Lực đẩy ngành bán dẫn Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam xác định rõ tầm nhìn và quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng hệ sinh thái cho ngành này.

Năm 2023 là khoảng thời gian rất sôi động với ngành bán dẫn Việt Nam khi có nhiều “ông lớn” tìm đến đặt nền móng hợp tác.

 Chủ tịch Nvidia Jensen Huang giới thiệu với Thủ tướng Phạm Minh Chính về chip A100 dựa trên AI của Nvidia. Ảnh: Dương Giang

Chủ tịch Nvidia Jensen Huang giới thiệu với Thủ tướng Phạm Minh Chính về chip A100 dựa trên AI của Nvidia. Ảnh: Dương Giang

>> “Cuộc chiến” chất bán dẫn (Kỳ X): Mỹ tiếp tục tung "đòn hiểm"

Giàu tiềm năng

Chip là thiết bị không thể thiếu trong đời sống hiện nay, chúng có mặt từ những thiết bị đơn giản nhất cho đến những cỗ máy tinh vi nhất - là “bộ não” của mọi thiết bị, là cánh tay nối dài cho tác vụ của con người để đạt đến hiệu suất lao động sản xuất cao nhất.

Thế giới đang ráo riết chạy đua trong lĩnh vực này, doanh thu không ngừng tăng lên cho thấy nhu cầu chất bán dẫn là vô hạn. Việt Nam dường như được tự nhiên ban tặng nguồn dự trữ đất hiếm - nguyên liệu sản xuất chất bán dẫn - với trữ lượng lớn thứ 2 toàn cầu.

Cuối năm 2023, Chủ tịch NVIDIA (Mỹ)- tập đoàn sản xuất chip trị giá 1.200 tỷ USD, thăm Việt Nam. Trong buổi tiếp kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai bên đã bàn thảo về lộ trình hợp tác để đưa Việt Nam trở thành “cứ điểm” quan trọng trong mạng lưới bán dẫn với 3 công đoạn “thiết kế, xây dựng nhà máy sản xuất chip và đóng gói, kiểm thử”.

Việt Nam đang chuẩn bị nguồn nhân lực khá dồi dào, khoảng 6.000 kỹ sư, đào tạo mới 50.000 kỹ sư đến năm 2030, đặc biệt 30.000 du học sinh Việt đang học tập tại Mỹ có khả năng tiệm cận với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Nhiều tập đoàn lớn trong ngành điện tử, bán dẫn đã hiện diện và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam như Samsung, Amkor, Qualcomm, Infineon, Marvell, Hana Micron… Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ (SIA), Hiệp hội Bán dẫn châu Á và nhiều tập đoàn lớn, các đối tác hàng đầu đều đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Trong “bản đồ ngoại giao” Việt Nam, còn có những đối tác rất hùng mạnh trong ngành chip, ví dụ: Nhật Bản, Israel, Ấn Độ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU),… đều đã nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất hoặc đã ký kết các hiệp định Thương mại, đầu tư với Việt Nam.

>> Để Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất chất bán dẫn

Trong đó, Nhật Bản là quốc gia giàu kinh nghiệm về chất bán dẫn gồm những tên tuổi lâu đời, như Hitachi, Mitsubishi, Fujitsu, Toshiba,… từng thống trị thế giới. Đặc biệt, Nikon đã làm chủ công nghệ sản xuất máy khắc bản mạch chip tương đương với vị “vua” độc nhất trong công đoạn này là ASML của Hà Lan.

 CHIP 5G DFE đầu tiên của Việt Nam do các kỹ sư Viettel làm chủ hoàn toàn thiết kế.

CHIP 5G DFE đầu tiên của Việt Nam do các kỹ sư Viettel làm chủ hoàn toàn thiết kế.

Xác định rõ phân khúc

Công nghiệp bán dẫn phức tạp hơn những gì chúng ta tưởng tượng, đòi hỏi rất nhiều vốn và mất nhiều thời gian, và là sự phối hợp giữa nhiều quốc gia, khu vực, nhiều doanh nghiệp, trong đó Intel, Qualcomm, TSMC, ASML, Samsung, NVIDIA,… sở hữu các thế mạnh khác nhau.

Trên cơ sở xem xét lợi thế vốn có, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cần xác định tập trung nâng cao giá trị vào công đoạn nào, từ đó chọn đối tác phù hợp đúng sở trường để từng bước làm chủ một trong các khâu trong chuỗi cung ứng. Về cơ bản, chuỗi cung ứng chip gồm 4 khâu: (1) R&D, (2) thiết kế, (3) chế tạo, (4) lắp ráp và đóng gói.

Giá trị thu được, vị thế nền kinh tế trong lĩnh vực này tỉ lệ thuận với độ khó của công đoạn. Đặc biệt, suất đầu tư ngày càng lớn hơn do yêu cầu sản phẩm chip ngày càng tinh vi. Ví dụ, dây chuyền sản xuất chip 10nm trị giá khoảng 2 tỷ USD, nhưng cần hơn 5 tỷ USD để tạo ra dây chuyền sản xuất chip 5nm.

Với sự tập trung của nhiều “đại gia” trong ngành, Việt Nam nhiều khả năng sẽ trở thành trung tâm chip của thế giới. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn cả là người Việt thực sự đóng góp được bao nhiêu, học hỏi và làm chủ công nghệ gì? Nếu không, cũng như các trào lưu công nghiệp đã qua, Việt Nam chỉ thu thuế tài nguyên, giải quyết lao động đơn giản…

Điều này phụ thuộc vào hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ trong nước, có mạng lưới doanh nghiệp thuần Việt đóng vai trò đối tác phụ trợ, cùng lớn lên với doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã thành danh như FPT, Viettel,… chớp lấy cơ hội hợp tác nghiên cứu, chế tạo với nước ngoài. Cuối cùng, phụ thuộc vào khả năng nghiên cứu, sáng tạo phát minh của nhân lực người Việt - đây là yếu tố quyết định chúng ta có thể làm chủ công nghệ bán dẫn hay không.

Chuyên gia kinh tế Đỗ Cao Bảo khuyến nghị: “Con đường đi tốt nhất của Việt Nam là bắt đầu từ các con chip IoT cho y tế, chip cho tủ lạnh, máy điều hoà không khí, máy giặt… Khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm, chúng ta sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lực đẩy ngành bán dẫn Việt Nam tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714388893 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714388893 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10