Trung tâm Khởi nghiệp Seoul (Seoul Startup Hub) đang giữ vai trò đi đầu trong việc kết nối phát triển với các công ty khởi nghiệp Hàn Quốc và thế giới, trong đó có Việt Nam.
>>Hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp tại Nam Định
Trung tâm Khởi nghiệp Seoul ra đời có nhiệm vụ lựa chọn các công ty xuất sắc được xác minh bởi các công ty tăng tốc tư nhân cùng nhà đầu tư; nuôi dưỡng các dự án, hỗ trợ và mở rộng toàn cầu. Từ năm 2019, trung tâm này đã làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ với mục đích hỗ trợ sự gia nhập của các công ty khởi nghiệp xuất sắc của Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam.
Ông Lee Chris Ho - Giám đốc Seoul Startup Hub tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Trung tâm Khởi nghiệp Seoul điều hành các chương trình hỗ trợ cho từng giai đoạn phát triển của công ty. Trung tâm không có nghĩa là một ngôi nhà mà là một hệ thống kết nối hợp tác với 41 trung tâm khởi nghiệp khác nhau, mang hình ảnh của trung tâm khởi nghiệp với các trung tâm hỗ trợ của nó. Trung tâm Khởi nghiệp Seoul điều hành các chương trình hỗ trợ cho từng giai đoạn phát triển của công ty.
Hiện Trung tâm còn đang vận hành với một cơ sở dữ liệu, gọi là Seoul Startup Plus - một nền tảng dành cho các công ty khởi nghiệp, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức được hỗ trợ với các đối tác nước ngoài mà có thể cần mọi lúc, mọi nơi. Năm 2021, Trung tâm đã phát hiện và ươm tạo 525 công ty khởi nghiệp xuất sắc; đầu tư 140 triệu USD, hỗ trợ 88 công ty đã gia nhập và bản địa hóa tại 11 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Mỗi năm, Trung tâm Khởi nghiệp Seoul sẽ lựa chọn và hỗ trợ khoảng 30 công ty khởi nghiệp vào Việt Nam.
Các công ty khởi nghiệp xuất sắc ở Hàn Quốc có mong muốn được vào thị trường Việt Nam thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn khá khắt khe. Đó là những công ty mà sản phẩm có thể đi vào thị trường Việt Nam và các sản phẩm đạt tỷ lệ nội địa hóa; những công ty có thành tích về đầu tư nước ngoài ở Hàn Quốc, tính khả thi trong kinh doanh được các đối tác nước ngoài công nhận. Ngoài ra, đó còn là công ty có mục tiêu rõ ràng khi vào thị trường Việt Nam.
>>Phát triển khởi nghiệp nông nghiệp là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước
>>HUFI: Bế giảng Khóa tập huấn về Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho giảng viên
Cũng theo ông Lee Chris Ho, hệ sinh thái khởi nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam tương đối khác biệt. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Hàn Quốc có đầy đủ các chương trình hỗ trợ của chính phủ. Hệ thống đầu vào toàn cầu dành cho các công ty khởi nghiệp xuất sắc rất khác biệt so với các dự án hỗ trợ khác. Đó là được ưu tiên phát hiện nhận ra nhu cầu của địa phương trên thị trường toàn cầu, lựa chọn trực tiếp, chăm sóc từ các cơ sở địa phương là chìa khóa quan trọng.
Việt Nam là một thị trường có tiềm năng rất cao bởi các công ty khởi nghiệp trong nước có tỷ lệ sở hữu Internet và điện thoại thông minh cao. Số lượng thanh niên có trình độ học vấn ngày càng cao và sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ. Hơn nữa, năm 2022 đánh dấu 30 năm mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc. Hiện hai bên đang hợp tác chặt chẽ về kinh tế ở các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa. Đó là cơ sở cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước được gắn kết bền chặt hơn nữa trong tương lai.
Hơn nữa, năm nay, Seoul đã được chọn là một trong 10 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp. Nhìn về tương lai, thủ đô này đặt mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp để trở thành một trong 5 thành phố kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2030. Vì vậy, mục tiêu và tầm nhìn của Trung tâm Khởi nghiệp Seoul là lấp kín những lỗ hổng trong hệ sinh thái khởi nghiệp - điều này cũng mang lại lợi thế cho Việt Nam. “Trên hết, tôi mong muốn hệ sinh thái khởi nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ thông qua sự hợp tác giữa các công ty khởi nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc mà là sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu” – ông Lee Chris Ho nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm