Kế hoạch thích ứng CPTPP (Kỳ I): Cơ hội chuyển đổi mô hình của doanh nghiệp

TS. Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI 17/02/2019 11:00

Ngày 14/1/2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu phát sinh hiệu lực với Việt Nam, nước thành viên thứ bảy phê chuẩn.

Nhưng những kế hoạch ứng phó với tác động tiêu cực vẫn chưa thực rõ ràng.CPTPP được dự báo sẽ tạo ra một bước ngoặt mới trong thu hút đầu tư nước ngoài, tự do hóa dịch vụ, giúp nền kinh tế Việt Nam có xung lực mới, tạo sức ép hợp lý thúc đẩy cạnh tranh.

p/Chưa chủ động lên kế hoạch cho các chính sách, quy định nhằm ứng phó với các tác động thể chế sẽ tạo sự bất lợi trong thực thi CPTPP.

Chưa chủ động lên kế hoạch cho các chính sách, quy định nhằm ứng phó với các tác động thể chế sẽ tạo sự bất lợi trong thực thi CPTPP.

Sức ép hợp lý

Dễ nhận thấy nhất là việc CPTPP mở ra cánh cửa dẫn tới nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu Việt Nam bằng việc tạo ra các ưu đãi thuế quan đặc biệt cho hàng hóa Việt Nam bước vào thị trường 10 nền kinh tế đối tác.

Hiệp định này, vì vậy, hứa hẹn mang lại các dịch vụ có chất lượng cao hơn, giá hợp lý hơn cho người dân và giảm giá thành sản xuất cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ.

Đặc biệt, CPTPP là một sức ép có trọng lượng, thúc đẩy các cải cách mạnh về thể chế kinh tế trong nước, theo các tiêu chuẩn cao về đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm công… trong các cam kết.

  Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan các FTA đã ký của doanh nghiệp chỉ khoảng 30%, với phần lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.  Có thể thấy cơ hội bị bỏ lỡ rất nhiều.

Đây không chỉ là cơ hội cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thiện phương thức vận hành của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam mà còn là sức ép hợp lý để doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng bền vững, phù hợp với những đòi hỏi của thị trường hiện đại.

Tham gia CPTPP, để đổi lấy những cơ hội, Việt Nam cũng phải cam kết mở cửa mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ của mình cho các đối tác. Đồng thời, chúng ta cũng phải chấp nhận những quy tắc tiêu chuẩn cao, thu hẹp không gian chính sách phía sau đường biên giới.

Với các cam kết mở cửa thị trường, thách thức trực tiếp nhất là cạnh tranh gia tăng. Trong CPTPP, chúng ta sẽ mở cửa thị trường rộng cho 10 nền kinh tế đối tác, trong đó có những đối tác mới chưa từng tự do hóa, cũng có những đối tác “cũ” nhưng mức độ tự do hóa trong CPTPP đã được nâng cấp hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp Việt vẫn "hụt hơi' với CPTPP

    11:00, 15/02/2019

  • Quyền khởi kiện và những lưu ý của doanh nghiệp trong CPTPP

    06:30, 08/02/2019

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ "đối diện" với CPTPP thế nào

    04:31, 07/02/2019

  • Triển vọng dòng vốn FDI năm 2019 khi CPTPP có hiệu lực

    05:59, 06/02/2019

  • Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP

    19:28, 29/01/2019

  • CPTPP: Những cam kết về lao động và công đoàn

    06:30, 29/01/2019

Uyển chuyển tận dụng cơ hội

Về các cam kết thể chế với nhiều nội dung cao hơn so với mặt bằng pháp luật hiện này (sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường…), vấn đề có thể còn phức tạp hơn. Với Nhà nước, đó là thách thức trong việc chuyển hóa các cam kết quy tắc của CPTPP vào pháp luật nội địa một cách uyển chuyển, làm sao để vừa tuân thủ Hiệp định, lại vừa có lợi nhất cho nền kinh tế, tránh được bẫy phân biệt đối xử ngược (đối xử với nhà đầu tư nước ngoài tốt hơn với nhà đầu tư trong nước). Với doanh nghiệp, một số tiêu chuẩn có thể sẽ tăng lên hoặc phức tạp hơn theo yêu cầu của Hiệp định (ví dụ về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ…) sẽ khiến gánh nặng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp tăng thêm tương ứng.

Đó là chưa kể tới những thách thức từ việc hiện thực hóa các cơ hội kỳ vọng. Những lợi ích từ thuế quan chưa chắc đã là thật. Con số chỉ xấp xỉ 1/3 cơ hội thuế quan từ các FTA đã ký được tận dụng có lẽ là một minh chứng rất rõ cho điều này. Chúng ta cũng dường như chưa tận dụng được cơ hội hoàn thiện thể chế từ những nguyên tắc thị trường trong WTO. 10 năm sau khi gia nhập, dù được đánh giá là đã tuân thủ đầy đủ các cam kết thể chế trong WTO, dù đã sửa đổi hàng trăm văn bản, chính sách về thương mại, đầu tư, chúng ta vẫn đang loay hoay với việc như cải cách hành chính.

(Kỳ II: Hành động từ phía cơ quan nhà nước)

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kế hoạch thích ứng CPTPP (Kỳ I): Cơ hội chuyển đổi mô hình của doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO