IPPG thắng lớn ở mảng kinh doanh thời trang

ĐÌNH ĐẠI 26/07/2022 00:00

6 tháng đầu năm 2022, mảng kinh doanh thời trang mang về cho IPPG 2.564 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 47% so với cùng kỳ. Dự kiến, doanh thu cả năm 2022 của mảng kinh doanh này sẽ vượt 5.000 tỷ đồng.

>>>Công ty của Johnathan Hạnh Nguyễn lãi đậm

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) của "Vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của Công ty IPP Fashion Retail (IPPG Fashion Retail), doanh nghiệp phụ trách mảng kinh doanh thời trang của IPPG với 3 đơn vị là DAFC, ACFC và CMFC. 

Doanh thu mảng kinh doanh thời trang IPPG Fashion Retail của IPPG dự kiến sẽ vượt 5.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Doanh thu mảng kinh doanh thời trang IPPG Fashion Retail của IPPG dự kiến sẽ vượt 5.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Theo đó, 6 tháng đầu năm 2022, IPPG Fashion Retail ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 2.564 tỷ đồng, tăng trưởng 47% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) đạt 386,6 tỷ đồng, tăng 173% so với mức 141,8 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2021, đồng thời vượt kết quả của cả năm 2020.

Trong 2 năm vừa qua, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, nhưng mảng kinh doanh thời trang của IPPG vẫn tăng trưởng ấn tượng. Nếu như năm 2019, khi chưa có dịch COVID-19, doanh thu thuần và EBITDA của IPPG Fashion Retail lần lượt đạt 3.447 tỷ đồng và 227,5 tỷ đồng.

Năm 2020, doanh thu của mảng kinh doanh này đạt 3.712 tỷ đồng, tăng 265 tỷ đồng, tương đương với 7,69% so với năm 2019. Đến năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở Việt Nam, đặc biệt là tại TP.HCM, khiến các cửa hàng thời trang phải đóng cửa suốt nửa năm, nhưng IPPG Fashion Retail vẫn mang về 171 tỷ đồng lãi cho IPPG.

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ của 6 tháng đầu năm, IPPG dự kiến doanh thu mảng thời trang cả năm 2022 sẽ vượt ngưỡng 5.000 tỷ đồng; EBITDA đạt trên 547 tỷ đồng. Nếu đạt mục tiêu này, mảng kinh doanh thời trang của IPPG sẽ có kết quả kinh doanh vượt cả thời điểm trước dịch COVID-19.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch HĐTV IPPG cho biết, để có được kết quả kinh doanh này, thời gian qua, lãnh đạo Tập đoàn đã phải thường xuyên thay đổi chiến lược, tùy theo diễn biến của thị trường để có những điều chỉnh phù hợp.

Ông Hạnh Nguyễn cho biết, nhìn vào doanh số năm 2019 là 3.500 tỷ đồng đến năm 2022 là 5.000 tỷ đồng, cho thấy quy mô của IPPG Fashion Retail đã tăng lên gần 43%, mặc dù mất 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

“Với lợi nhuận, dù 2021 các cửa hàng phải đóng cửa ngừng kinh doanh suốt nửa năm nhưng vẫn có lãi 171 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm nay lãi 386 tỷ đồng, cao hơn con số 334 tỷ đồng của cả năm 2020, thì mục tiêu lãi 547 tỷ đồng của cả năm 2022 là hoàn toàn khả thi”, Chủ tịch IPPG Johnathan Hạnh Nguyễn tự tin khẳng định.

>>>IPPG bao trọn quy trình tiếp vận hàng không

Không chỉ mảng kinh doanh thời trang của IPPG có kết quả kinh doanh ấn tượng, mảng Dịch vụ hàng không của “Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn cũng đã phục hồi và tăng trưởng ấn tượng, theo đà phục hồi của ngành Hàng không Việt Nam.

Với khoản doanh thu thuần gần 300 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước, Sasco đã thu về mức lãi ròng gần 84 tỷ trong quý II, cao nhất kể từ đầu năm 2019 đến nay.

Với khoản doanh thu thuần gần 300 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước, Sasco đã thu về mức lãi ròng gần 84 tỷ trong quý II, cao nhất kể từ đầu năm 2019 đến nay.

Cụ thể, Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất - Sasco (SAS) do Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch HĐQT cũng vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng vượt trội.

Theo đó, quý II/2022, Sasco ghi nhận gần 296 tỷ đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. So với quý đầu tiên trong năm, mức doanh thu này của Sasco đã tăng 126%, còn nếu so với cùng kỳ năm 2021, mức tăng lên tới 216%. 

Dù biên lãi gộp kỳ này đã giảm nhẹ từ 51,4% xuống 50%, nhưng nhờ mức doanh thu tăng mạnh kể trên, công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn vẫn ghi nhận khoản lãi gộp gần 149 tỷ đồng trong quý II, tăng gấp 3,1 lần so với cùng kỳ. 

Cũng trong quý vừa qua, Sasco còn thu về gần 38 tỷ đồng từ hoạt động tài chính. Trong đó, chủ yếu đến từ phần cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty con và công ty liên kết. 

Ở chiều ngược lại, trong khi chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng hơn 150%, tiêu tốn gần 80 tỷ đồng, nhưng bù lại, chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm 40%, nhờ đó giúp Sasco tiết giảm được hàng chục tỷ đồng. 

Với kết quả này, Sasco đã thu về khoản lợi nhuận trước thuế gần 84 tỷ đồng trong quý II/2022, cải thiện mạnh so với mức lỗ 14,5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. 

Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, mức lãi ròng công ty này thu về được cũng đạt gần 84 tỷ đồng. Với kết quả kể trên, Sasco đã có quý kinh doanh hiệu quả nhất kể từ năm 2019, đồng thời đưa lợi nhuận công ty trở về giai đoạn trước dịch COVID-19. 

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Sasco thu về 427 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành gần 32% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 86 tỷ đồng và vượt 5% so với kế hoạch.

Theo ban lãnh đạo Sasco, kết quả kinh doanh hồi phục nhanh nhờ số lượng chuyến bay nội địa và quốc tế tăng. Trong khi cùng kỳ năm trước, công ty bị ảnh hưởng do phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch COVID-19.

IPP Air Cargo đang chờ giấy phép để thực hiện những chuyến bay đầu tiên.

IPP Air Cargo đang chờ giấy phép để thực hiện những chuyến bay đầu tiên.

Vào hồi tháng 4 vừa qua, IPPG cũng đã đầu tư 51 tỷ đồng, tương đương với 51% vốn điều lệ để thành lập Công ty CP Bellazio Logistic. Đây là công ty tiếp vận, hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh, vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế bằng đường hàng không và tàu biển, đồng thời đầu tư kho bãi.

Ông Jonathan Hạnh Nguyễn cho biết Bellazio Logistic sẵn sàng đầu tư và đồng bộ để dễ dàng kết nối với hải quan tại các nhà ga lớn nội địa và quốc tế nhằm để hàng hóa vận chuyển thông suốt.

Không chỉ thành lập một công ty tiếp vận, ông cũng đã chính thức khởi động hãng hàng không hàng hóa đầu tiên tại Việt Nam, với việc Công ty CP IPP Air Cargo đang chờ giấy phép để thực hiện những chuyến bay đầu tiên. Hồi đầu tháng 4, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa cho IPP Air Cargo.

Nếu được chấp thuận sớm thì sau 3 tháng có giấy phép, IPP Air Cargo sẽ cho cất cánh những chuyến bay chuyên chở hàng hóa đầu tiên. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam có một hãng hàng không chuyên biệt về vận chuyển hàng hóa, vì 5 hãng hàng không hiện tại của Việt Nam đều khai thác vận chuyển hàng hóa kết hợp trên các chuyến bay chuyên chở hành khách. Đồng thời, mở ra cơ hội lớn cho ngành vận tải hàng hóa bằng đường hàng không Việt Nam có thể cạnh tranh sòng phẳng với các "ông lớn" của thế giới sau hơn 30 năm bị bỏ ngỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • IPPG bao trọn quy trình tiếp vận hàng không

    IPPG bao trọn quy trình tiếp vận hàng không

    03:05, 11/04/2022

  • Quỹ Vì cộng đồng IPPG tài trợ 3 tỷ 500 triệu chăm lo Tết cho Trường Sa

    Quỹ Vì cộng đồng IPPG tài trợ 3 tỷ 500 triệu chăm lo Tết cho Trường Sa

    21:56, 05/01/2022

  • CEO IPPG: 6 lợi ích của bình đẳng giới trong doanh nghiệp

    CEO IPPG: 6 lợi ích của bình đẳng giới trong doanh nghiệp

    15:17, 30/12/2021

  • Khu phi thuế quan IPPG: Điểm nhấn phát triển dịch vụ du lịch Phú Quốc

    Khu phi thuế quan IPPG: Điểm nhấn phát triển dịch vụ du lịch Phú Quốc

    12:06, 12/11/2021

  • CEO IPPG đoạt Giải thưởng Lãnh đạo Cam kết và Hành động thúc đẩy bình đẳng giới

    CEO IPPG đoạt Giải thưởng Lãnh đạo Cam kết và Hành động thúc đẩy bình đẳng giới

    12:42, 25/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
IPPG thắng lớn ở mảng kinh doanh thời trang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO