCTD được yên tâm tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ khách hàng khắc phục thiệt hại do dịch, càng được chính các TCTD mong sớm ban hành.

Tổng giám đốc một nhà băng cũng ý kiến hiện tuy thanh khoản của hệ thống đang dồi dào, các ngân hàng đang sẵn sàng nguồn lực để hỗ trợ khách hàng khắc phục thiệt hại, song nếu diễn biến dịch kéo và mức độ thiệt hại lên quy mô lớn, cơ quan quản lý cũng cần tính cả phương án can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp cho các tổ chức, tiếp lực để các giải pháp gia tăng hiệu quả.

Doanh nghiệp ngóng quy định

Tại cuộc họp ngành ngân hàng bàn tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thiệt hại do dịch, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết: NHNN đang phối hợp với bộ, ngành liên quan tích cực, khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm tạo điều kiện cho cả tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp trong việc khắc phục khó khăn, thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Trong đó NHNN đang tiến hành các thủ tục để ban hành gấp Thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Dự thảo được ngân hàng và doanh nghiệp có quy định thiết thực, hợp tình hợp lý, vừa gỡ áp lực nợ xấu gia tăng; doanh nghiệp cũng không lo nợ “treo ngay đầu”, không bị đánh tụt định mức tín nhiệm có ý nghĩa sống còn trong hoạt động dài hạn, có thêm thời gian xoay xở phục hồi kinh doanh và trả nợ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều tổ chức kinh doanh vẫn tỏ ra lo ngại về tính hiệu quả, giải ngân thực tế của các chương trình ngân hàng hỗ trợ khắc phục thiệt hại dịch. Không muốn nêu tên, một doanh nghiệp hỏi thời gian tới doanh nghiệp ông muốn vay mới nhưng lại đang ở trong tình cảnh khó chứng minh được triển vọng kinh doanh, do lĩnh vực ngành hàng vẫn phụ thuộc và tác động sâu vào diễn biến dịch, thì có bao nhiêu ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ cho vay?

Yêu cầu của Thủ tướng đặt ra với ngành thuế cũng là tin mừng cho cộng đồng doanh nghiệp bởi trước đó, ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp doanh thu không đủ bù chi phí…

Tuy nhiên, theo chuyên gia tư vấn chiến lược Đỗ Thanh Năm: “Thông thường dù là ở gói vay hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh hay thiên tai, ngân hàng sẽ không chỉ dựa vào mức độ thiệt hại của doanh nghiệp mà còn tín nhiệm, mối quan hệ với ngân hàng, khả năng phát triển kinh doanh nếu vay mới. Nếu không tính như vậy, khó khăn cũng có thể tác động về lâu dài tới chính ngành ngân hàng”, ông Năm cho biết.

Ông Nguyễn Ngọc Anh, doanh nghiệp dịch vụ ở TP HCM kiến nghị, cùng việc cần ban hành sớm những quy định cụ thể để các TCTD xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, cơ quan quản lý cần quy định rõ cả “sàn-trần” lãi suất mà các TCTD được linh hoạt triển khai hỗ trợ cho doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tự xem xét mình để “ăn nói” và đề đạt nguyện vọng hỗ trợ phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhà băng ngóng cơ chế hỗ trợ thiệt hại mùa dịch

    Nhà băng ngóng cơ chế hỗ trợ thiệt hại mùa dịch

    15:50, 02/03/2020

  • [NỚI LỎNG TIỀN TỆ] Cần thêm cơ chế cho ngân hàng hỗ trợ thiệt hại do dịch cúm COVID-19

    [NỚI LỎNG TIỀN TỆ] Cần thêm cơ chế cho ngân hàng hỗ trợ thiệt hại do dịch cúm COVID-19

    05:30, 07/02/2020

  • [NỚI LỎNG TIỀN TỆ] Chính sách tiền tệ với

    [NỚI LỎNG TIỀN TỆ] Chính sách tiền tệ với "cuộc chiến" chống COVID-19

    15:01, 17/02/2020

  • [NỚI LỎNG TIỀN TỆ] Lãi suất cho vay còn dư địa giảm sâu?

    [NỚI LỎNG TIỀN TỆ] Lãi suất cho vay còn dư địa giảm sâu?

    05:20, 17/02/2020

  • [NỚI LỎNG TIỀN TỆ]

    [NỚI LỎNG TIỀN TỆ] "Tiếp sức” cho doanh nghiệp chống dịch COVID-19

    11:02, 14/02/2020

  • [NỚI LỎNG TIỀN TỆ] Ngân hàng vào cuộc hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng dịch COVID-19

    [NỚI LỎNG TIỀN TỆ] Ngân hàng vào cuộc hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng dịch COVID-19

    12:06, 06/02/2020

  • [NỚI LỎNG TIỀN TỆ] Ngân hàng sẽ xem xét tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do dịch COVID-19

    [NỚI LỎNG TIỀN TỆ] Ngân hàng sẽ xem xét tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do dịch COVID-19

    09:26, 05/02/2020

Giãn, hoãn thuế từ nhà nước

Trước tác động tiêu cựu của dịch COVID-19, Thủ tướng đã “phát lệnh” yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách hoãn, giãn thuế cho doanh nghiệp; cắt giảm thủ tục hành chính, dẹp tệ bỏ nạn nhũng nhiễu. Người đứng đầu Chính phủ đề nghị: "Ngành Thuế sớm có kế hoạch giảm thuế, giãn, hoãn và chậm nộp thuế với doanh nghiệp khó khăn do dịch COVID-19 để tạo điều kiện và nguồn lực cho doanh nghiệp vượt qua thời điểm này".

TS Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế Thủ tướng cho rằng, việc hoãn, giản thuế cũng như giảm một số loại phí là điều cần thiết.

“Để chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp bị tác động bởi dịch COVID-19 hiện nay có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như giải pháp về thuế, phí. Trong đó, cần tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp, chống trì trệ trong phát triển; tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế để vừa bù đắp thiệt hại, vừa giảm thiểu tác động của dịch COVID-19”, TS. Trần Du Lịch nêu ý kiến.

Chủ trương đã có, song, mong mỏi của các doanh nghiệp là cơ quan thuế nên sớm đánh giá mức độ thiệt hại của doanh nghiệp và hộ kinh doanh, trên cơ sở đó đề xuất các chính sách, loại thuế nào cần giảm, phương án giảm cụ thể... nhằm hỗ trợ kịp thời.

Không nên chờ hết 6 tháng mới đánh giá lại, bởi nhiều DN như đang “ngồi trên đống lửa” vì doanh thu sụt giảm nghiêm trọng do tác động tiêu cực từ dịch COVID-19, trong khi áp lực về đủ các loại thuế là rất lớn..

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hé lộ cơ chế tài chính hỗ trợ thiệt hại mùa dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO