Hệ thống pháp luật tài nguyên nước còn bất cập, chồng chéo

Diendandoanhnghiep.vn Hệ thống pháp luật về tài nguyên nước còn bất cập, chồng chéo, chưa rõ cơ chế phối hợp, phạm vi trách nhiệm của các cơ quan liên quan, gây khó khăn cho quá trình thực thi, triển khai, áp dụng.

>>Phó Chủ tịch Quốc hội: Đánh giá kỹ sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng góp ý về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), chiều 15/3.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: QH

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: QH

Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa tháo gỡ được các khó khăn này. Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị cần có những quy định phân định rõ trách nhiệm, đảm bảo sự thống nhất, tính khả thi trong quy định pháp luật.

Về ưu tiên áp dụng Luật Tài nguyên nước, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật chỉ rõ, đối chiếu với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và qua rà soát các văn thì có khoảng 48 Luật có quy định khác với Luật Tài nguyên nước. Do đó, phải khắc phục vấn đề này để tránh vướng mắc khi thực hiện.

Về phạm vi điều chỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, cần phân định rõ phạm vi điều chỉnh với các luật khác có liên quan như Luật Khoáng sản, Luật Biển Việt Nam để đảm bảo không chồng chéo.

Đồng thời cũng cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định trong pháp luật có liên quan, đặc biệt là những vấn đề có cách tiếp cận đa chiều, để đưa ra quy định nhất quán, tránh mâu thuẫn.

Về thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước, đăng ký khai thác, sử dụng nước và chấp thuận sử dụng mặt nước, các hoạt động thuộc phạm vi lòng, bờ, bãi sông, hồ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật chỉ rõ, quy định này khá là chung chung. Như vậy là chưa phù hợp.

>>Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn lĩnh vực tòa án và kiểm sát

>>Lan tỏa đổi mới từ Quốc hội đến các hoạt động của HĐND

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: QH

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: QH

“Đề nghị cần tổng kết thực tiễn, quy định thẩm quyền cụ thể trên tinh thần phân cấp, phân quyền cho UBND cấp tỉnh, Sở Tài nguyên môi trường cấp tỉnh một cách rõ ràng. Quy định cụ thể để đảm bảo tính thống nhất, tránh tạo hẽ hở, tạo tiêu cực”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh bày tỏ băn khoăn về việc bổ sung cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tại Điều 2 dự thảo Luật. Theo đó, tại các văn bản quy phạm pháp luật, đây là những đối tượng phải áp dụng quy định, do đó cần cân nhắc sự cần thiết khi bổ sung vào dự thảo Luật.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo báo cáo rõ thêm về quy định liên quan tới các tổ chức, cá nhân được điều tra cơ bản về tài nguyên nước. Theo đó, cần làm rõ điều kiện sử dụng ngân sách nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân để tham gia vào điều tra cơ bản tài nguyên nước cũng như cơ chế để các cơ quan có chức năng thẩm tra, thẩm định kết quả điều tra cơ bản cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về tài nguyên nước.

Đối với việc bổ sung nhân tạo của nước dưới đất, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết dự thảo đã quy định phải quan tâm đến những vùng có mực nước bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ thấp quá mức.

Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: QH

Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: QH

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh đề nghị cần quy định để hạn chế tối đa việc khai thác, sử dụng nguồn nước dưới mặt đất ở những khu vực này. Đồng thời cần cân nhắc về chính sách xem xét miễn giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước ở những vùng này.

Cho biết Luật Tài nguyên nước có liên quan đến 11 luật khác, Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Lê Thị Nga đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ đây là luật khung hay luật chi tiết để có phương án sửa đổi bổ sung phù hợp, đồng thời bày tỏ quan điểm nên xác định Luật Tài nguyên nước là luật chi tiết, hạn chế các điều khoản giao Chính phủ quy định chi tiết.

Đối với quy định chung về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị bổ sung nguyên tắc phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên môn, chuyên ngành khác.

Về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị bổ sung quy định quyền của tổ chức khai thác, sử dụng nước được Nhà nước hỗ trợ khi phải điều chỉnh chế độ khai thác, vận hành công trình theo yêu cầu phục vụ an sinh xã hội.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hệ thống pháp luật tài nguyên nước còn bất cập, chồng chéo tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714411328 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714411328 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10