Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Nhóm phóng viên DĐDN 20/12/2019 16:41

Trong khuôn khổ Diễn đàn “Doanh nghiệp trong định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”, đã diễn ra phiên thảo luận chủ đề “Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư”.

Diễn đàn do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 20/12 tại thành phố Hải Phòng. Phiên thảo luận diễn ra dưới sự điều phối của Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp.

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Tổng biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Tổng biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

Phát biểu tại Diễn đàn “Doanh nghiệp trong định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”, Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đề xuất: Các ý kiến từ phía doanh nghiệp là một phần không thể thiếu, do đó, các ý kiến cần làm rõ hơn cơ chế điều hành và cơ chế liên kết vùng tạo ra dư địa thực sự không phải từ một địa phương mà là sự tổng thể trong sự liên kết. Bên cạnh đó, cần có giải pháp cụ thể để tạo ra cơ chế liên kết vùng tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động được thông thoáng hơn. Dư địa là dư địa vùng, nên cơ chế đưa ra cũng là cơ chế vùng để tạo ra lợi thế và thu hút đầu tư vùng.

Bà Hương Trần Kiều Dung – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn FLC

Tháng 6/2019 tại Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo 3 vấn đề: phát triển môi trường đầu tư kinh doanh; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính và cần đưa ra các giải pháp giải quyết bài toán về liên kết vùng.

Về cải cách thủ tục hành chính: Đối với doanh nghiệp, thủ tục hành chính ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp. Vấn đề này đang được Thủ tướng đặc biệt quan tâm, nhưng trên thực tế, việc giải quyết thủ tục hành chính còn kéo dài. Có 2 nguyên nhân chính: các quy định pháp lý còn chống chéo và lệch pha nhau. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo là không nói chung chung mà phải cụ thể và chỉ đạo các Bộ ngành lấy ý kiến. Thông qua đó, các Bộ ngành đã chỉ đạo tổ chức các hội nghị, hội thảo để lấy ý kiến doanh nghiệp.

Bà Hương Trần Kiều Dung – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn FLC

Bà Hương Trần Kiều Dung – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn FLC

“Tôi cũng mong rằng nhanh nhất, sớm nhất đến đầu năm 2020, các thủ tục còn vướng mắc lớn ở Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở sẽ được tháo gỡ dứt điểm”, bà Dung kiến nghị.

Trong khi đó, quy trình và thủ tục nội bộ giữa các cơ quan nhà nước còn vướng mắc. Tại các diễn đàn hiện nay nói nhiều tới thủ tục hành chính, tuy nhiên, thủ tục nội bộ lại không được coi là thủ tục hành chính. Đây chính là quy trình giữa các cơ quan trong địa phương. Chẳng hạn, chúng tôi thực hiện thủ tục nào đó ở địa phương thì các địa phương lại phải có văn bản xin ý kiến tới các Sở, ban ngành có liên quan; còn nếu trên Bộ thì còn lâu nữa, nhanh cũng phải 2 tháng.

Theo bà Dung, về môi trường đầu tư, có ba vấn đề: thủ tục hành chính, cơ chế chính sách và nhân lực. Liên quan tới cơ chế chính sách, chẳng hạn tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo Nghị quyết Bộ chính trị đến 2025 các địa phương như Cát bà, Đồ Sơn, Hạ Long… là trung tâm du lịch quốc tế, hay như đến năm 2030 Hải Phòng là thành phố công nghiệp hiện đại. “Đó là những chủ trương đưa ra nhưng chúng tôi chưa thấy chính sách đi kèm để nhà đầu tư tham gia đầu tư”, bà Dung nhấn mạnh.

“FLC muốn đầu tư vào những dự án quy mô hàng nghìn hecta thì chúng tôi cũng vẫn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục cho từng hạng mục nhỏ và như thế sẽ hạn chế sự thu hút đầu tư”, bà Dung cho biết.

Về nguồn nhân lực thì đây là khó khăn khi doanh nghiệp muốn đầu tư vào các địa phương. Trung bình mỗi năm Việt Nam cần 40.000 nhân sự mới cho ngành du lịch nhưng chúng ta chỉ mới đào tạo được 15.000/năm, đó là chưa kể việc phải đào lại ở các doanh nghiệp còn rất nhiều.

Hay trong lĩnh vực  hàng không, Việt Nam chỉ mới có 1 cơ sở đào tạo phi công và mỗi năm chỉ đào tạo 80-100 phi công. Trong khi đó, máy bay thân hẹp cần 10-11 phi công, máy bay thân rộng cần tới 16 phi công. Như vậy mỗi năm chỉ đào tạo nhân lực cho 8-10 máy bay, trong khi tốc độ tăng trưởng hàng không rất lớn.

Bà Dung cho rằng, việc thành lập vùng kinh tế trọng điểm đến nay đã 20 năm, nhưng Đảng và Nhà nước đã có rà soát vùng kinh tế trọng điểm hay chưa, vì ở góc độ doanh nghiệp chưa nhận thức sức mạnh liên kết vùng.

Ví dụ, ở mỗi địa phương có những vướng mắc thì mỗi địa phương lại có một văn bản riêng đề xuất lên Trung ương để hỏi, trong khi đó các vùng hoàn toàn có thể đứng ra cùng có văn bản thì tiếng nói sẽ khác.

Liên quan tới cơ chế hoạt động 6 tháng/lần thì tôi không biết cách làm như thế nào để doanh nghiệp có thể tham gia được đóng góp ý kiến.

Về phát triển vùng, Việt Nam đang chia làm 3 cấp hành chính, trong khi ở Pháp cũng có 13 vùng nhưng hoạt động vùng lại lại tập trung vào hạ tầng giao thông, quy hoạch, giáo dục… Chúng ta có thể nghiên cứu và phát huy được liên kết vùng tốt hơn trong thời gian tới.

Ông Bruno Jaspaert, TGĐ Công ty Liên doanh phát triển Đình Vũ 

Nhắc tới sự kết nối giữa Quảng Ninh và Hải Phòng, đặc biệt về vấn đề vị trí, ông Bruno Jaspaert, TGĐ Công ty Liên doanh phát triển Đình Vũ cho rằng, hai địa phương này có hệ thống cảng lớn, đồng thời có vị trí thuận lợi, là “cánh cửa” giao thông thuận lợi cho các tỉnh phía Bắc và với Trung Quốc.

 Ông Bruno Jaspaert, TGĐ Công ty Liên doanh phát triển Đình Vũ 

Ông Bruno Jaspaert, TGĐ Công ty Liên doanh phát triển Đình Vũ 

“Chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng nếu không biết tận dụng, sẽ không thể phát huy tác dụng”, ông Bruno Jaspaert nhận định.

Bên cạnh đó, TGĐ Công ty Liên doanh phát triển Đình Vũ cho biết còn nhiều điểm nghẽn liên quan hạ tầng giao thông. “Hiện chi phí logistics để đưa một container hàng từ Thượng Hải về Hải Phòng mất khoảng 200 USD, trong khi chi phí này từ Hải Phòng đến Hà Nội cũng mất đến 200 USD”, ông Bruno Jaspaert lấy ví dụ.

Ông Bruno cho biết, tốc độ của container tại Việt Nam trung bình chỉ đạt 35km/h. Cùng với đó, thủ tục hải quan chậm, gây mất nhiều thời gian. 

“Việt Nam có thể được coi là thiên đườngđể phát triển logistics bởi đất nước này có đường bờ biển dài, luồng hàng hải đi được theo nhiều các tuyến khác nhau cả hướng ra ngoài và nhập khẩu vào từ các nước. Để tận dụng được lợi thế này, Việt Nam cần tập trung phát triển vận tải đường biển để hạn chế vận tải đường bộ nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí”, ông Bruno Jaspaert nhấn mạnh.

Nhắc tới tốc độ phát triển của Trung Quốc, ông Bruno Jaspaert cho biết đất nước này có sự kết nối giữa 3-4 tỉnh, thành không chỉ bằng đường bộ mà bằng cả đường sắt. 

Ông Bruno Jaspaert cũng cho rằng, Việt Nam đang có hướng phát triển hạ tầng trái ngược so với các nước phương Tây. Theo đó, các quốc gia này phát triển, sử dụng đường thuỷ nội địa và đường sắt lên đến hơn 35%. 

Đặc biệt, TGĐ Công ty Liên doanh phát triển Đình Vũ cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển các loại hình giao thông đường thuỷ nội địa. Nút thắt chính chúng ta cần quan tâm là vấn đề con người. Các khu kinh tế ở miền Bắc đang tập trung nhiều vào ngành điện tử, tuy nhiên kỹ thuật chưa thể đáp ứng được, do đó, cần tập trung phát triển các trường dạy nghề với lớp lao động trẻ tuổi. Nếu chưa thể phát triển hạ tầng, thì trong giai đoạn trước mắt hãy tập trung vào đào tạo và giáo dục con người.

Ông Phạm Văn Thể, Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Văn Thể, Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh khẳng định, để quá trình liên kết cùng diễn ra hiệu quả cần phải có Hội đồng vùng để liên kết doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Thể, Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh

Ông Nguyễn Văn Thể, Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh

“Tại Hội đồng này, các Chủ tịch Hiệp hội sẽ có trách nhiệm kết nối các doanh nghiệp lớn để có doanh nghiệp đầu đàn, dẫn dắt doanh nghiệp khởi nghiệp để làm thế nào có thể phát triển kinh tư nhân lớn mạnh”, ông Thể nói.

Đồng thời, ông Thể cũng cho biết, hiện tại, doanh nghiệp cũng đang rất khó khăn chứ không còn thuận lợi như trước.

“Nhiều doanh nghiệp khi gặp vướng mắc đã lên hỏi tỉnh nhưng tỉnh bảo hỏi Bộ. Hệ thống pháp luật vẫn còn chồng chéo. Có khi tôi chỉ hỏi về chữ “nhà” được thêm trong Luật thôi nhưng cũng rất mất thời gian, ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp”, ông Thể nói.

Theo ông Thể, nhiều doanh nghiệp đang mỏi mòn chờ đợi sự thay đổi của chính sách.

“Doanh nghiệp oải lắm rồi, nhiều khi chúng tôi muốn giúp nhưng không thể giúp được doanh nghiệp. Chỉ có vấn đề đơn giản là khi muốn thực hiện dự án, đánh giá tác động trước hay đầu tư trước, thì đã có 2 Bộ đã khác nhau cùng quy định về vấn đề này rồi. Điều này trái khoái vô cùng”, ông Thể nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

    Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

    16:41, 20/12/2019

  • Liên kết doanh nghiệp: “Chìa khoá” phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

    Liên kết doanh nghiệp: “Chìa khoá” phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

    15:59, 20/12/2019

  • [Trực tiếp] Diễn đàn “Doanh nghiệp trong định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”

    [Trực tiếp] Diễn đàn “Doanh nghiệp trong định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”

    14:01, 20/12/2019

  • 5 trụ cột phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

    5 trụ cột phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

    17:04, 20/12/2019

  • Kinh nghiệm thu hút đầu tư phát triển từ Quảng Ninh

    Kinh nghiệm thu hút đầu tư phát triển từ Quảng Ninh

    16:23, 20/12/2019

  • Động lực tăng trưởng từ các tập đoàn kinh tế lớn

    Động lực tăng trưởng từ các tập đoàn kinh tế lớn

    16:01, 20/12/2019

  • Hợp tác, hỗ trợ liên kết vùng từ tầm nhìn của Luật Thủ đô

    Hợp tác, hỗ trợ liên kết vùng từ tầm nhìn của Luật Thủ đô

    15:38, 20/12/2019

Ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty HAPRO

Ông Nguyễn Tiến Vượng cho biết, sản phẩm của ông hầu hết là nông sản. Trong quá trình cung ứng nông sản đi cả nước, Hapro đề nghị các địa phương quan tâm đến sản phẩm của nông dân, của doanh nghiệp, như vậy doanh nghiệp mới có thể mở rộng được thị trường.

Ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty HAPRO

Ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty HAPRO

“Trong thời gian đầu, sản phẩm mới có thể dễ dàng tiếp cận thị trường, nhưng thời gian sau thì khó hơn. Tiếp cận được thị trường đã khó, giữ được thị trường còn khó hơn. Trong bối cảnh đó, vai trò của nhà nước là vô cùng quan trọng”, ông Vượng nói.

Đồng thời, ông Vượng cũng cho rằng với các loại nông sản đặc biệt như cam... thì chỉ nên tập trung vào phát triển ở một số vùng để từ đó phát triển thành sản phẩm đặc trưng của vùng.

Ngoài ra, ông Vượng cũng cho rằng, doanh nghiệp nên tập trung đầu tư cho phát triển công nghệ, áp dụng công nghệ vào quá trình sản xuất.

Ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Trả lời ý kiến của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Hồng Long cho biết, rất hiểu và chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp.

g

Ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp 

“Nhưng phải khẳng định, không thể có văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành mà phù hợp với tất cả các doanh nghiệp các vùng, địa phương”, ông Long nhấn mạnh và cho biết, Luật được hình thành từ thực tiễn và thường đi sau những phát sinh từ đời sống, do đó, Chính phủ luôn tiếp thu những kiến nghị từ doanh nghiệp.

Cũng theo ông Long, nhiều trường hợp lãnh đạo địa phương đã tạo điều kiện nhưng người thực thi lại chưa được tốt như câu nói “trên nóng – giữa ấm – dưới lạnh”. Do đó, trên tinh thần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Ban chỉ đạo sẽ có Tổ công tác tập hợp những kiến nghị của doanh nghiệp.

Đặc biệt, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho rằng, bản thân doanh nhân, doanh nghiệp phải nêu cao tính tự hào.

“Thực tế, ngoài cơ chế tạo điều kiện của nhà nước, bản thân doanh nghiệp cũng phải chủ động bảo vệ mình thông qua việc bảo vệ thương hiệu, giữ uy tín trong quá trình sản xuất, kinh doanh và phát triển doanh nghiệp”, ông Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh.

TS .Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI

Qua những phát biểu từ đầu Diễn đàn tới giờ, chúng ta thấy một điều rõ ràng rằng, kinh tế thế giới đang rất khó lường. Cải cách kinh tế còn chậm chễ và doanh nghiệp đang trở nên khó khăn hơn. Rất nhiều những vướng mắc về luật pháp, thủ tục hành chính, cơ chế đang cản trở sự hoạt động của doanh nghiệp ở các địa phương.

TS .Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI

TS .Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI

Riêng về VCCI, để góp phần giải quyết những vướng mắc nói trên, TS. Vũ Tiến Lộc cho biết, VCCI đã phối hợp với các đơn vị liên quan và đã phát hiện ra 20 điểm liên quan đến Luật có sự chồng chéo,.

“Tôi tiếp xúc với các Bộ trưởng, các Chủ tịch UBND các địa phương thì ai cũng kêu vướng mắc chồng chéo về thủ tục. Nhưng tại sao chúng ta chưa giải quyết được” – TS. Vũ Tiến Lộc nói.

Từ đó, TS Vũ Tiến Lộc cho biết VCCI sẽ triệu tập một hội nghị vào tháng 1/2020. Hội nghị sẽ lấy tên là Hội nghị 20 - sẽ có sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan, các đồng chí lãnh đạo địa phương để đưa ra ý kiến về 20 điểm chồng chéo và thậm chí có thể kiến nghị thêm. Sau đó, VCCI có trách nhiệm đưa kiến nghị lên Chính phủ để làm thế nào giải quyết những vướng mắc về thủ tục cho doanh nghiệp”.

Đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, TS. Vũ Tiến Lộc đề nghị thành lập Hội đồng doanh nghiệp vùng. Theo đó, mỗi vùng luân phiên nhau làm Chủ tịch và một đồng Chủ tịch là Giám đốc VCCI. Mỗi năm, các tỉnh, thành sẽ ngồi lại với nhau và VCCI sẽ phối hợp với tỉnh, với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp thực hiện cuộc đối thoại này. “Thậm chí, chúng ta có thể dùng hình thức café vùng để trao đổi với nhau làm sao đạt được hiệu quả thiết thực cao nhất” – TS. Vũ Tiến Lộc nói.

VCCI cũng phối hợp với các trung tâm xúc tiến địa phương để thành lập Câu lạc bộ các trung tâm xúc tiến trong khu vực Bắc Bộ để kết nối du lịch, xúc tiến đầu tư giữa các vùng.

Nói về trách nhiệm của doanh nghiệp, TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh rằng: “Phát triển bền vững là hướng đi, kinh doanh có trách nhiệm, là lẽ sống của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp làm có trách nhiệm vì cộng đồng, cân đối trách nhiệm với môi trường. Nhưng cũng có doanh nghiệp chưa thực sự có trách nhiệm và chúng ta phải thông qua việc thanh tra, kiểm tra, qua tuyên truyền… để giúp cho cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm hơn”.

“Trong thời điểm này, nếu doanh nghiệp không thực hiện việc chuyển đổi số hóa, quốc tế hóa thì sẽ không thể sống được. Hiện đã có bộ chỉ số CSI về phát triển bền vững và các địa phương cần triển khai tới các doanh nghiệp của mình. Đó là những việc có thể làm ngay”, TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh và mong muốn rằng trong số 7 địa phương, mỗi địa phương sẽ là một màu sắc trong 7 màu sắc cầu vồng của bầu trời kinh tế Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO