Tỉnh Khánh Hòa cần đầu tư vào hạ tầng chiến lược, mở rộng không gian phát triển, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh,... để phát triển bứt phá.
Mức tăng trưởng khả quan
Ngày 25/7, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2025 với chủ đề “Khánh Hòa - Hội tụ giá trị, Đầu tư bền vững”. Sự kiện là hoạt động trọng tâm trong chuỗi các chương trình hành động của tỉnh năm 2025, với mục tiêu cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030, cũng là dịp để lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa thể hiện tinh thần trách nhiệm, quyết tâm chính trị trong việc xây dựng môi trường đầu tư - kinh doanh thông thoáng, minh bạch, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư phát triển lâu dài.
Thông tin tại hội nghị, ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho hay trong 6 tháng đầu năm 2025 kết quả bước đầu cho thấy đà tăng trưởng khả quan của 2 địa phương là Khánh Hòa và Ninh Thuận, với GRDP tăng 7,33%. Cùng với đó, tổng vốn đầu tư xã hội đạt trên 42.000 tỷ đồng; thu hút 61 dự án với gần 389.000 tỷ đồng vốn đăng ký.; Kim ngạch xuất khẩu tăng gần 16%; doanh thu du lịch đạt hơn 34.000 tỷ đồng, tăng hơn 20%; giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 41%.
Theo ông Nam, địa phương cũng thẳng thắn nhìn nhận, tăng trưởng chưa đủ mạnh để tạo bứt phá. Cụ thể, một số lĩnh vực như công nghiệp, đô thị, du lịch chưa phát huy hết tiềm năng; chuyển đổi số còn chậm, cần đột phá mạnh mẽ hơn.
Vị này cho hay, địa phương đã xác định rõ chiến lược phát triển với 06 mục tiêu chủ đạo gồm Sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; Duy trì tăng trưởng GRDP hằng năm ở mức hai con số; Vào nhóm 10 địa phương có thu ngân sách nội địa và thu nhập bình quân đầu người cao nhất; Nằm trong top 10 về PCI, PAR INDEX, SIPAS; Dẫn đầu cả nước về đổi mới sáng tạo (PII) và chuyển đổi số (DTI); Kinh tế số đóng góp 35% GRDP.
Cùng với đó, Khánh Hoàn cũng đặt ra 4 mục tiêu cụ thể là Phát triển mạnh bốn trụ cột: công nghiệp – năng lượng; du lịch – dịch vụ; đô thị; xây dựng; Đột phá về khoa học – công nghệ và chuyển đổi số; Khơi thông ba điểm nghẽn: hạ tầng chiến lược, nguồn nhân lực, xử lý dự án tồn đọng; đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư công.
“Tỉnh Khánh Hòa cam kết xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch – xứng đáng là vùng đất hội tụ cơ hội và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước”, ông Trần Quốc Nam khẳng định.
Tại Hội nghị lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp như VinGroup, FPT, Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam, Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam, Ngân hàng Vietcombank Việt Nam, Công ty CP Giải pháp Thanh toán Việt Nam… đã có những chia sẻ về môi trường đầu tại tỉnh Khánh Hòa và kế hoạch phát triển doanh nghiệp tại Khánh Hòa trong thời gian tới.
Trong dịp này, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2026–2030 với Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines; Thoả thuận hợp tác với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về tăng cường xúc tiến đầu tư và gói tín dụng ưu đãi 50.000 tỷ đồng cho các dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Cùng với đó là Hợp đồng tài trợ vốn tín dụng ngắn hạn 3.805 tỷ đồng giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa và Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam. Đồng thời, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng trao 8 quyết định chấp thuận nhà đầu tư cho các dự án bất động sản, bệnh viện, cụm công nghiệp, trung tâm việc làm,...
Hướng đi nào cho địa phương?
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng tỉnh Khánh Hòa mới được sáp nhập trên cơ sở Ninh Thuận và Khánh Hòa là 2 địa phương đang có đà tăng trưởng tốt trong giai đoạn vừa qua. Cụ thể, năm 2024, Ninh Thuận tăng trưởng GRDP đạt 8,74%; Khánh Hoà tăng trưởng đạt 10,16%, đứng thứ 2 trong khu vực và thứ 7 cả nước, là tỉnh năm thứ 3 liên tiếp đạt tăng trưởng 2 con số.
Theo Phó Thủ tướng, tỉnh Khánh Hòa mới có nhiều tiềm năng, lợi thế để củng cố vị thế là một cực tăng trưởng của Vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước, tạo thế và lực mới để nhanh chóng đạt được mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030. Cùng với đó, tỉnh Khánh Hòa cũng có tiềm năng hình thành trung tâm năng lượng quốc gia, điểm du lịch đẳng cấp quốc tế , phát triển đa dạng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và logistics.
Vì vậy, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị Khánh Hòa tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh mới, chủ động nắm bắt xu thế phát triển, phát huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh khi hai tỉnh được hợp nhất. Từ đó tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế xã hội trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng cũng đề cập đến việc điều chỉnh Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của việc mở rộng không gian phát triển sau khi sáp nhập tỉnh. Cụ thể, cần xác định rõ vai trò của từng khu vực, khai thác tối đa tiềm năng và tạo ra một hệ sinh thái kinh tế liên kết chặt chẽ.
“Tiếp tục đầu tư vào hạ tầng chiến lược, mở rộng không gian phát triển, chủ động cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời, phát huy các cơ chế đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, duy trì các kênh tiếp nhận, phản hồi và kịp thời xử lý vướng mắc của các doanh nghiệp”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị chủ động nắm bắt các xu hướng phát triển mới, các định hướng lớn của địa phương trong quy hoạch để nắm bắt cơ hội đầu tư. Trong đó, chú trọng vào các lĩnh lực năng lượng sạch, logistic, du lịch, nông nghiệp sạch, hữu cơ…; các Trung tâm dữ liệu lớn hay công nghiệp AI,...
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng lưu ý đến thúc đẩy hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các khu vực kinh tế và giữa các thành phần doanh nghiệp. Cụ thể, các doanh nghiệp lớn, các nhà đầu tư đã có dự án cần phát huy vai trò dẫn dắt trong những việc lớn, việc khó, việc mới; chủ động nhận nhiệm vụ giải quyết những bài toán phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và của cả nước.
Bên cạnh đó là thúc đẩy liên kết doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI, tạo cơ hội đưa các doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tham gia cùng phát triển theo chuỗi giá trị. Các DNNVV, các hộ kinh doanh và các startups, nhà đầu tư phải nỗ lực vươn lên, phát huy tinh thần ĐMST để nâng cao vị thế của mình trong chuỗi cung ứng.
Mức tăng trưởng khả quan
Ngày 25/7, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2025 với chủ đề “Khánh Hòa - Hội tụ giá trị, Đầu tư bền vững”. Sự kiện là hoạt động trọng tâm trong chuỗi các chương trình hành động của tỉnh năm 2025, với mục tiêu cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030, cũng là dịp để lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa thể hiện tinh thần trách nhiệm, quyết tâm chính trị trong việc xây dựng môi trường đầu tư - kinh doanh thông thoáng, minh bạch, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư phát triển lâu dài.
Thông tin tại hội nghị, ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho hay trong 6 tháng đầu năm 2025 kết quả bước đầu cho thấy đà tăng trưởng khả quan của 2 địa phương là Khánh Hòa và Ninh Thuận, với GRDP tăng 7,33%. Cùng với đó, tổng vốn đầu tư xã hội đạt trên 42.000 tỷ đồng; thu hút 61 dự án với gần 389.000 tỷ đồng vốn đăng ký.; Kim ngạch xuất khẩu tăng gần 16%; doanh thu du lịch đạt hơn 34.000 tỷ đồng, tăng hơn 20%; giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 41%.
Theo ông Nam, địa phương cũng thẳng thắn nhìn nhận, tăng trưởng chưa đủ mạnh để tạo bứt phá. Cụ thể, một số lĩnh vực như công nghiệp, đô thị, du lịch chưa phát huy hết tiềm năng; chuyển đổi số còn chậm, cần đột phá mạnh mẽ hơn.
Vị này cho hay, địa phương đã xác định rõ chiến lược phát triển với 06 mục tiêu chủ đạo gồm Sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; Duy trì tăng trưởng GRDP hằng năm ở mức hai con số; Vào nhóm 10 địa phương có thu ngân sách nội địa và thu nhập bình quân đầu người cao nhất; Nằm trong top 10 về PCI, PAR INDEX, SIPAS; Dẫn đầu cả nước về đổi mới sáng tạo (PII) và chuyển đổi số (DTI); Kinh tế số đóng góp 35% GRDP.
Cùng với đó, Khánh Hoàn cũng đặt ra 4 mục tiêu cụ thể là Phát triển mạnh bốn trụ cột: công nghiệp – năng lượng; du lịch – dịch vụ; đô thị; xây dựng; Đột phá về khoa học – công nghệ và chuyển đổi số; Khơi thông ba điểm nghẽn: hạ tầng chiến lược, nguồn nhân lực, xử lý dự án tồn đọng; đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư công.
“Tỉnh Khánh Hòa cam kết xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch – xứng đáng là vùng đất hội tụ cơ hội và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước”, ông Trần Quốc Nam khẳng định.
Tại Hội nghị lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp như VinGroup, FPT, Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam, Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam, Ngân hàng Vietcombank Việt Nam, Công ty CP Giải pháp Thanh toán Việt Nam… đã có những chia sẻ về môi trường đầu tại tỉnh Khánh Hòa và kế hoạch phát triển doanh nghiệp tại Khánh Hòa trong thời gian tới.
Trong dịp này, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2026–2030 với Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines; Thoả thuận hợp tác với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về tăng cường xúc tiến đầu tư và gói tín dụng ưu đãi 50.000 tỷ đồng cho các dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Cùng với đó là Hợp đồng tài trợ vốn tín dụng ngắn hạn 3.805 tỷ đồng giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa và Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam. Đồng thời, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng trao 8 quyết định chấp thuận nhà đầu tư cho các dự án bất động sản, bệnh viện, cụm công nghiệp, trung tâm việc làm,...
Hướng đi nào cho địa phương?
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho rằng tỉnh Khánh Hòa mới được sáp nhập trên cơ sở Ninh Thuận và Khánh Hòa là 2 địa phương đang có đà tăng trưởng tốt trong giai đoạn vừa qua. Cụ thể, năm 2024, Ninh Thuận tăng trưởng GRDP đạt 8,74%; Khánh Hoà tăng trưởng đạt 10,16%, đứng thứ 2 trong khu vực và thứ 7 cả nước, là tỉnh năm thứ 3 liên tiếp đạt tăng trưởng 2 con số.
Theo Phó Thủ tướng, tỉnh Khánh Hòa mới có nhiều tiềm năng, lợi thế để củng cố vị thế là một cực tăng trưởng của Vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước, tạo thế và lực mới để nhanh chóng đạt được mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030. Cùng với đó, tỉnh Khánh Hòa cũng có tiềm năng hình thành trung tâm năng lượng quốc gia, điểm du lịch đẳng cấp quốc tế , phát triển đa dạng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và logistics.
Vì vậy, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị Khánh Hòa tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh mới, chủ động nắm bắt xu thế phát triển, phát huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh khi hai tỉnh được hợp nhất. Từ đó tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế xã hội trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng cũng đề cập đến việc điều chỉnh Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của việc mở rộng không gian phát triển sau khi sáp nhập tỉnh. Cụ thể, cần xác định rõ vai trò của từng khu vực, khai thác tối đa tiềm năng và tạo ra một hệ sinh thái kinh tế liên kết chặt chẽ.
“Tiếp tục đầu tư vào hạ tầng chiến lược, mở rộng không gian phát triển, chủ động cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời, phát huy các cơ chế đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, duy trì các kênh tiếp nhận, phản hồi và kịp thời xử lý vướng mắc của các doanh nghiệp”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị chủ động nắm bắt các xu hướng phát triển mới, các định hướng lớn của địa phương trong quy hoạch để nắm bắt cơ hội đầu tư. Trong đó, chú trọng vào các lĩnh lực năng lượng sạch, logistic, du lịch, nông nghiệp sạch, hữu cơ…; các Trung tâm dữ liệu lớn hay công nghiệp AI,...
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng lưu ý đến thúc đẩy hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các khu vực kinh tế và giữa các thành phần doanh nghiệp. Cụ thể, các doanh nghiệp lớn, các nhà đầu tư đã có dự án cần phát huy vai trò dẫn dắt trong những việc lớn, việc khó, việc mới; chủ động nhận nhiệm vụ giải quyết những bài toán phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và của cả nước.
Bên cạnh đó là thúc đẩy liên kết doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI, tạo cơ hội đưa các doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tham gia cùng phát triển theo chuỗi giá trị. Các DNNVV, các hộ kinh doanh và các startups, nhà đầu tư phải nỗ lực vươn lên, phát huy tinh thần ĐMST để nâng cao vị thế của mình trong chuỗi cung ứng.