Dự báo tốc độ lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng trên 10%, nếu tình hình kinh tế-xã hội phát triển thuận lợi thì có thể tăng từ 12% đến 14%.
>>Thị trường bán lẻ Hà Nội đón nguồn cung mới
Tiêu dùng vẫn trong phạm vi “tiết kiệm”, mặc dù tổng mức tiêu dùng chiếm từ 65% đến 70% GDP của xã hội. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn hơn về hàng hoá, trong đó ưu tiên cho những mặt hàng xanh, chất lượng và an toàn, tìm đến các khuyến mại qua hình thức bán hàng qua mạng nhiều hơn trong năm 2023.
Các doanh nghiệp bán lẻ đang trong quá trình tích tụ lớn hơn. Ví dụ, tập hơp thêm các cửa hàng bách hoá vào “chân rết” của mình như Masan, hay chuỗi cửa hàng tự chọn xoay xung quanh các trung tâm thương mại, siêu thị của mình, như MM Mega Market Việt Nam, Hapro, Saigon Co.op…
Các doanh nghiệp bán lẻ đa dạng hoá nguồn hàng, thanh toán trực tiếp, gián tiếp… là những hình ảnh làm cho thị trường bán lẻ trong năm 2023 sôi động và cạnh tranh.
Việc tích tụ tập trung, mua bán sáp nhập M&A vẫn diễn ra. Năm 2022 tập trung chủ động ở doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, doanh nghiệp trong nước chỉ đa dạng hoá và nâng cao chất lượng thương hiệu của mình.
Thứ nhất, sức mua của xã hội bắt đầu hồi phục sau đại dịch Covid-19. Về cơ bản, ở thị trường nội địa dịch đã được kiểm soát, song sức mua vẫn còn yếu.
Vì trong những tháng cuối năm 2022 đã có hàng vạn công nhân bị mất việc làm, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mất đơn hàng hoặc giảm đơn hàng. Triển vọng có đơn hàng phải sang quý II/2023. Như vậy, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức mua.
Một vấn đề khác ảnh hưởng đến sức mua là quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm còn chưa đạt yêu cầu. Một số vụ thực phẩm bẩn len lỏi vào trường học, siêu thị… đã gây ra những “tiếng vang” không tốt làm ảnh hưởng đến sức mua.
Bên cạnh đó là sự bất cập giữa đầu vào và ra của bán lẻ có vấn đề. Chuỗi cung ứng ngắn của hệ thống phân phối chưa được thiết lập nhiều, vẫn còn nhiều khâu trung gian.
Có một chuyên gia nước ngoài từng nhận xét, thị trường bán lẻ Việt Nam phức tạp nhất, nhiều trung gian nhất, rắc rối nhất và tốn chi phí nhất. Do đó, cần phải cảnh tỉnh đối với các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất cũng như các cơ quan quản lý nhà nước.
Hiện tượng giá đầu vào rẻ, nhưng sau trung gian bán lẻ thì giá lên cao nhất hiện nay vẫn còn. Ví dụ, thịt lợn hơi tháng 10, 11/2022 giảm 35%, nhưng giá thị lợn tại một số siêu thị vẫn trên 200.000 đồng/kg, trong khi ngoài chợ xuống giá còn 130.000 đồng/kg.
>>Hoá giải thế khó trên thị trường bán lẻ xăng dầu
>>Vì sao One Mount cần Google cho mục tiêu tấn công thị trường bán lẻ tỷ đô?
Tức là 1kg thịt lợn chênh lệch với thị trường tự do chưa được quản lý tốt bởi vì thị trường hiện đại văn minh dẫn dắt thị trường thì lại “đầu têu” giá. Vấn đề này chưa được kiểm soát. Điều đó ảnh hưởng đến sức mua, nếu người dùng vào siêu thị dự định mua 8 lạng thịt thì chỉ mua 6 lạng.
Thứ hai, nhiều chương trình tổ chức khuyến mại nhận được nhiều đơn từ khiếu nại từ kênh bán hàng trên mạng về việc “nói không thật”, “bán không thật”, mất tin tưởng vào chất lượng hàng hoá… mặc dù không phải là tất cả.
Việc giới thiệu hàng hoá trên mạng của một số trang mạng lớn cũng còn quảng cáo hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, thậm chí hàng cấm không được lưu thông. Điều này ảnh hưởng đến sức mua của xã hội, gây mất tin tưởng đối với người tiêu dùng.
Có con số thống kê cho thấy, 80% người tiêu dùng mua hàng trên mạng vẫn thanh toán bằng hình thức “tiền trao cháo múc”. Tức là người tiêu dùng không tin tưởng.
Thứ ba, xu hướng M&A vẫn tiếp tục phát triển. Hiện nay bán lẻ đã đến thời kỳ tập trung tích tụ để lớn hơn, chiếm thị phần nhiều hơn, giá cả cạnh tranh hơn.
Năm 2022, việc chủ động thích tụ để lớn hơn là các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, như AEON, Centre Group, MM Mega Market…
Thứ tư, các đơn vị bán lẻ tăng cường kết nối chuỗi cung ứng giữa sản xuất và phân phối, đi thẳng từ sản xuất đến bán lẻ, tập hợp thêm lực lượng cho mình để có thể giảm giá hơn cho người tiêu dùng và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đơn cử, tập đoàn Masan đã đầu tư vốn, cung cấp công nghệ về quản lý nội bộ, quản lý bán hàng cho hàng vạn cửa hàng tạp hoá. Masan có thuận lợi là nhiều mặt hàng thương mại bán lẻ, công nghệ phẩm bách hoá, tiêu dùng được sản xuất trực tiếp.
Từ đó kết nối với hàng vạn cửa hàng bán lẻ của Masan trên toàn quốc thì đây là sức mạnh của Masan trong việc xây dựng thương hiệu, trong năng lực cạnh tranh về giá. Masan cam kết sẽ giảm giá từ 7% đến 10% so với giá thị trường.
Những việc làm này của Masan chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và xã hội. tất nhiên, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá vẫn phải được đưa lên hàng đầu. Xu hướng như Masan cũng đã được Hapro hay Saigon Co.op triển khai.
Thứ năm, những khuyết tật của hệ thống phân phối vẫn chưa được khắc phục cơ bản. Tôi có dự một cuộc hội thảo của Hàn Quốc về hỗ trợ cho phát triển hệ thống chợ của TP. HCM thì thấy rằng, những hành động của các cơ quan quản lý bán lẻ Hàn Quốc rất quan tâm đến kênh truyền thống.
Trong khi ở Việt Nam “đôi lúc” lại bỏ quên kênh này. Hiện nay đầu vào, đầu ra tại các chợ không được quản lý, mua bán không chứng từ hoá đơn, giá cả mặc dù thấp nhưng vấn đề chất lượng lại không được kiểm soát, văn hoá kinh doanh tại chợ còn yếu, hạ tầng chợ vừa xuống cấp, vừa “nhếch nhác”.
Chúng ta có 9.000 chợ, nhưng chỉ khoảng 20% trong số đó là có thể chấp nhận được, còn lại đang rất có vấn đề, đặc biệt chợ miền núi.
Chính sách phát triển chợ miền núi chưa được định hướng đúng đắn, đôi khi còn chệch hướng. có những tỉnh làm hàng chục chợ dân sinh nhưng không ai vào. Chúng ta chưa bắt đúng mạch vấn đề của chợ dân sinh.
Chợ dân sinh không chỉ dành riêng để buôn bán, mà phải phù hợp với tình hình tập quán địa phương, tạo điều kiện cho giao lưu văn hoá, thúc đẩy sản xuất , kết nối hàng từ miền xuôi lên miền ngược, đưa hàng nông sản nhanh từ miền núi về miền xuôi để phục vụ nhân dân.
Hàng nghìn sản phẩm OCOP “4 sao” nhưng bây giờ hỏi mua ở đâu, bán chỗ nào thì rất khó tìm. Cho nên, vấn đề hệ thống phân phối quốc gia vẫn đang còn “lệch pha”, và cần phải được chấn chỉnh.
Còn với hệ thống siêu thị, mặc dù văn mình nhưng giá lại cao vô lý và đi ngược lại giá siêu thị ở các nước. giá trong siêu thị tại các nước thấp hơn ở chợ, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại.
Thứ sáu, xuất hiện những hiện tượng độc quyền, thống lĩnh thị trường của hệ thống siêu thị lớn. Gần đây xuất hiện nhiều hơn tiếng kêu “ai oán” từ các nhà cung cấp về th trạng “ai chịu chi thì được vào siêu thị”.
Lượng hàng hoá sản xuất mặc dù rất dồi dào, nhưng từ hàng sạch lại phải chuyển sang bán hàng không sạch, thậm chí giảm chi phí để bán hàng không sạch. Như vậy, mục tiêu an toàn thực phẩm, giảm bớt các vụ ngộ độc vẫn chưa làm được.
Có thể bạn quan tâm
04:40, 18/11/2022
00:30, 18/10/2022
11:10, 20/09/2022
12:25, 01/07/2022