Khẩn cấp cứu các hãng hàng không

Diendandoanhnghiep.vn TS Bùi Doãn Nề, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA), cho biết từ đầu tháng 5 đến nay, gần 100% chuyến bay chở khách trong nước và quốc tế đã tạm ngừng.

Doanh thu năm 2020 của các hãng hàng không Việt Nam đã giảm trên 60% và dự ước năm nay tiếp tục giảm so với năm ngoái, đặc biệt khoản lỗ năm nay có thể lớn hơn khoản lỗ của năm ngoái tới 16.000 tỉ đồng.

Các hãng hàng không đều mong được "giải cứu"

Hiện mỗi tháng, các hãng hàng không vẫn phải chi trả những khoản tiền lớn như thuê máy bay, trả lãi vay ngân hàng (NH), trả cho đối tác cung cấp dịch vụ đầu vào, duy tu - bảo dưỡng, trả lương nhân viên…

Ông Nề cho biết thêm, hiện nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng bay lớn nhất Việt Nam đã lên tới 36.000 tỷ đồng, trong đó, riêng Vietnam Airlines là 20.000 tỷ đồng.

Dòng tiền hoạt động của các doanh nghiệp này thiếu hụt nghiêm trọng. Các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật, thương mại, công nghiệp phụ trợ, sản xuất suất ăn hàng không, đào tạo và logistics liên quan lĩnh vực hàng không cũng bị ảnh hưởng nặng nề…

Báo cáo của các hãng hàng không cho thấy Pacific Airlines cần vay 5.700 tỉ để phục hồi sản xuất, trong đó cần ngay trong năm nay và đầu năm 2022 ít nhất là 2.000 tỉ đồng. Vietnam Airlines cần hỗ trợ vốn vay ưu đãi 10.000 - 12.000 tỉ đồng để cần đối dòng tiền.

Vietjet đề nghị hỗ trợ khoản vay tín dụng 8.000 - 10.000 tỉ đồng; Bamboo mong được vay 5.000 tỉ đồng… dưới hình thức tái cấp vốn từ các ngân hàng thương mại như đã áp dụng cho Vietnam Airlines và khoản tín dụng dài hạn với lãi suất và điều kiện ưu đãi. Vietravel Airlines cũng đề nghị cho vay 1.000 tỉ đồng với mức lãi suất 0% hoặc lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ dài hạn.

Như vậy, tổng nhu cầu vốn theo đề xuất của các doanh nghiệp hàng không là từ 29.700 - 33.700 tỉ đồng.

"Tình hình dịch bệnh kéo dài so với dự đoán, tác động của đại dịch trở nên vượt quá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp hàng không. Đề nghị áp dụng cơ chế tái cấp vốn vay lãi suất 0% như đã áp dụng với Vietnam Airlines cho các hãng hàng không khác với quy mô vốn từ 4.000 tỉ đồng, thời hạn tối đa 3 năm. Đồng thời, cho phép các hãng được vay gói hỗ trợ 25.000 tỉ đồng, lãi suất 3%-4%/năm, thời gian trong 3-4 năm" – TS Bùi Doãn Nề đề xuất.

Vì vậy, Hiệp hội kiến nghị ngành ngân hàng cho các doanh nghiệp hàng không vay khoảng trên 30.000 tỷ đồng để trang trải các khoản nợ phải trả, trong đó Vietnam Airlines cần hỗ trợ vốn vay ưu đãi 10.000-12.000 tỷ đồng, Vietjet trên 10.000 tỷ đồng, Bamboo 5.000 tỷ đồng, Pacific Airlines 5.700 tỷ đồng, Vietravel 1.000 tỷ đồng.

"Thị trường bay quốc tế vẫn đóng băng, thị trường nội địa đang từng bước nối lại. Nhưng những quy định về vận chuyển, "hộ chiếu vắc-xin", kiểm dịch chưa được thống nhất, chưa sớm được thừa nhận sẽ là rào cản làm chậm tiến trình hoạt động trở lại của doanh nghiệp hàng không" - TS Bùi Doãn Nề lo ngại.

Tình huống cấp bách

Trong văn bản mới nhất, VABA tiếp tục kiến nghị Chính phủ và Quốc hội xem xét, cho phép các hãng hàng không khác vay lãi suất 0% như đã thực hiện với Vietnam Airlines (gói 4.000 tỉ đồng vay tối đa 3 năm). Mục đích là nhằm bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng và giúp các hãng hàng không giải quyết thanh khoản. Số tiền vay cụ thể căn cứ vào nhu cầu của từng hãng hàng không, quy mô, thị phần, đóng góp cho ngân sách trong thời gian qua và khả năng đáp ứng của ngân sách.

VABA cũng kiến nghị Chính phủ phê duyệt gói vay 25.000 tỉ đồng ưu đãi lãi suất cho các hãng hàng không như đề xuất từ tháng 11-2020 của hiệp hội, giúp các hãng hàng không chi thường xuyên, mua sắm vật tư, thiết bị, thực hiện các chương trình dự án, bảo trì và duy trì hoạt động trong thời gian chưa đạt miễn dịch cộng đồng…

Trong một báo cáo gửi Bộ GTVT mới đây, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho rằng trong giai đoạn khủng hoảng do tác động của dịch Covid-19, để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hãng hàng không phục hồi hoạt động kinh doanh và tiếp tục tăng trưởng bền vững, nhà nước và DN cần đồng thời triển khai hệ thống giải pháp tổng thể, toàn diện.

"Đặc biệt, giải pháp cấp thiết của quản lý nhà nước hiện nay là tập trung vào yếu tố tạo dòng tiền cho các hãng hàng không như đẩy nhanh tiến độ triển khai phương án tái cấp vốn cho Vietnam Airlines hoặc xem xét hỗ trợ hãng khác bằng các khoản vay ưu đãi… nhằm bù đắp các chi phí tối thiểu, giúp các hãng duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh cho đến thời điểm thị trường phục hồi" - ông Thắng nêu.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines - hãng hàng không mới nhất tham gia thị trường vào đầu năm 2021, kiến nghị cần sớm có gói hỗ trợ riêng cho hàng không vì đây là ngành chịu tác động nặng nề bởi dịch trong khi có đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế. Khoảng 70% nhu cầu đi lại đến từ hàng không, nếu "cứu" ngành này sẽ góp phần khôi phục kinh tế nhanh hơn.

Chuyên gia kinh tế - TS Cấn Văn Lực nhận định giải pháp cho vay tái cấp vốn để hỗ trợ DN hàng không sẽ khó vì liên quan ngân sách nhà nước và mục đích cho vay. Do đó, để hỗ trợ ngành hàng không thời điểm này, có thể tháo gỡ về cơ chế như cho phép các NH thương mại cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với cả DN hàng không đang bị thua lỗ nhưng triển vọng có phục hồi; đồng thời được triển khai các gói hỗ trợ khác về giãn/hoãn thuế, nợ như các DN khác…

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khẩn cấp cứu các hãng hàng không tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714077643 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714077643 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10