Hoàn thuế GTGT: Đảm bảo giải quyết đúng hạn

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 10/04/2024 15:00

Đảm bảo giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế đúng thời hạn (6 ngày) đối với hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau và 40 ngày đối với hồ sơ được phân loại kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

>>Hoàn thuế GTGT: Nhiều doanh nghiệp tiếp tục phải đợi chờ, chưa có hồi kết

Đó là nội dung tại Công văn 1253/TCT-KK, ngày 28/3/2024 của Tổng cục Thuế gửi cho Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc thực hiện quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho doanh nghiệp năm 2024.

Tổng Cục thuế đề nghị các cục thuế địa phương Đảm bảo giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế đúng thời hạn (6 ngày) đối với hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau và 40 ngày đối với hồ sơ được phân loại kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

Tổng cục Thuế đề nghị các cục thuế địa phương đảm bảo giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế đúng thời hạn (6 ngày) đối với hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau và 40 ngày đối với hồ sơ được phân loại kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

Sẽ hoàn thuế đúng hạn

Cụ thể, theo chỉ đạo tại Công văn số 1253/TCT-KK, các cơ quan thuế sẽ hoàn thuế đúng hạn, khi phát giác gian lận sẽ thu hồi và xử phạt sau.

Về nhiệm vụ, Tổng cục Thuế giao Cục trưởng Cục Thuế các địa phương phải chịu trách nhiệm toàn diện về công tác quản lý hoàn thuế GTGT trên địa bàn; có trách nhiệm bố trí đầy đủ nguồn lực, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoàn thuế đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật; quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức về kỷ cương, kỷ luật của ngành, về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ hoàn thuế GTGT đảm bảo giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế đúng thời hạn (06 ngày) làm việc đối với hồ sơ được phân loại hoàn thuế trước kiểm tra sau và 40 ngày đối với hồ sơ được phân loại kiểm tra trước, hoàn thuế sau kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn của người nộp thuế); đảm bảo giải quyết hoàn thuế đúng đối tượng và trường hợp được hoàn theo quy định của pháp luật thuế và pháp luật quản lý thuế.

Bên cạnh đó, căn cứ đặc thù công tác quản lý thuế của từng địa bàn, Cục trưởng Cục Thuế có biện pháp tăng cường quản lý, giám sát tiến độ thực hiện của các bộ phận, công chức được giao nhiệm vụ liên quan đến giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT.

Ngoài ra, lực lượng thuế sẽ có nhiệm vụ rà soát các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và dự án đầu tư trên địa bàn để chủ động tuyên truyền, hướng dẫn ngay từ khâu kê khai hồ sơ khai thuế, kê khai hồ sơ đề nghị hoàn thuế và các thủ tục về hoàn thuế theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ và Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp hạn chế các vướng mắc trong việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị hoàn thuế đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đúng quy định.

"Đặc biệt, các cục thuế địa phương sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT theo đúng thành phần, thủ tục hồ sơ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC, trường hợp hồ sơ chưa được chấp nhận do chưa đủ thủ tục thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế ghi rõ lý do không chấp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 32 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính", Tổng cục Thuế nêu.

Công văn 1253/TCT-KK, ngày 28/3/2024 của Tổng cục Thuế gửi cho Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc thực hiện quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho doanh nghiệp năm 2024

Công văn 1253/TCT-KK, ngày 28/3/2024 của Tổng cục Thuế gửi cho Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc thực hiện quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho doanh nghiệp năm 2024. Ảnh: Nguồn Tổng cục Thuế.

Liên quan đến sự chậm trễ trong việc hoàn thuế GTGT của ngành thuế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong suốt thời gian qua, trao đổi với PV Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Võ Quang Thuận, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phước cho rằng: Trước tiên chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực và quyết liệt của Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế trong việc gỡ nút thắt đối với thủ tục hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp. Đặc biệt, tại Công văn số 1253/TCT-KK, Tổng cục Thuế đã yêu cầu các cơ quan thuế phải hoàn thuế đúng hạn theo quy định.

Mong sự chia sẻ của ngành thuế

Cũng theo ông Thuận, về thực chất, Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ tài chính đã có hiệu lực từ ngày 29/9/2021, quy định thực hiện hoàn thuế đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật. Trong đó, các quy định về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ hoàn thuế GTGT đảm bảo giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế đúng thời hạn (06 ngày) làm việc đối với hồ sơ được phân loại hoàn thuế trước kiểm tra sau và 40 ngày đối với hồ sơ được phân loại kiểm tra trước hoàn thuế sau. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cục thuế các địa phương đã phát sinh nhiều văn bản chồng chéo, khiến nhiều doanh nghiệp không được hoàn thuế GTGT. Có những doanh nghiệp bị tồn đọng, ngâm tiền hoàn thuế GTGT từ năm 2022 tới nay, nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm là rất khó cho doanh nghiệp.

>>Dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi): Doanh nghiệp chế xuất “khó chồng khó”

“Toàn bộ vốn của doanh nghiệp bị “ngâm” vào tiền hoàn thuế GTGT suốt mấy năm đã cao hơn vốn chủ sở hữu củ doanh nghiệp. Trong khi, các doanh nghiệp phải đi vãi lãi ngân hàng, lãi ngoài rất cao để duy trì sản xuất, kinh doanh và trả lương cho công nhân. Chưa kể, trước áp lực tỷ giá đồng USD hiện tăng cao so với đồng VND, đang khiến cho các khoản vay của doanh nghiệp bằng USD để phục vụ XNK lại tiếp tục thêm áp lực vì chệnh lệch tỷ giá. Do đó, mong muốn nhất của doanh nghiệp trong lúc này là cục thuế các địa phương khẩn trương hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp phục hồi lại sản xuất”, ông Thuận nêu.

bà Đinh Thị Thanh Tâm – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hòa Thuận (TP.HCM):

Bà Đinh Thị Thanh Tâm – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hòa Thuận (TP.HCM): chúng tôi rất mong sự chia sẻ của ngành thuế đối với doanh nghiệp xuất khẩu trong lúc này để tăng thu ngoại tệ, giảm áp lực biến động tỷ giá của đồng USD đang tăng cao và ít nhiều ảnh hưởng đến các doanh nghiệp XNK”.

Đồng quan điểm, bà Đinh Thị Thanh Tâm – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hòa Thuận (TP.HCM), cho biết: 2 năm chờ đợi tiền hoàn thuế GTGT là khoảng thời gian khá dài với một doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chúng tôi hết đường xoay sở trước áp lực ách tắc dòng tiền. Doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ phá sản vì không có nguồn tiền để kinh doanh và trả lương cho người lao động.

“Nợ cũ của ngân hàng chưa thể trả, vay mới lại càng không và doanh nghiệp phải chấp nhận đi vay bên ngoài với lãi suất cao để kinh doanh, trong khi hàng chục tỷ đồng tiền hoàn thuế GTGT bị “ngâm", là hết sức bất cập", bà Tâm bày tỏ.

Cũng theo bà Tâm, hiện tại doanh nghiệp đã kê khai, nộp đầy đủ tất cả các chứng từ xong từ tháng 12/2023. Tuy nhiên, đến giờ phút này doanh nghiệp vẫn chưa nhận được một quyết định nào cho việc hoàn thuế, trong khi, các hồ sơ mới cũng đã tới hạn và có nguy cơ sẽ lại tiếp tục “xếp hàng” chờ đợi, là rất rủi ro cho doanh nghiệp.

“Do đó, chúng tôi rất mong sự chia sẻ của ngành thuế đối với doanh nghiệp xuất khẩu trong lúc này để tăng thu ngoại tệ, giảm áp lực biến động tỷ giá của đồng USD đang tăng cao và ít nhiều ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhập khẩu”, bà Tâm chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngăn chặn gian lận từ hoàn thuế

    15:40, 09/04/2024

  • Bộ Tài chính nói gì về kiến nghị hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp thuỷ sản?

    02:00, 27/02/2024

  • Nghệ An: Áp lực từ các khoản thuế, doanh nghiệp “kêu cứu”?

    00:30, 06/02/2024

  • Đối thoại Thuế - Hải quan 2023: "Nóng" vấn đề hóa đơn, hoàn thuế

    13:00, 13/12/2023

  • Hoàn thuế GTGT: Nhiều doanh nghiệp tiếp tục phải đợi chờ, chưa có hồi kết

    05:11, 25/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hoàn thuế GTGT: Đảm bảo giải quyết đúng hạn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO