Khẩn trương đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến

NGUYỄN VIỆT 09/11/2021 13:47

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của học sinh, sinh viên thời gian qua.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Phước (Kon Tum) phát biểu tại phiên thảo luận tại Hội trường, ngày 9/11.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Phước (Kon Tum).

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Phước (Kon Tum).

Trao đổi về vấn đề an sinh xã hội, đặc biệt đối với trẻ em, gia đình, hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Phước cho rằng, Báo cáo của Chính phủ đã đề cập một số hoạt động an sinh xã hội, trong đó có chương trình vận động máy tính cho em.

Tuy nhiên, chưa có thống kê số lượng đối tượng trẻ em thực sự cần hỗ trợ và số lượng trẻ em đã nhận hỗ trợ để có thể xác định hành động, giải pháp kế tiếp. Trong một báo cáo về tình hình người lao động do Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân và báo điện tử VnExpress thực hiện khảo sát nhanh tháng 8.2021, trên 69.000 người lao động thì chi phí cho con cái học trực tuyến trong bối cảnh dịch là chi phí phát sinh lớn nhất của họ.

Từ thực tiễn ở địa phương, đại biểu cho biết có rất nhiều gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn và không thể trang trải số tiền hơn 3 triệu để mua điện thoại thông minh hoặc tầm 10 triệu cho một máy tính.

“Đề nghị Chính phủ và Bộ Giáo dục đào tạo nên xem xét bổ sung làm rõ nội dung này trong báo cáo và có định hướng, giải pháp cụ thể hơn trong thời gian tới”, đại biểu Trần Thị Thu Phước nói.

Theo đại biểu, với những diễn biến vô cùng phức tạp của dịch bệnh và xu hướng phát triển của khoa học, công nghệ như hiện nay, hình thức học trực tuyến cần được xác định không chỉ là giải pháp tình thế mà còn là một xu hướng tất yếu, lâu dài.

Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của học sinh, sinh viên thời gian qua xác định những vướng mắc, bất cập và có giải pháp để giải quyết, phát huy tốt ưu điểm của hình thức giáo dục đào tạo trực tuyến trong thời gian tới.

Về thực trạng việc làm và nhu cầu lao động, đại biểu chỉ ra thực tế, trong nhiều năm qua, tình trạng công nhân, người dân di chuyển từ các tỉnh, thành phố lớn về các vùng quê không chỉ gây áp lực không nhỏ cho các tỉnh, thành trong việc đưa đón, hỗ trợ anh đảm bảo an sinh an toàn, phòng chống dịch, đảm bảo an ninh trật tự mà còn dẫn đến nguy cơ thiếu hụt lao động tại các tỉnh, thành phố lớn.

Toàn cảnh phiên họp.

Toàn cảnh phiên họp.

Đối với vấn đề này chúng ta đã có đánh giá bất cứ đánh giá nào để chủ động ứng phó với tình trạng này chưa? Nếu việc thiếu hụt lao động dịp diễn ngày càng trầm trọng hơn thì giải pháp của chúng ta trong vấn đề này là gì?

“Với số dân đã đi về các vùng, miền mà chưa thể quay trở lại nơi làm việc cũ do chưa đáp ứng đủ điều kiện tiêm vaccine hoặc do những yếu tố cản trở khác dẫn tới một lượng không nhỏ người dân thất nghiệp tạm thời thì Chính phủ có định hướng nào để cùng chính quyền các tỉnh giải quyết vấn đề trên?”, đại biểu Trần Thị Thu Phước đặt vấn đề.

Theo đại biểu, việc hỗ trợ trợ cấp phát bằng nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp có thể thực hiện một lần nhưng sẽ không thể chu cấp lâu dài nếu tình trạng này đến vài tháng liên tục.

Do vậy, đại biểu đề nghị bổ sung nội dung này vào giai đoạn tới đây, giao trách nhiệm cho các bộ, ngành, địa phương chủ động tiến hành rà soát, đánh giá và dự phòng giải pháp, phương án tháo gỡ khó khăn cho người lao động và cho doanh nghiệp.

Liên quan đến khung pháp lý, chính sách lao động, đại biểu cho rằng, pháp luật lao động Việt Nam hiện hành chưa đề cập đến những vấn đề pháp lý phát sinh khi doanh nghiệp triển khai mô hình làm việc trực tuyến.

"Nếu những tình huống tai nạn tại nhà, như máy tính phát nổ, chập điện khi sử dụng thiết bị để làm việc qua mạng thì pháp luật sẽ điều chỉnh như thế nào? Hoặc quy định về thời gian làm việc thực tế của người lao động làm việc trực tuyến được thực hiện ra sao? Chính phủ và các bộ, ngành cần quan tâm để đưa vấn đề này vào chương trình hành động và nghiên cứu thời gian tới", đại biểu Trần Thị Thu Phước đề nghị. 

Có thể bạn quan tâm

  • Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai rất chậm

    Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai rất chậm

    11:00, 09/11/2021

  • Phòng, chống COVID-19: Một số địa phương lúng túng, thiếu nhất quán

    Phòng, chống COVID-19: Một số địa phương lúng túng, thiếu nhất quán

    10:00, 09/11/2021

  • Phòng ngừa tham nhũng trong chi phí phòng, chống dịch

    Phòng ngừa tham nhũng trong chi phí phòng, chống dịch

    11:44, 08/11/2021

  • Còn bộ phận cán bộ chủ quan, bị động trong phòng, chống dịch

    Còn bộ phận cán bộ chủ quan, bị động trong phòng, chống dịch

    10:54, 08/11/2021

  • Cần khoan sức dân và nuôi dưỡng nguồn thu

    Cần khoan sức dân và nuôi dưỡng nguồn thu

    01:00, 09/11/2021

  • Đặt hàng doanh nghiệp trong nước để tạo đột phá

    Đặt hàng doanh nghiệp trong nước để tạo đột phá

    00:01, 09/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khẩn trương đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO