Rủi ro hiện hữu và đang tăng lên với hệ thống ngân hàng xuất phát từ sự đóng băng thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, nhưng so với 10 năm trước, sức chống chịu của hệ thống đã tốt hơn.
>>Trái phiếu doanh nghiệp và rủi ro của các ngân hàng
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 với môi trường lãi suất cao và chất lượng tài sản suy giảm với tác động tiêu cực từ thị trường bất động sản, hệ thống ngân hàng với bộ đệm dự phòng lớn đã sẵn sàng ứng phó với rủi ro hơn nhiều so với những năm trước.
Cụ thể, chất lượng tín dụng đang đi xuống ở nhiều ngành, nợ xấu dần lộ diện kể từ khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực dừng được gia hạn kể từ hết tháng 6/2022. Cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã tăng lên 1,92%, tỷ lệ nợ xấu gộp khoảng 4,5%.
Rủi ro đặc biệt hiện hữu và tăng lên xuất phát từ sự đóng băng của thị trường bất động sản (BĐS), lĩnh vực đóng góp tới 21% dư nợ tín dụng của toàn hệ thống, chưa tính đến khoảng 4% dư nợ trái phiếu sở hữu ngoài hệ thống tín dụng. Nợ xấu liên quan đến BĐS cũng chiếm xấp xỉ 20% tổng quy mô nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của các TCTD, nên sự suy yếu của thị trường BĐS sẽ gây áp lực lên chất lượng tài sản của ngân hàng trong năm 2023 này. Triển vọng cụ thể ra sao sẽ còn phụ thuộc vào bối cảnh vĩ mô, sự hồi phục cầu bất động sản và đặc biệt là yếu tố phân loại tháo gỡ pháp lý dự án BĐS cũng như sự triển khai đồng điệu giữa việc cho phép tái cơ cấu nợ TPDN và tín dụng ngân hàng trong thời gian tới đây được triển khai sớm hay muộn.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đươc dự báo sẽ tăng lên đáng kể và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến triển vọng lợi nhuận ngân hàng trong năm nay do nhiều khoản cho vay với bất động sản (bao gồm cho vay các nhà phát triển bất động sản, cho vay người mua nhà và trái phiếu bất động sản) có thể trở thành nợ xấu nếu tín dụng vào lĩnh vực này tiếp tục bị thắt chặt.
Tuy nhiên, rủi ro tín dụng sẽ có sự phân hóa giữa các ngân hàng, trong đó các ngân hàng có dư nợ tín dụng bất động sản cao sẽ phải đối mặt với áp lực trích lập dự phòng lớn hơn so với các ngân hàng thuần bán lẻ.
Ghi nhận theo dữ liệu của FiinGroup, nhiều ngân hàng hiện nay đã chủ động tăng cường trích lập dự phòng sớm như Vietcombank, BIDV, VietinBank, MBBank..., với bộ đệm dự phòng cao, gấp đôi, thậm chí gấp ba quy mô nợ xấu nội bảng, cho phép các ngân hàng này có nguồn lực vững chắc để chống chọi với rủi ro tín dụng. Dù vậy, vẫn có một số ngân hàng có bộ đệm dự phòng mỏng, sẽ đối diện áp lực trích tăng lập dự phòng và làm hao mòn lợi nhuận trong năm 2023 và có thể tạo áp lực lên thanh khoản ngân hàng đó.
>>Tháo gỡ pháp lý bất động sản, khôi phục thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Nhưng nhìn trên bình diện chung, sức khỏe hệ thống các ngân hàng đã tốt hơn rất nhiều khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã tăng gấp đôi so với 10 năm trước. Trong ngắn hạn, ngành ngân hàng có đủ nguồn lực để đối phó với rủi ro nợ xấu.
Về động lực tăng trưởng của ngành ngân hàng trong năm 2023, chúng ta thấy rằng mặc dù chi phí vốn tăng cao khiến NIM có thể sẽ thu hẹp trong nửa đầu năm và chỉ có thể cải thiện trong nửa cuối năm khi áp lực thanh khoản dịu đi, thu nhập phí từ dịch vụ thanh toán và Bancassurance sẽ trở thành nguồn thu nhập ổn định nhờ nỗ lực số hóa của ngân hàng và dư địa bán chéo lớn từ tập khách hàng ngày càng mở rộng.
Theo phân tích của FiinGroup, mặc dù có sự giảm tốc nhất định do môi trường kinh doanh không thuận lơi cùng với xu hướng tín dụng trong năm qua, mảng thu nhập từ phí và hoa hồng đóng góp 11,4% thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, mở rộng 1% so với thời điểm trước COVID -19 và duy trì đà tăng trưởng 2 con số, qua đó từng bước giúp ngân hàng giảm sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng.
Chúng tôi ước tính, trong 63,1 nghìn tỷ lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đóng góp bởi 26 ngân hàng thương mại chiếm 71% dư nợ tín dụng toàn hệ thống, gần 38% đến từ dịch vụ thanh toán và ký quỹ, 24,5% đến từ hoạt động hợp tác bảo hiểm Bancassurance, và 30,5% từ nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và các dịch vụ khác.
*FiiinGroup vừa tổ chức Tọa đàm FiinGroup Invest Summit với chủ đề "Điểm sáng đầu tư 2023" ngày 15/2/2023, mang lại cho nhà đầu tư góc nhìn phân tích độc lập, chuyên sâu về các kênh đầu tư chính trên thị trường vốn Việt Nam, gồm cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản. Buổi tọa đàm cũng đặt dấu ấn kỷ niệm 15 năm thành lập và phát triển của FiinGroup, hoạt động theo tiêu chí “Soi sáng thị trường” của mình. Công ty Fiingroup cũng nhân dịp này quảng bá chương trình Chính sách phí dịch vụ Xếp hạng tín nhiệm “0 đồng” đối với 5 doanh nghiệp đầu tiên ký hợp đồng trước thời hạn 15/3. Bà Trần Kiều Oanh - Trưởng phòng khối Phân tích Định chế Tài chính, FiinGroup là một trong những diễn giả tham gia Tọa đàm, cùng với sự tham gia của Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Thế Anh - Chuyên gia Kinh tế Vĩ mô, Trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên gia chứng khoán Đào Phúc Tường, và các Trưởng phòng chuyên môn khác của FiinGroup và FiinRatings.
Có thể bạn quan tâm
Xử lý nghĩa vụ trả nợ trái phiếu - Lối mở nào cho doanh nghiệp địa ốc?
05:04, 14/02/2023
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: "Đóng băng" chờ tín hiệu mới
16:02, 12/02/2023
Điều tiết thị trường trái phiếu
12:00, 12/02/2023
Gỡ khó cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
08:01, 09/02/2023
Trái phiếu đáo hạn: Áp lực hay “ngáo ộp” thị trường năm 2023
11:00, 30/01/2023