Kazakhstan - "cửa ngõ" mở ra thị trường Trung Á cho Việt Nam

TRƯỜNG ĐẶNG 14/02/2024 04:00

Kazakhstan, với vị trí địa lý chiến lược ở ngã tư châu Âu và châu Á, đang phát huy tiềm năng trở thành một trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng của khu vực.

Việt Nam đang trở thành một đối tác quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Kazakhstan. Điều này được thể hiện qua chuyến thăm chính thức của Tổng thống Kazakhstan, Kassym-Jomart Tokayev, tới Việt Nam vào tháng 8/2023, đây cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một Tổng thống Kazakhstan trong 12 năm qua.

>> Việt Nam và Kazakhstan tạo đà thúc đẩy thương mại

Trong tương lai, hai nước sẽ được chứng kiến nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực như đầu tư, thương mại, văn hóa và giáo dục, như ngài Kanat Tumysh, Đại sứ Cộng hòa Kazazhstan tại Việt Nam, chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp.

Đại sứ Cộng hòa Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh (trái) và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng

Đại sứ Cộng hòa Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh (trái) và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng

- Ông nghĩ sao về triển vọng hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Kazakhstan trong năm 2024? Đâu là những lĩnh vực mà Kazakhstan mong muốn thúc đẩy với phía Việt Nam?

Năm 2024, hai nước chúng ta có thể nâng kim ngạch thương mại song phương lên 1,5-2 tỷ USD. Kazakhstan có thể cung cấp các công nghệ tài chính tiên tiến trong lĩnh vực ngân hàng và thương mại điện tử. Người Việt Nam ưa chuộng sử dụng các ứng dụng di động và mua sắm tại cửa hàng trực tuyến, nhưng không phải ai cũng sử dụng các dịch vụ ngân hàng tân tiến. Điều này có nghĩa là tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực này rất lớn, và Kazakhstan được công nhận là quốc gia có kinh nghiệm hàng đầu và sở hữu các công cụ cho vay trực tuyến phát triển.

Chúng tôi cũng quan tâm đến hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, dệt may và chế biến thực phẩm- những lĩnh vực mà Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn. Kazakhstan có nhiều lĩnh vực để áp dụng kinh nghiệm cho Việt Nam và tiềm năng đối với nhà đầu tư Việt Nam. Và tất nhiên, hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục cũng như du lịch có tầm quan trọng rất lớn.

Ngoài ra, điều đáng chú ý là chuyến thăm Kazakhstan sắp tới của Chủ tịch Võ Văn Thưởng vào tháng 6/2024 sẽ mở rộng các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước.

>>Lý do khiến Apple chuyển sang Việt Nam

- Các dự án cơ sở hạ tầng mà Kazakhstan đang triển khai có thể đóng góp như thế nào nhằm thúc đẩy kim ngạch thương mại Việt Nam - Kazakhstan, thưa ông?

Kim ngạch thương mại của chúng ta đang tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, không phải mọi tiềm năng đều được sử dụng.

Vị trí địa lý thuận lợi của Kazakhstan đối với Tuyến vận tải quốc tế xuyên Caspian (TITR) hay “hành lang giữa” sẽ cho phép chúng tôi trở thành cầu nối đưa hàng hóa Việt Nam đến các nước Trung Á, Châu Âu, Caucasus, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Dọc tuyến đường này có thể vận chuyển tới 10 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, trong đó có tới 200 nghìn container đi các nước châu Âu. Đây là một con số khổng lồ đối với hàng hóa quá cảnh.

Hiện nay, một doanh nghiệp Kazakhstan đang triển khai dự án xây dựng bến cảng mới tại thành phố Poti. Việc xây dựng một bến cảng sẽ là dự án cơ sở hạ tầng Kazakhstan đầu tiên được thực hiện tại Poti, một trong những cảng lớn nhất ở Georgia, là điểm tham chiếu trên tuyến TITR.

Sử dụng “hành lang giữa” để tối đa hóa sự phát triển và mở rộng tiềm năng vận tải quá cảnh và hậu cần đa phương thức dọc theo tuyến đường Việt Nam-Trung Quốc-Kazakhstan-Azerbaijan-Thổ Nhĩ Kỳ-Châu Âu rất quan trọng đối với cả ASEAN và Tổ chức các quốc gia Turkic.

- Kazakhstan đang có những chính sách ưu đãi như thế nào để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, kinh doanh, thưa ông?

Chúng tôi nhận thấy nhiều dấu hiệu tích cực sau khi ký kết Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu với Việt Nam. Khối lượng giao dịch hàng hóa đã tăng lên nhiều lần. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng lên đáng kể.

Hiệp định Thương mại Tự do giữa các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu và Việt Nam thiết lập nghĩa vụ chung của các bên tham gia nhằm đơn giản hóa việc tiếp cận thị trường trong khuôn khổ thương mại song phương dành cho các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ từ các nước đối tác theo thỏa thuận. Đồng thời, Hiệp định bao gồm tất cả các lĩnh vực hợp tác thương mại và kinh tế.

- Ông có khuyến nghị gì cho phía Việt Nam để tăng cường hơn nữa liên kết thương mại giữa hai nước trong thời gian tới?

Tôi cho rằng đẩy nhanh việc thành lập Hội đồng Doanh nghiệp Kazakhstan-Việt Nam sẽ là nền tảng tốt để cộng đồng doanh nghiệp hai nước đàm phán. Vấn đề cấp bách là khả năng ký kết bản ghi nhớ hợp tác tương ứng giữa Phòng Thương mại và Công  nghiệp Kazakhstan và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Trân trọng cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Lý do khiến Apple chuyển sang Việt Nam

    Lý do khiến Apple chuyển sang Việt Nam

    04:20, 04/02/2024

  • Cơ hội hợp tác mới Việt Nam - Italy

    Cơ hội hợp tác mới Việt Nam - Italy

    11:20, 07/02/2024

  • Lực đẩy ngành bán dẫn Việt Nam

    Lực đẩy ngành bán dẫn Việt Nam

    02:30, 28/01/2024

  • Tháo “nút thắt” nhân lực, mở lối cho đổi mới sáng tạo Việt Nam

    Tháo “nút thắt” nhân lực, mở lối cho đổi mới sáng tạo Việt Nam

    04:00, 04/01/2024

  • Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam

    Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam "mở khóa" trí thức người Việt tại châu Âu

    14:07, 12/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kazakhstan - "cửa ngõ" mở ra thị trường Trung Á cho Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO