Sau thời điểm “nhà nhà, người người làm việc từ xa”, thì giờ đây mọi thứ dường như đã có sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong công việc.
>>>Việt Nam đang đứng ngoài xu hướng công việc ở Đông Nam Á
Gần đây, một trong những ông trùm công nghệ lớn của Mỹ là Google đã buộc phải thay đổi chính sách về công việc khi vẫy gọi công nhân trở lại văn phòng. Theo một thông báo mới của công ty, Google đang tăng gấp đôi việc thực thi các công việc trực tiếp.
“Đối với những người ở xa và sống gần văn phòng Google, chúng tôi hy vọng bạn sẽ cân nhắc chuyển sang lịch làm việc kết hợp. Văn phòng của chúng tôi là nơi bạn sẽ kết nối nhiều nhất với cộng đồng của Google. Trong tương lai, chúng tôi sẽ chỉ xem xét các yêu cầu làm việc từ xa mới theo ngoại lệ”, giám đốc nhân sự Fiona Cicconi viết trong một bản ghi nhớ nội bộ mà các hãng tin thu được gần đây.
Cũng theo ghi chú, những nhân viên chưa được chỉ định làm từ xa giờ đây sẽ được theo dõi các lần chấm vân tay của họ để đảm bảo họ có mặt tại văn phòng ba ngày mỗi tuần; các nhà quản lý có thể đưa sự vắng mặt của họ vào đánh giá hiệu suất.
Trên thực tế, có vẻ như ngay cả những ông lớn công nghệ - một lĩnh vực có các nguồn lực và công cụ để làm cho công việc từ xa trở nên hiệu quả - cũng đang chịu thua sức ỳ của chính sách trực tiếp thông thường. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là chính những công ty phản đối việc nhân viên làm việc từ xa hoàn toàn này cũng chính là những công ty tạo ra các công cụ cốt lõi cho nhân viên làm việc từ xa trong tất cả các ngành. Nhưng, giờ đây có vẻ như các công ty này đang muốn có sự thay đổi.
Cách đây không lâu, các công ty công nghệ đã dẫn đầu trong việc cung cấp công việc linh hoạt. Sau khi sử dụng các đặc quyền hấp dẫn tại văn phòng, như nhà ăn phục vụ ăn uống và xe đưa đón đi lại trong khuôn viên công ty, để cạnh tranh thu hút nhân tài, chính các công ty này là một trong những công ty đầu tiên đóng cửa để ủng hộ hình thức làm việc tại nhà khi đại dịch bùng phát ở Mỹ.
>>>Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
>>>Gỡ "nút thắt" phát triển nguồn nhân lực IT
Kể từ đó, các công ty công nghệ đã trở thành nhà tuyển dụng tích cực của những người làm việc từ xa, cho đến khoảng năm ngoái, khi các công ty lớn như Apple, Amazon và Meta bắt đầu hủy bỏ các chính sách làm việc từ xa của họ.
Bản ghi nhớ của Google gần đây cũng gợi nhớ đến một công văn tương tự do Meta phát hành gần đây, rằng người lao động của công ty sẽ cần quay lại văn phòng ba ngày mỗi tuần. Và Salesforce, một công ty đặc biệt sớm áp dụng hình thức làm việc từ xa, hiện cũng đang thay đổi chính sách, nhắm mục tiêu đưa các nhân viên trở lại văn phòng bằng cách cam kết quyên góp cho các tổ chức phi lợi nhuận cho mỗi ngày họ làm việc trực tiếp trong khoảng thời gian hai tuần của tháng trước.
Trên thực tế, Google đã đi tiên phong trong các công cụ dựa trên đám mây cho phép các thành viên trong nhóm làm việc song song với nhau từ mọi nơi. Google Meet đã trở thành không gian hàng đầu cho các cuộc họp ảo, Gmail thống trị email trên internet, với hơn 1,5 tỷ người dùng đang hoạt động trên toàn cầu. Và vào năm 2019, công ty đã đánh dấu cột mốc 5 triệu doanh nghiệp trả tiền để làm việc trên G Suite, bộ sưu tập đầy đủ các công cụ làm việc của Google để tăng năng suất và cộng tác.
Trong khi đó, Salesforce sở hữu Slack, bên cạnh Microsoft Teams, là một trong những công cụ nhắn tin được sử dụng rộng rãi nhất cho công việc. Và Meta đã tự đổi thương hiệu dựa trên một vụ cá cược lớn rằng mọi người thà tụ tập và làm việc, trong không gian ảo hơn là không gian thực.
Vậy thì điều gì đã khiến cho các công ty công nghệ đảo ngược các chính sách công việc của mình?
Theo một báo cáo gần đây từ Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy, sự cộng tác công việc tại các văn phòng có thể đánh bại sự linh hoạt khi làm việc từ xa. Các công ty cho rằng, thời gian làm việc tại văn phòng nhiều hơn là chìa khóa cho các mối quan hệ trong công việc, và làm việc tại nhà đang cản trở khả năng được kết nối với đồng nghiệp.
Ghi chú từ Google và Meta, đang cho thấy điều đó. Giám đốc nhân sự Fiona Cicconi của Google cho biết: “Chúng tôi cho rằng, các nhân viên của Google, những người dành ít nhất ba ngày một tuần trong văn phòng cảm thấy được kết nối nhiều hơn với các nhân viên Google khác và hiệu ứng này được phóng đại khi các đồng đội làm việc ở cùng một địa điểm”.
Bên cạnh đó, bản ghi nhớ của Meta cũng chỉ ra rằng kết nối là một trong những lý do cốt lõi khiến công ty thuyết phục nhân viên của mình quay lại văn phòng, với Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg nói rằng thời gian thực là chìa khóa để kết nối giữa các nhóm.
“Việc xây dựng niềm tin trực tiếp vẫn dễ dàng hơn và những mối quan hệ đó giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn. Tôi khuyến khích tất cả các bạn tìm thêm cơ hội để làm việc trực tiếp với các đồng nghiệp của mình”, Mark Zuckerberg viết trong một bài đăng trên blog vào tháng 3.
Rõ ràng, sau thời điểm “nhà nhà, người người làm việc từ xa”, thì giờ đây mọi thứ dường như đã có sự thay đổi chóng mặt. Ngay cả những “ông lớn” công nghệ, một lĩnh vực có các nguồn lực và công cụ để làm cho công việc từ xa trở nên hiệu quả, cũng đã và đang có sự thay đổi mang tính bước ngoặt. Liệu tương lai, đã hết thời cho những công việc từ xa?
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam đang đứng ngoài xu hướng công việc ở Đông Nam Á
03:45, 06/04/2023
Cắt bớt họp để tăng hiệu suất công việc
04:00, 12/01/2023
Kích hoạt hạnh phúc trong công việc
03:00, 12/11/2022
Hình dung lại tương lai công việc từ làn sóng nghỉ việc hàng loạt
04:00, 23/08/2022
Phong cách lãnh đạo mới cho công việc tương lai
04:00, 11/08/2022
Bài học về “công việc cần hoàn thành” của startup
05:18, 16/05/2022