Khó khăn của ngành ô tô sẽ kéo dài sang năm 2024

Diendandoanhnghiep.vn Dự báo của các doanh nghiệp ô tô cho thấy, năm 2023 thị trường ô tô sẽ sụt giảm gần 30% so với 2022, tương đương với khoảng 70.000 xe. Khó khăn này sẽ còn kéo dài ít nhất tới nửa đầu năm 2024.

>>Giảm giá "đến chết", “cuộc chiến” trên thị trường ô tô cuối năm

Khó khăn chưa từng thấy

Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô tại tp Hồ Chí Minh cho biết, chưa khi nào lại gặp khó khăn như hiện nay. Doanh số bán hàng của công ty giảm gần 30% tính từ đầu năm 2023 đến nay. Năm nay chắc chắn không có lợi nhuận, bởi có báo nhiều đã chuyển hết thành ưu đãi dành cho khách hàng. “Chúng tôi đã phải giãn sản xuất, giảm giờ làm và cắt giảm lao động. Không chỉ chúng tôi bị ảnh hưởng mà các nhà cung cấp linh kiện trong nước cũng chịu tác động dây chuyền”, ông nói.

ccc

Sức chống chịu của các doanh nghiệp ô tô ngày càng yếu.

Đây là tình cảnh khó khăn chung của ngành ô tô hiện nay. Các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô đều lắc đầu ngao ngán khi sức mua giảm thấp, áp lực hàng tồn kho lớn và gánh nặng chi phí ngày càng nặng thêm.

Theo số liệu bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 11/2023 giảm 29% so với 2022. Trong đó, xe ô tô du lịch giảm 31%; xe thương mại giảm 16% và xe chuyên dụng giảm 57% so với năm 2022.

Dự báo của các doanh nghiệp ô tô cho thấy, năm 2023 ước tính thị trường ô tô sẽ sụt giảm hơn 20% so với 2022, tương đương với khoảng 70.000 xe, trong đó có gần 50.000 xe sản xuất lắp ráp trong nước. Doanh số sụt giảm thì nguồn thu ngân sách từ thuế, phí cũng giảm mạnh. Không những thế các doanh nghiệp cung cấp linh kiện cũng bị ảnh hưởng, phải giảm sản lượng và tác động xấu tới ngành công nghiệp hỗ trợ. Khó khăn này sẽ không kết thúc khi hết năm 2023 mà còn kéo dài ít nhất tới nửa đầu năm 2024, một số doanh nghiệp ô tô nhận định. Sức chống chịu của các doanh nghiệp ô tô ngày càng yếu.

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có 2 “điểm nghẽn" lớn, đó là quy mô thị trường nhỏ và giá xe sản xuất trong nước cao. Giới chuyên môn cho rằng, cả 2 “điểm nghẽn” này đều có nguyên nhân từ thuế, phí cao. Thuế, phí cao đẩy giá xe lên cao, trong khi thu nhập của người dân còn thấp, nên giấc mơ sở hữu ô tô cá nhân luôn xa tầm với.

Với thu nhập bình quân đầu người Việt Nam hiện nay vào khoảng 7,5 triệu đồng/tháng, để mua một chiếc xe bình dân có giá bán khoảng 600 triệu đồng, tính ra sẽ phải nhịn ăn tiêu liền 90 tháng mới đủ. Ít người có khả năng mua xe, dẫn đến doanh số bán của các mẫu xe đều thấp, quy mô thị trường ô tô từ trước đến nay khá nhỏ bé.

"Phú qúy giật lùi"

>>Nhiều mẫu ô tô giảm giá hàng trăm triệu đồng trong tháng 11

Sau hàng chục năm, đến 2022 quy mô thị trường ô tô Việt Nam mới vượt ngưỡng 500.000 xe các loại. Tuy nhiên, xe sản xuất lắp ráp trong nước chỉ xoay quanh con số 300.000. Năm 2023 quy mô thị trường như dự báo, sẽ giảm chỉ còn khoảng 400.000 xe các loại và xe sản xuất lắp ráp trong nước cũng lùi về con số dưới 300.000.

Theo các doanh nghiệp, một mẫu xe phải đạt được doanh số bán từ 50.000 chiếc/năm trở lên mới khả thi để đầu tư sản xuất linh kiện, phát triển chuỗi cung ứng, nâng tỷ lệ nội địa hóa và giảm giá thành. Trong khi đó, tại Việt Nam, đến nay chưa có mẫu xe nào đạt doanh số này cả. Năm 2023 mẫu xe do doanh nghiệp trong nước sản xuất lắp ráp có doanh số bán cao nhất không vượt quá 20.000 xe. Còn lại đa số các mẫu xe đều có doanh số bán thấp từ 10.000 xe trở lại. Doanh số bán thấp, sản xuất giảm, nên ngành công nghiệp ô tô sẽ “phú quý giật lùi”.

ccc

Dự báo của các doanh nghiệp ô tô cho thấy, năm 2023 ước tính thị trường ô tô sẽ sụt giảm hơn 20% so với 2022.

Ô tô dưới 10 chỗ ngồi là sản phẩm chịu nhiều thuế phí nhất, gồm  thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ, phí cấp biển… Hiện xe sản xuất lắp ráp trong nước được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh năm 2023, chính sách này không phát huy hết tác dụng.

Đối với nhiều quốc gia, công nghiệp ô tô là ngành có đóng góp lớn cho GDP hàng năm, tạo ra hàng triệu việc làm và có sức lan tỏa sâu rộng. Công nghiệp ô tô được coi là trụ cột của ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Trong khi đó, công nghiệp chế biến, chế tạo từ lâu đã chứng minh được tầm quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế, là “chìa khóa” đem lại sự thịnh vượng. Tuy nhiên, thuế, phí cao ngất ngưởng đã bót nghẹt ngành sản xuất này, không cho nó phát triển.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khó khăn của ngành ô tô sẽ kéo dài sang năm 2024 tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714440990 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714440990 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10