Hơn 15.700 tỷ đồng tiền nợ thuế là nợ ảo

Anh Duy 22/10/2019 09:47

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, khoảng 15.779 tỷ đồng nợ thuế là nợ ảo, không còn khả năng thu vào ngân sách do người nộp thuế mất năng lực hành vi hoặc doanh nghiệp giải thể, phá sản.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày trước Quốc hội Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tình hình nợ đọng thuế hiện đã giảm xuống ở mức 6,9% tổng nợ trên tổng thu nội địa.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tiền nợ thuế không còn khả năng nộp ngân sách là 42.990 tỷ đồng, chiếm 48,7% tổng số tiền nợ thuế.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tiền nợ thuế không còn khả năng nộp ngân sách là 42.990 tỷ đồng, chiếm 48,7% tổng số tiền nợ thuế.

Tuy vậy, tình hình nợ đọng thuế vẫn còn cao đến 31/8 là 88.253 tỷ đồng. Trong đó tiền nợ thuế không còn khả năng nộp ngân sách là 42.990 tỷ đồng, chiếm 48,7% tổng số tiền nợ thuế.

Nguyên nhân chủ yếu, theo cơ quan quản lý thuế, là do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, tự giải thể, phá sản, bị thiên tai, thảm họa bất ngờ không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Luật Quản lý thuế quy định tiền chậm nộp là 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. Tuy nhiên, do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc các doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, phá sản hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực tế đã ngừng hoạt động hoặc bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không còn khả năng nộp thuế nên số tiền chậm nộp ngày càng tăng theo thời gian.

"Tổng số tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp cơ quan quản lý thuế đã tính và quản lý của các đối tượng nêu trên tính đến ngày 31/8 là 15.779 tỷ đồng, song thực tế không có khả năng thu hồi", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thông tin.

Cụ thể, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, nộp thuế là nghĩa vụ của người nộp thuế, nhưng kinh doanh thì có nhiều rủi ro, chủ doanh nghiệp có thể đã chết nên không có khả năng nộp thuế cho ngân sách.

Tổng số tiền nợ đọng thuế tính đến ngày 31/8/2019 là 88.253 tỷ đồng, tăng 8,2% so với thời điểm 31/12/2018, trong đó tiền nợ thuế không còn khả năng nộp ngân sách là 42.990 tỷ đồng, chiếm 48,7% tổng số tiền nợ thuế. 

Cơ quan thuế căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành đã tích cực xử lý nợ đọng thuế. “Kết quả những năm qua cho thấy, đã thu được 80% số nợ có khả năng thu hồi. Thế nhưng, nợ đọng thì không xử lý dứt điểm được do chưa có cơ chế”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bởi vậy, Bộ trưởng Dũng cho rằng ban hành nghị quyết về vấn đề này là cần thiết.

Một trong những lý do là theo Luật Quản lý thuế hiện hành, những trường hợp được xóa nợ thuế phải bảo đảm đã thực hiện tuần tự các biện pháp cưỡng chế và phải nợ đủ 10 năm. Các khoản nợ hiện nay chưa đủ 10 năm. Ngoài ra là các trường hợp người nộp thuế đã chết, phá sản, giải thể, mất tích... không còn khả năng nộp ngân sách nhưng vẫn bị tính tiền phạt, chậm nộp.

“Số nợ này là nợ ảo, không còn khả năng thu vào ngân sách”, Bộ trưởng Dũng khẳng định.

Đồng thời, Bộ trưởng cho biết, theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 thì các đối tượng này được khoanh nợ, tuy nhiên, Luật Quản lý thuế hiện hành không có quy định khoanh nợ. Đây là trường hợp phát sinh trước ngày Luật Quản lý thuế mới có hiệu lực, nhưng lại chưa được quy định tại Luật Quản lý thuế hiện hành.

"Vì vậy Chính phủ thấy cần thiết phải báo cáo Quốc hội cho cơ chế xử lý", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Trường hợp nào được xóa nợ thuế?

    Trường hợp nào được xóa nợ thuế?

    11:05, 02/09/2019

  • Khó khăn trong thu hồi nợ thuế

    Khó khăn trong thu hồi nợ thuế

    00:36, 16/06/2019

  • Nới lỏng thẩm quyền xóa nợ thuế cho doanh nghiệp

    Nới lỏng thẩm quyền xóa nợ thuế cho doanh nghiệp

    10:59, 13/06/2019

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Chính phủ thấy rằng việc báo cáo Quốc hội có biện pháp để xử lý nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước là cần thiết, tạo cơ sở pháp lý để xử lý nợ tồn đọng không còn khả năng thu nộp ngân sách nhà nước trước ngày 1/7/2020.

Trình bày báo cáo thẩm tra, ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho biết, nhất trí trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về việc xử lý số nợ thuế trên theo trình tự tại một kỳ họp như Tờ trình của Chính phủ.

Tuy vậy, cơ quan này cũng đề nghị không xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với các đối tượng không tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Hải, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc xử lý tiền nợ thuế đối với các doanh nghiệp nhà nước, vì doanh nghiệp nhà nước là pháp nhân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và hiện nay đang trong tiến trình cổ phần hóa, sắp xếp lại. Do vậy, việc khoanh tiền nợ thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phải được xử lý trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hơn 15.700 tỷ đồng tiền nợ thuế là nợ ảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO