Hồ tiêu bị phân “luồng vàng”: Thông lệ quốc tế hay rào cản “nội địa”?

Diendandoanhnghiep.vn Hồ tiêu bị phân “luồng vàng” từ 80 - 95% cho lô hàng xuất khẩu đã gây khó khăn cho doanh nghiệp về chi phí, tiềm ẩn nhiểu rủi ro, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.

Đó là chia sẻ của đại diện Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), với Diễn đàn Doanh nghiệp, liên quan đế những bất cập xoay quanh câu chuyện Hồ tiêu là nông sản xuất khẩu chủ lực nhưng gần đây liên tục bị phân luồng vàng và vào danh mục xuất khẩu có điều kiện khiến doanh nghiệp gặp khó.

Thông lệ quốc tế…?

Ông Lê Việt Anh, đại diện Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), chia sẻ: Vừa qua, một số doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu (thành viên hiệp hội), phản ánh trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu đã gặp rất nhiều khó khăn, xuất hiện nhiều bất cập trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính tại Hải quan.

Cụ thể, thủ tục xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu đã không được công nhận “luồng xanh” mà thay vào đó là “luồng vàng”. Đáng nói, tỉ lệ tờ khai “luồng vàng” (hải quan kiểm tra hồ sơ) đối với hồ tiêu xuất khẩu trong thời gian gần đây đã tăng lên đến 80% - 90%, và tập trung chủ yếu ở mặt hàng tiêu đen. Thậm chí, có doanh nghiệp phải khai “luồng vàng” lên đến  95% lô hàng xuất khẩu, trong khi thông lệ quốc tế không quy định là hết sức bất cập.

Hồ tiêu phải khai “luồng vàng” từp/80 - 95% cho lô hàng xuất khẩu, không chỉ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp về chi phí, mà còn tiềm ẩn nhiểu rủi ro khác, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.

Hồ tiêu phải khai “luồng vàng” từ 80 - 95% cho lô hàng xuất khẩu.

Cũng theo ông Anh, điều này làm mất thời gian, tăng chi phí và gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát thì việc đi lại để xử lý thông quan tờ khai sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro phơi nhiễm Covid-19.

Theo ông Anh, sở dĩ tỉ lệ tờ khai luồng vàng đối với hồ tiêu xuất khẩu bất ngờ tăng cao như trên là do hồ tiêu vẫn đang bị coi là mặt hàng xuất khẩu có điều kiện.

Và trước những phản ánh của doanh nghiệp, VPA đã có văn bản kiến nghị gửi Cục Quản lý rủi ro - Tổng cục Hải quan. Tuy nhiên, ngày 21/7/2021, trong công văn trả lời phản ánh của VPA đề nghị xem xét vướng mắc về phân luồng với mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu, Cục Quản lý rủi ro cho rằng: “Mặt hàng hồ tiêu hiện nằm trong danh mục hàng xuất khẩu có điều kiện, cơ quan Hải quan phải thực hiện phân luồng kiểm tra theo văn bản quản lý chuyên ngành”.

Cũng theo văn bản Cục Quản lý rủi ro, trường hợp xác định doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu là dược liệu không dùng cho mục đích làm thuốc theo điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BYT của Bộ Y tế thì cơ quan Hải quan thực hiện thông quan trên hệ thống, đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Sở dĩ hồ tiêu xuất khẩu bất ngờ gặp khó là do bị Bộ Y tế coi là mặt hàng dược liệu. Trong Phụ lục 1 của Thông tư số 48/2018/TT-BYT của Bộ Y tế về Danh mục mã số hàng hóa với dược liệu xuất khẩu, nhập khẩu, có tên của mặt hàng hồ tiêu (mã HS 0904.11.20).

Đáng chú ý, ngày 4/3/2021, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BYT về việc loại bỏ một số mặt hàng thuộc Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 48/2018/TT-BYT, trong đó có mặt hàng hồ tiêu.

… hay “rào cản” nội địa?

Tuy nhiên, trong điều 2 của Thông tư số 03 nói trên, lại quy định: “Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo thông tư này được sử dụng với mục đích làm thuốc và nguyên liệu làm thuốc thì thực hiện theo các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về dược. Vì vậy, theo quan điểm của Hải quan, hồ tiêu vẫn là mặt hàng xuất khẩu có điều kiện”.

Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NN-PTNT ngày 25/12/2018 ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, hồ tiêu là 1 trong 13 mặt hàng chủ lực có trong danh sách
hồ tiêu là 1 trong 13 mặt hàng chủ lực

Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NN-PTNT ngày 25/12/2018 ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, hồ tiêu là 1 trong 13 mặt hàng chủ lực có trong danh sách.

"Như vậy, đây rõ ràng là rào cản xuất phát từ nội địa chứ không phải thông lệ quốc tế. Bởi, theo quan điểm của Bộ NN-PTNT, hồ tiêu là một mặt hàng nông sản thông thường. Cụ thể, trong Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NN-PTNT ngày 25/12/2018 ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, hồ tiêu là 1 trong 13 mặt hàng chủ lực có trong danh sách" – ông Anh dẫn chứng.

Thực tế cho thấy, mặt hàng hồ tiêu đen xuất khẩu hiện nay là một loại hàng hóa nông sản xuất khẩu thông thường, chủ yếu được dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm tại thị trường nhập khẩu.

Thực tế cho thấy, mặt hàng hồ tiêu đen xuất khẩu hiện nay là một loại hàng hóa nông sản xuất khẩu thông thường, chủ yếu được dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm tại thị trường nhập khẩu.

Theo ông Anh, thực tế nhiều năm qua, Việt Nam luôn là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới với khối lượng xuất khẩu mỗi năm tới hàng trăm ngàn tấn. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2020 Việt Nam xuất khẩu 285 ngàn tấn hồ tiêu đến hơn 110 quốc gia trên toàn thế giới, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 660 triệu USD.

Và trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 154 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 497 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 7,5% tuy nhiên kim ngạch tăng 39,8%.

Theo thống kê của VPA, tỉ lệ mặt hàng hồ tiêu đen (mã HS 0904.11.20) xuất khẩu chiếm 80% trên tổng số lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Các mặt hàng còn lại bao gồm: Tiêu đen xay, tiêu trắng, tiêu trắng xay, tiêu ngâm giấm..., được các doanh nghiệp xuất khẩu theo dạng tiêu hạt.

Thực tế cho thấy, mặt hàng hồ tiêu đen xuất khẩu hiện nay là một loại hàng hóa nông sản xuất khẩu thông thường, chủ yếu được dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm tại thị trường nhập khẩu.

Đại diện VPA cho biết thêm, mặc dù hồ tiêu cũng được sử dụng như dược liệu, nhưng các thị trường nhập khẩu đặt ra tiêu chuẩn rất khắt khe đối với mặt hàng dược liệu. Vì vậy, dù Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu hàng chục năm nay, nhưng từ trước tới nay vẫn chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào đáp ứng được các tiêu chuẩn dược liệu đối với hồ tiêu xuất khẩu. Hiện tại, hồ tiêu đen được dùng làm dược liệu chỉ sử dụng ở Việt Nam qua các bài thuốc y học cổ truyền và chiếm tỉ lệ cực kỳ nhỏ.

Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam không có chức năng kinh doanh dược mà chỉ đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản. "Do đó, Hiệp hội đề nghị Bộ Y tế xem xét bỏ mặt hàng hồ tiêu đen ra khỏi danh mục xuất khẩu có điều kiện (thay vào đó là mặt hàng nông sản thông thường), và không thuộc đối tượng quản lý rủi ro trong việc phân luồng kiểm tra của Hải quan, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu" đại diện VPA nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hồ tiêu bị phân “luồng vàng”: Thông lệ quốc tế hay rào cản “nội địa”? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714131727 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714131727 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10