Hòa đàm bế tắc, Ukraine sẽ “đánh bại” Nga bằng cách nào?

NHI NGUYỄN 26/06/2022 05:00

Đến nay, cơ hội đàm phán giữa Nga và Ukraine ngày càng xa vời. Với việc Nga đang chiếm ưu thế, thì Ukraine sẽ giành chiến thắng như thế nào?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy kiểm tra địa điểm ở Bucha gần thủ đô Kiev, Ukraine. Ảnh: AP. Trong sắc lệnh, phái đoàn sẽ được dẫn đầu bởi ông David Arakhamia

Tổng thống Ukraine Zelenskyy kiểm tra các điểm chiến đấu ở Bucha gần thủ đô Kiev, Ukraine. Ảnh: AP. 

>> Cuộc chiến Ukraine "hé lộ" tham vọng lớn của Putin!

Khi chiến sự Nga- Ukraine bắt đầu, Ukraine đã nhiều lần cố gắng tìm kiếm một giải pháp ngoại giao với Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Putin đã từ chối vì hy vọng sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine sẽ suy yếu dần. Khi đó, Nga sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu tại Ukraine.

Nhưng, với Ukraine, đây là một cuộc chiến bảo vệ độc lập - họ có đủ động lực chiến đấu. Khi được hỗ trợ những vũ khí thích hợp, Ukraine khẳng định rằng họ hoàn toàn có thể đẩy lùi quân đội Nga.

Đến nay, hy vọng đàm phán để ngừng chiến giữa Nga và Ukraine rất mong manh. Ngày 18/6, người đứng đầu đoàn đàm phán của Ukraine, ông David Arakhamia cho biết các cuộc đàm phán với Nga có thể sẽ nối lại vào cuối tháng 8 tới sau khi Kiev tiến hành "một loạt chiến dịch phản công". Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đáp lại rằng: “Vào tháng 8 tới, liệu chúng tôi có ai đó để đàm phán cùng Ukraine hay không". 

Còn nhớ khi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi tháng 5, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho rằng, Ukraine nên nhượng lại một phần lãnh thổ cho Nga để đổi lấy hòa bình. Và mới đây trong chuyến thăm tới Ukraine, Tổng thống Pháp Macron cũng khuyên Tổng thống Ukraine nên làm như vậy. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu Ukraine nhượng bộ một phần lãnh thổ cho Nga, thì một hệ luỵ vô cùng nghiêm trọng sẽ xảy ra, đó là Nga sẽ càng lấn lướt, hung hăng hơn.

Sự nhượng bộ này, trước hết sẽ đe dọa toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, từ đó tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh đối với phương Tây. “Phương Tây không được đề xuất các sáng kiến hòa bình với những điều khoản không thể chấp nhận được và thay vào đó, hãy giúp Ukraine giành chiến thắng”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nhấn mạnh. 

>> Chiến sự Nga-Ukraine kéo dài, phương Tây ứng phó thế nào?

Quan trọng nhất với Ukraine hiện tại chính là bắt buộc phải lật ngược tình thế chiến sự, đẩy lùi quân đội Nga và giành lại những vùng đã bị Nga chiếm giữ. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Ukraine cần được hỗ trợ thêm vũ khí trong tương lai gần. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đi những bước quan trọng khi đưa ra một số quyết định đột phá hỗ trợ Ukraine, bao gồm một chương trình cho vay mới mang tính lịch sử giúp Mỹ dễ dàng cung cấp vũ khí cho Ukraine. Hơn thế nữa, đáp lại lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, vào tháng 5, Mỹ đã quyết định cung cấp 4 hệ thống tên lửa phóng nhiều lần… 

Chiếc máy bay Antonov An-225 bị phá hủy tại sân bay Antonov ở Hostomel, ngoại ô Kiev, Ukraine. Ảnh: AP. Cũng trong đêm, các hệ thống

Máy bay Antonov An-225 bị phá hủy tại sân bay Antonov ở Hostomel, ngoại ô Kiev, Ukraine. 

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố rằng, với sự hỗ trợ đầy đủ, Ukraine có thể vừa ngăn chặn bước tiến của Nga, vừa chiếm lại nhiều lãnh thổ của mình. “Các nhà hoạch định chính sách phương Tây có thể khó hình dung cách Ukraine giành chiến thắng bất chấp những thành công ban đầu của Nga trong chiến sự hiện nay. Tuy nhiên, Ukraine có thể từng bước ngăn chặn cuộc xâm lược tàn khốc của Nga, chiếm thế thượng phong khi có đủ vũ khí hạng nặng tiên tiến, buộc quân Nga phải rút lui. Khi đạt được điều này, Putin có thể suy nghĩ đến về các cuộc đàm phán ngừng bắn, rút quân khỏi Ukraine”, ông Dmytro Kuleba tuyên bố.

Kế đến, các chuyên gia cho rằng biện pháp then chốt chính là, Phương Tây phải cắt đứt khả năng tiếp cận của Nga với ngành vận tải biển quốc tế để cắt đứt hoạt động xuất khẩu của Nga. Điều này sẽ khiến Nga mất nguồn thu để duy trì cuộc chiến ở Ukraine.

“Một chiến thắng của Ukraine sẽ không dẫn đến chiến tranh hạt nhân dù Nga đã nhiều lần đe dọa điều này” – Ngoại trưởng UKraine nói và đề nghị rằng, thay vì tập trung vào thái độ đe dọa của ông Putin, Mỹ và châu Âu nên tập trung vào các bước thiết thực để giúp Ukraine giành ưu thế trong chiến sự này.

Tuy nhiên, nếu cuộc chiến càng kéo dài, thì kho vũ khí của các nước phương Tây sẽ càng cạn kiệt, đe dọa an ninh của các quốc gia này. Do đó, nếu Ukraine không tự xoay xở đảm bảo cho cuộc chiến kéo dài, thì sẽ gặp nhiều bất lợi vì các nước phương Tây sẽ khó hỗ trợ Ukraine trong dài hạn.

Có thể bạn quan tâm

  • Ukraine mất Sievierodonetsk, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

    Ukraine mất Sievierodonetsk, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

    21:34, 25/06/2022

  • "Giật mình" với những toan tính địa chính trị trong chiến sự Nga - Ukraine

    05:14, 21/06/2022

  • Ukraine tự quyết vận mệnh, vì sao Châu Âu lại

    Ukraine tự quyết vận mệnh, vì sao Châu Âu lại "rạn nứt"?

    05:14, 20/06/2022

  • Thiếu hụt vũ khí, Ukraine có nguy cơ thất thủ ở Donbass?

    Thiếu hụt vũ khí, Ukraine có nguy cơ thất thủ ở Donbass?

    04:37, 19/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hòa đàm bế tắc, Ukraine sẽ “đánh bại” Nga bằng cách nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO