Hệ lụy từ căng thẳng thương mại Nhật - Hàn

Cẩm Anh 31/08/2019 05:45

Căng thẳng thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc là một dấu hiệu cho thấy trật tự toàn cầu hiện đang sụp đổ.

Căng thẳng thương mại giữa Nhật Bản - Hàn Quốc đang làm gia tăng lo ngại hệ thống thương mại toàn cầu bị phá vỡ

Căng thẳng thương mại giữa Nhật Bản - Hàn Quốc đang làm gia tăng lo ngại hệ thống thương mại toàn cầu bị phá vỡ

Vừa qua, Nhật Bản đã chính thức thực thi quyết định loại Hàn Quốc khỏi danh sách các đối tác thương mại đáng tin cậy, còn gọi là "Danh sách Trắng". Chính sách này đã được thông qua từ ngày 2/8 vừa qua, gần một tháng sau khi Tokyo áp đặt hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 nguyên liệu công nghệ cao cần thiết đối với việc sản xuất chất bán dẫn và màn hình, vốn là thế mạnh của những tập đoàn như Samsung, LG hay SK.

Theo chuyên gia Deborah Elms, giám đốc điều hành tại Trung tâm thương mại châu Á nhận định, căng thẳng thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc làm gia tăng thêm dấu hiệu của sự sụp đổ hệ thống đa phương. 

Có thể bạn quan tâm

  • Nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc quan tâm tới ngành logistics Việt

    15:23, 12/08/2019

  • Căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc có sớm được hóa giải?

    01:00, 10/08/2019

  • "Ông lớn" Nhật Bản trúng thầu cung cấp tàu điện cao tốc trị giá 488 triệu USD tại UK

    21:44, 02/08/2019

  • Chiêu kinh doanh của nhà trọ truyền thống Nhật Bản

    06:36, 30/07/2019

"Khi các quốc gia tranh chấp thương mại và không có bất kỳ yếu tố nào cản trở, căng thẳng sẽ tiếp tục lan rộng vào các lĩnh vực khác có thể dẫn tới tranh chấp an ninh. Và vì vậy, họ có thể tiếp tục cuộc chiến và không có cách nào rõ ràng để kết thúc chúng" , Deborah bình luận. 

Mâu thuẫn về quân sự giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang nóng lên đến mức các nhà phân tích lo rằng có thể làm tổn hại tình hình địa chính trị vốn mong mang ở Đông Bắc Á, nếu hai bên không thể tìm ra giải pháp. Đồng thời, việc xảy ra vào đúng thời điểm căng thẳng kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục khiến hoạt động kinh tế toàn cầu giảm tốc.

Tình trạng này đã ảnh hưởng đến nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại và những nền kinh tế dọc theo chuỗi cung ứng điện tử, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Việc Nhật Bản đang sử dụng các biện pháp tấn công cho thấy, dường như cường quốc trên thế giới đã chuyển từ giai đoạn giải quyết tranh chấp bằng quy tắc sang giai đoạn "cá lớn nuốt cá bé". Trước đây, Nhật Bản thường được nhìn nhận là người khổng lồ về kinh tế, nhưng ít tầm ảnh hưởng về chính trị. Việc sử dụng ngoại giao "cây gậy" chắc chắn sẽ khiến các nước xung quanh căng thẳng. 

Tuy không đến nỗi trở về với thời kỳ bạo lực, chiến tranh như trước Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, nhưng các nước ngày càng có xu hướng sử dụng các chiêu bài kinh tế để bảo vệ lợi ích quốc gia, trong đó có Mỹ. Các chuyên gia nhận định, khi các quy tắc và chuẩn mực bị phá vỡ, sẽ kéo theo rất nhiều thứ thay đổi.

Giờ đây, nếu Nhật Bản học cách làm của Mỹ, có khả năng các nước khác sẽ áp dụng các biện pháp tương tự. Nếu điều này xảy ra, hệ thống thương mại toàn cầu sẽ phải đối mặt với mối đe dọa bị phá vỡ. Các nước tùy ý quyết định hạn chế xuất khẩu dựa vào thế mạnh của mình trong chuỗi cung ứng như Saudi Arabia không bán dầu, Canada và Australia không bán quặng sắt… thế giới khó tránh khỏi hỗn loạn

Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách sẽ không có cách thức để đưa ra những biện pháp ứng phó kịp thời, đặc biệt là trong bối cảnh bất ổn và rủi ro gia tăng.

Mặt khác, giới quan sát đang e ngại, các cuộc chiến thương mại ngày nay đang giúp bình thường hóa việc sử dụng an ninh quốc gia để biện minh cho chính sách thương mại. Mỹ chính là quốc gia đi đầu trong việc này khi nước này đã nêu những quan ngại về an ninh quốc gia để đe dọa thuế quan đối với hàng nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản và EU trừ khi họ đàm phán các thỏa thuận thương mại với Mỹ.

Trong bối cảnh tình hình thế giới đang chứng kiến sự chia cắt mạnh mẽ, Nhật Bản và Hàn Quốc cần làm việc với thay vì tiến hành những biện pháp trừng phạt lẫn nhau. Không giống như Mỹ và Trung Quốc, quan hệ thương mại giữa hai cường quốc Đông Á có sự gắn kết và phụ thuộc chặt chẽ.

Seoul và Tokyo có thể liên kết với các mối đe dọa an ninh quốc gia này trong tương lai gần để chấm dứt tranh chấp thương mại của họ. Tuy nhiên, điều này sẽ mất nhiều thời gian hơn để giải quyết khi những bất bình đã kéo dài hàng thập kỷ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hệ lụy từ căng thẳng thương mại Nhật - Hàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO