Hệ lụy từ lỗ hổng quyền lực

Diendandoanhnghiep.vn Hàng loạt cán bộ các cấp bị xử lý, bị phạt tù do những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất, nhưng dường như vẫn chưa đủ cảnh tỉnh lòng tham của một số quan chức có thẩm quyền.

>>Đất đai và “bạch tuộc” tham nhũng: Những “mánh khóe” trục lợi

Nhìn lại những vụ truy tố, xét xử các cán bộ sai phạm, đặc biệt là qua những vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, thấy một số vấn đề đáng quan ngại.

ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Sai phạm trong lĩnh vực đất đai không đơn lẻ mà xảy ra trên diện rộng, liên quan đến nhiều địa phương và một số bộ, ngành. Trong sự "nhúng chàm" của những cán bộ có thẩm quyền, nhất là khi thâu tóm đất có giá trị thương mại cao, thấy bóng dáng của sự "cộng sinh" với tư nhân, doanh nghiệp.

Có thể kể tới như những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm với nhiều cán bộ TP.HCM bị đề nghị xem xét kỷ luật.

Vụ nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam cùng hàng loạt cựu lãnh đạo tỉnh này có nhiều sai phạm để "đất vàng" rơi vào tay tư nhân, gây thiệt hại tài sản nhà nước cả ngàn tỉ đồng...

Nhà nước đã cố gắng sửa đổi pháp luật trong quản lý đất đai, tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại bất cập. Một số "lỗ hổng" trong Luật Đất đai và các văn bản dưới luật đã để cho các nhóm lợi ích thao túng, lợi dụng để chiếm đoạt, làm giàu bất chính.

Bên cạnh đó còn "lỗ hổng" trong kiểm soát quyền lực, nhiều người được giao quản lý đất đã tự ý thu hồi đất, cấp đất, giao đất, bán đất. Tình trạng này xảy ra ở không ít địa phương trên cả nước.

Về khách quan, chúng ta đã có nhiều giải pháp để “bịt kín” lỗ hổng quyền lực. Đảng, Quốc hội và Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều văn bản quy định định để kiểm soát quyền lực.

Những văn bản này đã rất trúng, đúng và đủ để quản lý và xử lý cán bộ. Đó là mỗi cán bộ, đảng viên phải tự tu rèn phẩm chất, đạo đức. Năm nào cũng tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

Các văn bản quy định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ như vậy là rất đầy đủ. Vấn đề là cần thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, mạnh mẽ. Tuy nhiên, không biết những cán bộ, đảng viên vi phạm có đọc hay không? Hoặc có đọc nhưng tại sao họ vẫn tham nhũng, thoái hóa, biến chất và làm lũng đoạn tài sản nhà nước?

Tha hóa quyền lực trở thành vấn nạn khi một bộ phận cán bộ, đảng viên là "sản phẩm" của nạn chạy chức, chạy quyền. Khi có bệ đỡ, con đường tiến thân của họ dễ dàng, rộng mở. Và từ đây tâm lý "chạy chọt" để có một ví trí, để tiến nhanh, tiến "thần tốc" đã ăn sâu, bén rễ.

Chạy chức, chạy quyền chính là căn nguyên gốc rễ dẫn đến những "lỗ hổng" nghiêm trọng trong công tác cán bộ, triệt tiêu động lực phấn đấu của những người có phẩm chất, năng lực, cũng như gây mất đoàn kết trong nội bộ.

Người có vị trí, bằng quyền hạn của mình, tìm cách cài cắm, đưa người thân, "cánh hẩu" của mình vào những vị trí thuận lợi để từ đây dễ bề gây dựng bè cánh, phục vụ lợi ích cho một nhóm người.

Như căn bệnh lây lan, chạy chức, chạy quyền đang lặng lẽ hàng ngày, hàng giờ âm thầm tỏa chân rết vào tất cả các khâu của công tác cán bộ, với muôn vàn biểu hiện như chạy bằng cấp, chạy tuổi, chạy vào quy hoạch, chạy để được bổ nhiệm, chạy để được luân chuyển...

Cách thức chạy chức, chạy quyền tinh vi, lắt léo khác nhau nhưng hậu quả lại giống nhau, đó là làm cho bộ máy Nhà nước kém hiệu quả, người có năng lực phẩm chất không được trọng dụng, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

“lỗ hổng” chủ quan về khâu tổ chức công tác cán bộ, và đây là vấn đề căn cơ, là cốt lõi.

Thực tế, chúng ta chỉ có “lỗ hổng” chủ quan về khâu tổ chức công tác cán bộ, và đây là vấn đề căn cơ, là cốt lõi. Đó là việc bố trí con người không đúng, không đủ phẩm chất, là những “thân nhân”, “cánh hẩu”, không rèn luyện đạo đức những con người đó. Tất nhiên, “con sâu làm rầu nồi canh”, không phải cán bộ, đảng viên nào cũng suy thoái và biến chất.

Tuy nhiên, người dân cũng phản ánh về thực trạng một bộ phận cán bộ suy thoái đạo đức, tham nhũng do các bộ, đảng viên gây ra thời gian qua. Họ có rất nhiều tiền nhưng không biết nguồn gốc ở đâu mà có.

Hiện nay có nhiều văn bản về công tác bố trí cán bộ, như phải là người có đức, có tài, có phẩm chất, trình độ, năng lực, lý luận... nhưng khi chọn lựa cũng vẫn còn “lỗ hổng” thì có thể do người tuyển chọn không biết.

Hoặc có người biết nhưng vì muốn giữ uy tín “tôi giới thiệu anh” mà nói ra thì ảnh hưởng đến uy tín của tôi, anh thuộc quyền quản lý của tôi, nếu anh ra sai phạm thì cũng làm ảnh hưởng đến uy tín của tôi.

Cho nên, để không làm “ảnh hưởng” đến nhau, họ đã tìm mọi cách bao che cho nhau nên mới dẫn đến tình trạng như vừa qua.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hệ lụy từ lỗ hổng quyền lực tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714391414 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714391414 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10