Hòa đàm Nga - Ukraine: Vì sao Mỹ cần vai trò Trung Quốc?

TRƯỜNG ĐẶNG 18/03/2023 04:00

Nhiều chuyên gia cho rằng, cho phép Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo trong tìm kiếm giải pháp chấm dứt chiến sự Nga – Ukraine có thể đem lại nhiều lợi ích hơn những gì Mỹ nghĩ.

Mỹ đang

Mỹ đang "đau đầu" trong đơn phương giải quyết xung đột Nga - Ukraine

Mỹ khó đơn phương giải quyết xung đột

Chính quyền Biden ngay từ đầu đã đứng về phía Ukraine, thông qua các chương trình viện trợ khổng lồ, các lệnh trừng phạt nghiêm khắc lên Moscow. Mối quan hệ song phương Mỹ- Nga còn trở nên tồi tệ hơn sau vụ va chạm máy bay trên vùng Biển Đen vừa qua.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: "Vết nứt" âm ỉ trong liên minh Mỹ- Ukraine

Những lý do đó đủ thấy rằng Nga sẽ không chấp nhận Mỹ trong vai trò hòa giải chiến sự Nga- Ukraine khi quan hệ song phương đã xuống thấp chưa từng có kể từ sau chiến tranh Lạnh.

Trong khi đó, Trung Quốc đứng ở một vị thế tốt hơn trong vai người hòa giải. Quan hệ thân thiết của Trung Quốc với Nga là không phải bàn cãi, đồng thời Bắc Kinh cũng có tiếng nói nhất định với chính quyền Kiev.

Mặc dù kế hoạch 12 điểm của Trung Quốc có phần thân Nga, nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng thấy được các cơ hội và mong muốn được thảo luận kỹ hơn với lãnh đạo Trung Quốc. Minh chứng là lãnh đạo Ukraine có thể sẽ có cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình trong hoặc sau chuyến thăm của lãnh đạo Trung Quốc tới Moscow tới đây.

Chính bản thân lãnh đạo Ukraine cũng ngầm ám chỉ ủng hộ sự tham gia của Trung Quốc vào tiến trình đi tới hòa đàm trong phát biểu cuối tháng 2/2023: “Càng nhiều quốc gia, đặc biệt là những cường quốc có ảnh hưởng, tìm cách chấm dứt chiến tranh ở Ukraine với điều kiện tôn trọng chủ quyền của chúng tôi và ủng hộ một nền hòa bình công bằng, thì viễn cảnh đó càng sớm xảy ra”.

Thực tế cũng cho thấy, kế hoạch 12 điểm của Trung Quốc cũng không hoàn toàn nghiêng về Nga. Đề xuất cũng đụng chạm đến một số vấn đề nhạy cảm như yêu cầu ngưng tấn công các mục tiêu dân sự, không đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân hay can thiệp vào viện trợ nhân đạo.

Chưa kể, những thành công của Trung Quốc trong nối lại quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia mới đây cũng góp phần nâng tầm Bắc Kinh trên vai trò người “hòa giải” trong các xung đột quốc tế.

Điều quan trọng hơn, Ukraine cũng muốn duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc sau khi chiến tranh kết thúc. Chi phí để xây dựng lại cơ sở hạ tầng có thể vượt quá những gì phương Tây sẵn sàng cung cấp, nhất là sau khi họ đã đổ nhiều tiền của vào khí tài cho Kiev. Trung Quốc – nền kinh tế thứ hai thế giới – có thể là một nguồn tài chính đáng kể cho Ukraine.

Trung Quốc có thể đóng vai trò thay đổi cục diện trong xung đột Nga - Ukraine

Trung Quốc có thể đóng vai trò thay đổi cục diện trong xung đột Nga - Ukraine

Hòa đàm đang là giải pháp khả thi nhất

Mỹ và phương Tây đã làm mọi cách để ngăn cản Nga giành chiến thắng tại chiến trường Ukraine. Nhưng điều nghịch lý là, chính Washington và Brussels cũng đang do dự trước viễn cảnh giúp Kiev giành thắng lợi trước Nga, dù kịch bản này rất khó xảy ra.

>>Mỹ và Phương Tây chuẩn bị gì cho Ukraine phản công Nga?

Những thông tin tình báo mới tiết lộ cho thấy một nhóm “thân Ukraine” đứng sau vụ đánh bom đường ống dẫn dầu Nord Stream đã gây quan ngại lớn trong chính quyền Biden. Trong suy nghĩ của Nhà Trắng, một Ukraine được trang bị quá mạnh có thể đẩy cuộc chiến leo thang lên mức đáng ngại. Đó là lý do vì sao các quan chức Mỹ một mực từ chối giao cho Ukraine những tên lửa tầm xa, vì lo ngại Kiev có thể tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.

Trong bối cảnh đó, một cuộc hòa đàm Nga- Ukraine với sự tham gia của Trung Quốc có thể tháo gỡ thế khó cho Mỹ và phương Tây. Các chuyên gia còn cho rằng chính quyền Biden nên coi đây là “cơ hội” để hợp tác với Trung Quốc, tận dụng lợi thế của mỗi bên để tiến tới các giải pháp.

Trung Quốc rõ ràng có đủ động lực để làm điều đó khi chiến sự Nga- Ukraine kéo dài mà không đem lại nhiều lợi ích cho Bắc Kinh.

Một nước Nga sa lầy vào chiến trường Ukraine có thể khiến Trung Quốc mất đi một đối trọng với Mỹ trong các vấn đề quốc tế. Chưa kể Bắc Kinh phải chịu áp lực hỗ trợ về kinh tế, và có thể sau này là vũ khí, cho Nga nhằm minh chứng cho một mối quan hệ “không giới hạn”. Hơn hết, thành công trong giải quyết xung đột Nga – Ukraine có thể là một “kỳ tích” về ngoại giao của Bắc Kinh, góp phần nâng cao tiếng nói của quốc gia này trên trường quốc tế.

Vấn đề duy nhất của cách tiếp cận này là Mỹ. Mối quan hệ của Mỹ ngày càng xấu đi với Trung Quốc khiến Washington dường như “dị ứng” với viễn cảnh Trung Quốc có thể giải quyết một xung đột đã khiến phương Tây “hao tiền tốn của”. Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng Tổng thống Biden cần nhìn ra những lợi ích của kịch bản này, thay vì tiếp tục nhúng sâu vào một cuộc chiến không hồi kết.

Có thể bạn quan tâm

  • Cơ hội nào cho hòa đàm Nga- Ukraine?

    Cơ hội nào cho hòa đàm Nga- Ukraine?

    04:00, 25/02/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Sắp có hòa đàm?

    Chiến sự Nga- Ukraine: Sắp có hòa đàm?

    04:00, 17/03/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine:

    Chiến sự Nga - Ukraine: "Vết nứt" âm ỉ trong liên minh Mỹ- Ukraine

    04:00, 14/03/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Thấy gì từ đề xuất 12 điểm của Trung Quốc?

    Chiến sự Nga- Ukraine: Thấy gì từ đề xuất 12 điểm của Trung Quốc?

    04:00, 01/03/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hòa đàm Nga - Ukraine: Vì sao Mỹ cần vai trò Trung Quốc?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO