Chiến sự Nga- Ukraine: Thấy gì từ đề xuất 12 điểm của Trung Quốc?

Diendandoanhnghiep.vn Dù Trung Quốc được kỳ vọng có thể tìm ra một giải pháp giải quyết chiến sự Nga – Ukraine, nhưng đề xuất hòa bình 12 điểm của Trung Quốc vẫn để lại nhiều vết gợn.

Sẽ không dễ cho Trung Quốc giải quyết xung đột Nga và Ukraine

>> Vì sao nhiều quốc gia chia rẽ sâu sắc về chiến sự Nga- Ukraine?

Tại hội nghị an ninh Munich mới đây, Trung Quốc đã gây chú ý cho toàn thế giới với một đề xuất nhằm giải quyết vấn đề Nga-Ukraine một cách hòa bình. Động thái này được cho là một nỗ lực của Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề cốt lõi của thế giới. Nhiều quốc gia tin tưởng vào mối quan hệ thân thiết của Bắc Kinh có thể thuyết phục Nga tìm ra hướng kết thúc cho chiến sự Nga- Ukraine.

Thế nhưng, bản kế hoạch 12 điểm của Trung Quốc đã khiến các nhà quan sát trên thế giới còn nhiều trăn trở.

Thứ nhất, dù thể hiện tầm nhìn của Trung Quốc đối với an ninh toàn cầu, Á-Âu và châu Âu, nhưng kế hoạch nói trên của Trung Quốc bị xem là ít chi tiết và không có lộ trình rõ ràng để thoát ra khỏi căng thẳng Nga- Ukraine. Trong các tuyên bố, Bắc Kinh hầu hết kêu gọi các bên chấm dứt chiến tranh, không gây thêm căng thẳng, từ bỏ tâm lý chiến tranh Lạnh…

Các điểm khác kêu gọi ngừng bắn, đàm phán hòa bình, bảo vệ tù nhân chiến tranh và ngừng tấn công dân thường, cũng như giữ an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu ngũ cốc.

Các chuyên gia cho rằng đây hầu hết là các vấn đề phức tạp khó giải quyết nhất trong cuộc giao tranh. Với việc thiếu các biện pháp và can dự cụ thể của các quốc gia có ảnh hưởng, những lời kêu gọi của Trung Quốc sẽ khó nhận được sự hưởng ứng của nhiều quốc gia.

Thậm chí, chính Nga cũng tỏ thái độ thờ ơ với đề xuất này của Trung Quốc. Hôm 28/2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đánh giá cao tiếng nói của Bắc Kinh, nhưng cho rằng Trung Quốc nên xem lại các sắc thái của đề xuất.

“Bất kỳ nỗ lực nào nhằm xây dựng luận điểm nhằm đạt được một giải pháp hòa bình cho chiến sự Nga- Ukraine đều được hoan nghênh, nhưng tất nhiên, các sắc thái là rất quan trọng”, ông Dmitry Peskov cho biết.

Sẽ không dễ cho Trung Quốc để giải quyết xung đột Nga và Ukraine

Sẽ không dễ cho Trung Quốc để giải quyết xung đột Nga và Ukraine

>> Đối phó với Nga, NATO đứng trước thách thức mới

Thứ hai, Trung Quốc bị chỉ trích vì giọng điệu quá nghiêng về phía Nga. Bản đề xuất cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến chiến sự Nga- Ukraine là do Mỹ, phương Tây và Ukraine.

Trong tuyên bố của mình, Bắc Kinh quy trách nhiệm cho các biện pháp trừng phạt của “các quốc gia có liên quan” đã khơi mào thái độ quyết liệt của Nga. Thậm chí, Bắc Kinh còn tuyên bố các quốc gia này “nên ngừng lạm dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương” và “đóng góp phần của họ trong việc giảm leo thang cuộc khủng hoảng Ukraine.” Không chỉ vậy, đề xuất hòa bình còn lên án “tâm lý Chiến tranh Lạnh”, một thuật ngữ ám chỉ khối NATO trong quan hệ với Nga.

Ông Mingjiang, Giáo sư về chính sách đối ngoại và an ninh quốc tế Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, cho biết: “Giọng điệu và thông điệp cơ bản trong kế hoạch này mang nặng tính thân Nga”.

Mặc dù có một số nội dung bày tỏ ý không tán thành cách Nga tiến hành cuộc chiến ở Ukraine, nhưng sự bất cân bằng sẽ khiến nhiều quốc gia trên thế giới cảm thấy khó thuyết phục với đề xuất của Bắc Kinh, nhất là khi nước này liên tục nhấn mạnh quan điểm trung lập đối với cuộc chiến.

Cần nhớ rằng, tuyên bố hòa bình của Trung Quốc do ông Vương Nghị đọc, đã bị phủ bóng bởi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, người cáo buộc Trung Quốc đang chuẩn bị gửi vũ khí sát thương cho Nga. 

Thứ ba, Trung Quốc yêu cầu hai bên bước vào đàm phán là điều phi thực tế vào lúc này. Trong mọi đề xuất của mình, Trung Quốc đều tập trung vào đạt được một lệnh ngừng bắn và cuối cùng nối lại các cuộc đàm phán hòa bình với một giải pháp chính trị một cách vô điều kiện.

Đó rõ ràng là một lập trường khó có thể được Ukraine hoặc Nga hoan nghênh. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng để ngỏ triển vọng này khi nói rằng “các điều kiện và nền tảng để nối lại đàm phán” vẫn chưa được tạo ra.

Kế hoạch của Trung Quốc có thể không đáp ứng kỳ vọng của nhiều bên, nhưng ít nhất nó đã giúp Bắc Kinh thể hiện quan điểm về vấn đề cũng như để ngỏ khả năng nước này đóng một vai trò lớn hơn trong tương lai thông qua kết quả các cuộc đàm phán giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian tới.

 
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến sự Nga- Ukraine: Thấy gì từ đề xuất 12 điểm của Trung Quốc? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713518451 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713518451 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10