Khi livestream trở thành tệ nạn: Cần… “dẹp loạn”

GIA NGUYỄN 05/07/2021 04:30

Tận dụng nền tảng mạng xã hội để livestream bán hàng được coi là một trong những phương pháp hữu hiệu cho giới kinh doanh, thế nhưng, khi livestream đã và đang trở thành tệ nạn, cần… “dẹp loạn”.

Livestream - tính năng truyền tải video trực tiếp thông qua môi trường mạng, người phát video trực tiếp gọi là streamer, chức năng livestream tạo cơ hội tối đa cho người dùng trong việc truyền tải và sáng tạo nội dung mà mình muốn chia sẻ với mọi người.

Thực tế, có rất nhiều buổi livestream hữu ích, đem lại giá trị lớn cho cộng đồng, xã hội như: livestream kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Trung trong lũ lụt; livestream kêu gọi mua vải thiều ủng hộ Bắc Giang, hay phát trực tiếp gây quỹ ứng phó với COVID-19

Khi livestream đang trở lên

Khi livestream đang trở lên "lợi bất cập hại" cần sớm có biện pháp siết chặt quản lý - Ảnh minh họa

Trong một số năm qua, tính năng livestream trên các trang mạng xã hội, không chỉ trở thành trào lưu của người dùng mà còn là một trong những phương pháp hữu hiệu tạo ra nhiều giá trị về kinh tế cho giới kinh doanh.

Thế nhưng, thời gian gần đây, dư luận liên tục “dậy sóng” khi hàng loạt vi phạm xuất hiện từ tính năng này, trong đó phải kể đến hiện tượng các streamer có dấu vi phạm pháp luật khi dùng hình ảnh hàng thật, hàng chính hãng để quảng cáo, mời chào khách hàng trong quá trình livestream nhưng lại giao hàng giả, hàng nhái, không có nguồn gốc, chứng từ… lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tiềm ẩn nhiều hệ lụy, đe dọa sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng, khiến dư luận vô cùng quan ngại

Chưa kể, không ít hiện tượng lợi dụng việc livestream, phát ngôn thiếu văn hóa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân,… đã và đang trở thành tệ nạn. Chẳng hạn, một ca sĩ dằn mặt đồng nghiệp rằng “gặp ở đâu đánh ở đó”; một cựu người mẫu livestream bán hàng với những lời mắng chửi xối xả, cộc cằn, thô lỗ; hay, một số nghệ sĩ khác cũng từng có những phát ngôn thô tục, gây bức xúc cho người hâm mộ.

Thực tế, nhiều streamer ứng xử thiếu kiềm chế, đi quá giới hạn, phát ngôn kiểu “vơ đũa cả nắm”, dùng các ngôn từ mang tính thù hằn, thậm chí có dấu hiệu vi phạm pháp luật, dựng chuyện vu khống, kết tội người khác thay cho tòa án; thậm chí còn lợi dụng cả những việc đi ngược thuần phong mỹ tục của dân tộc;... để câu view, trục lợi.

Người tiêu dùng nên cẩn trọng với những sản phẩm được bán bằng hình thức livestream - Ảnh minh họa

Người tiêu dùng nên cẩn trọng với những sản phẩm được bán bằng hình thức livestream - Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, để “dọn dẹp” thực trạng này trên mạng xã hội, trước hết, cần tiếp tục áp dụng Luật An ninh mạng 2018, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ, đặc biệt, cần phải xử lý nghiêm đối với những hành vi: xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm người khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật; hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.

Bên cạnh đó, cần sớm phổ biến và áp dụng triệt để Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, cũng như văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 29/5, về việc đề nghị các tỉnh, thành tăng cường công tác quản lý, xử lý người livestream xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân khác, sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục,… nhằm giúp người dùng nâng cao ý thức ứng xử theo chuẩn mực, có văn hóa, ngăn ngừa những hành vi lệch chuẩn từ việc sử dụng tính năng livestream.

Cũng theo các chuyên gia, cơ quan chức năng nghiên cứu cơ chế kiểm duyệt sát sao hơn nữa trước những phát ngôn, hành vi của người dùng mạng xã hội. Cảnh báo kịp thời và xử lý nghiêm những vi phạm theo mức độ và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để răn đe giáo dục chung đối với toàn xã hội. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng phải tiến hành khởi tố theo luật định, phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các nhà cung cấp dịch vụ trong việc đưa ra khuyến cáo, cảnh báo người dùng về những vi phạm, đồng thời ngừng cung cấp dịch vụ đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm khi cần thiết.

Liên quan đến thực trạng livestream bán hàng online nở rộ, với hàng loạt các kho hàng giả, hàng nhập lậu bị các lực lượng chức năng phát hiện, triệt phá… Diễn đàn Doanh nghiệp cũng đã có bài viết “Cần coi streamer là một nghề để quản lý”.

Việc hàng loạt các kho hàng lậu, hàng giả, hàng nhái,... phục vụ cho các buổi livestream bị triệt phá cơ quan chức năng triệt phá khiến dư luận đặc biệt quan ngại - Ảnh minh họa

Việc hàng loạt các kho hàng lậu, hàng giả, hàng nhái,... phục vụ cho các buổi livestream bị triệt phá cơ quan chức năng triệt phá khiến dư luận đặc biệt quan ngại - Ảnh minh họa

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cũng từng nhận định, cái gì là xu thế thì hãy để nó “chạy”, sau đó tự động xã hội sẽ từ từ điều chỉnh nó, pháp lý sẽ đi sau. Với những mô hình mới, cứ để nó diễn ra rồi theo dõi, quản lý dần chứ không nên siết chặt quản lý ngay từ đầu, thật ra, streamer cũng na ná như hình thức youtuber hay bán hàng qua kênh truyền hình… Có những nền tảng cho phép livestream như Facebook, sàn thương mại điện tử, cơ quan chức năng trước hết cần kiểm soát được nội dung đăng tải vì nó liên quan đến truyền thông hơn là thương mại điện tử.

Còn dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty luật HPVN cũng cho rằng, không chỉ với hoạt động bán hàng, Nhà nước cần quản lý các sản phẩm, hoạt động tạo ra sản phẩm của các streamer vì các sản phẩm này gắn liền với mạng xã hội, kênh phát video qua internet, có tính tác động, ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý văn hóa, xã hội và an ninh mạng.

Theo Luật sư Hiệp, không cần công nhận đây là một nghề riêng biệt để có văn bản quy phạm pháp luật riêng, hiện nay, có thể vận dụng Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, Luật Xuất bản và các Nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông để quản lý các sản phẩm và hoạt động tạo ra sản phẩm của các streamer.

Thực trạng đã nêu rất đáng lên án và cần sớm có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng nhằm “dẹp loạn”, đặc biệt là khi livestream đã và đang trở thành tệ nạn.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ TT&TT đính chính Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

    Bộ TT&TT đính chính Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

    15:34, 22/06/2021

  • Cần coi streamer là một nghề để quản lý

    Cần coi streamer là một nghề để quản lý

    04:50, 23/02/2021

  • Quản lý đầu tư forex, tiền ảo: Cơ quan chức năng nói gì?

    Quản lý đầu tư forex, tiền ảo: Cơ quan chức năng nói gì?

    15:15, 04/07/2021

  • "Pháp luật không đảm bảo rủi ro cho việc kinh doanh tài sản ảo, chưa cấp phép cho sàn đầu tư Forex"

    19:43, 02/03/2021

  • BIS: Nhà cung cấp thanh khoản hay mô hình đầu tư lừa đảo?

    BIS: Nhà cung cấp thanh khoản hay mô hình đầu tư lừa đảo?

    04:30, 10/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khi livestream trở thành tệ nạn: Cần… “dẹp loạn”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO