Ngày 9/9, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức khai giảng Khóa Đào tạo cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội đầu tiên tại Hà Nội.
Khóa học kéo dài 06 buổi bằng hình thức online. Đặc biệt, khóa học đã thu hút được sự tham dự của gần 50 học viên đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước với đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực.
Nằm trong khuôn khổ Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia năm 2021 và Chương trình Youth Co:Lab của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP Việt Nam, với sự tài trợ của Citi Foundation và Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tổ chức Khóa Đào tạo cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội. Khóa học dành cho các Cố vấn khởi nghiệp, Giảng viên Cao đẳng/Đại học, Chuyên gia đã từng tham gia các hoạt động đào tạo, giảng dạy về khởi nghiệp, Các doanh nhân (có kinh nghiệm trên 5 năm), Lãnh đạo các đơn vị có tổ chức các hoạt động khởi nghiệp.
Năm 2019, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Khởi nghiệp NSCI thực hiện nhiệm vụ Nâng cao năng lực, xây dựng mạng lưới và hỗ trợ hoạt động của cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (thuộc Đề án 844) ở 5 tỉnh thành khác nhau.
Với nhiều kinh nghiệm trong đào tạo cố vấn, năm nay, Diễn đàn Doanh nghiệp lại tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này, và đưa thêm nhiều nội dung mới, cập nhật. Năm 2021, cũng là năm đầu tiên Ban tổ chức đưa thêm phần về tạo tác động xã hội hướng đến phát triển bền vững vào nội dung đào tạo cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Mục đích của chúng tôi là muốn cho các học viên sau này sẽ giảng dạy, cố vấn cho doanh nghiệp khởi nghiệp về tạo tác động xã hội, tạo ra nhiều tác động tích cực tới môi trường, địa phương, tạo sinh kế cho các thành phần thuộc nhóm yếu thế như phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người cao tuổi, người lao động chưa có việc làm hoặc thu nhập thấp trên toàn quốc.
Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp -Phó Trưởng ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia phát biểu khai giảng khóa học: Chúng tôi xin cảm ơn sự hợp tác của UNDP, hy vọng đây sẽ là động lực mới cho sự hợp tác và phát triển của tất cả các học viên hôm nay, là các anh chị đến từ các doanh nghiệp, từ nhiều trường đại học với công việc hỗ trợ và hoạt động khởi nghiệp, trong đó có một số anh chị em đã bắt đầu triển khai các hoạt động tạo tác động xã hội. Đặc biệt, xin cảm ơn hai giảng viên, trong đó anh Phan Đình Tuấn Anh khi vừa mới kết thúc khóa đào tạo cho các Startup và hôm nay lại tiếp tục cùng các anh chị triển khai hoạt động đào tạo, hướng dẫn huấn luyện cho hoạt động mentor.
Ngoài mục tiêu về nâng cao năng lực kiến thức cho hạt động Mentor, với sự hiện diện của UNDP, chúng ta cũng sẽ đặc biệt quan tâm đến nội dung mới của chương trình này, khác hẳn với các chương trình khác đó là, đối với hoạt động khởi nghiệp tạo tác động, có thể có những anh chị đã hoạt động trong lĩnh vực này, hoặc mới bắt đầu ở giai đoạn tìm hiểu, nhưng chúng tôi đánh giá rất cao mục tiêu mà chương trình UNDP đặt ra. Đó là triển khai nhiều hơn nữa các hoạt động, tư duy, kiến thức liên quan đến khởi nghiệp tạo tác động xã hội.
Ban đầu chúng tôi tiếp cận và thấy rằng đây là một hoạt động rất ý nghĩa, nhưng khi đi vào thực tiễn và qua những hoạt động với doanh nghiệp trong thời gian vừa qua mới thất đây có thể coi như một phương thức rất có ý nghĩa về mặt xã hội, cũng là động lực để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng và với khối doanh nghiệp nói chung phát triển.
Đồng thời, nếu ý thức được vấn đề này thì sẽ là một động lực phát triển rất tốt trong thời gian tới. Cảm ơn UNDP đã mang đến chương trình mới mẻ, đầy ý nghĩa và đầy hiệu quả xã hội. Chúng tôi cũng mong muốn các anh chị học viên sẽ nắm bắt và sớm đưa ý nghĩa, cách thức của hoạt động tạo tác động vào trong hoạt động của mình, để không chỉ mang lại mục tiêu lợi nhuận mà hơn nữa, có giá trị tạo tác động lan tỏa cho xã hội nhiều hơn. Chúng ta sẽ cùng nhau kết nối để tạo cộng đồng lan tỏa giúp phương thức này trong hoạt động kinh doanh.
Bà Diana Torres, Trưởng phòng Quản trị công và sự tham gia, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc UNDP chia sẻ: Với tư cách đại diện cho UNDP, đây là niềm vinh dự cho tôi khi chào mừng các anh chị tham gia vào khóa đào tạo cố vấn khởi nghiệp dành cho khởi nghiệp tạo tác động xã hội ngày hôm nay. Các anh chị cũng đã biết Youth Colab là chương trình phát triển bởi UNDP với sự tài trợ của City Foundation từ năm 2017. Chương trình được kiến tạo với mục tiêu tạo ra một lĩnh vực chung, chương trình chung phát triển cho toàn bộ các quốc gia tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhằm đào tạo và tạo điều kiện cho các thanh niên tham gia vào chương trình khởi nghiệp, phát triển bền vững và tăng cường kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng khởi nghiệp.
Youth Colab được triển khai tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, bắt đầu tại Việt Nam từ 2018 tính đến nay, đã hỗ trợ cố vấn cho hơn 200 thanh niên khởi nghiệp tạo tác động, trong đó 35 % đến từ các thành phần yếu thế trong xã hội. Chúng tôi cũng hỗ trợ 29 Startup tạo tác động xã hội bằng cách sử dụng kĩ thuật, cũng như tài chính thông qua chương trình hỗ trợ khởi nghiệp. Hơn 420 thanh niên đã tham gia cùng chúng tôi trong các diễn đàn ở cấp tỉnh, cũng như cấp quốc gia, nơi mà họ trao đổi cùng nhau để tạo ra môi trường tốt hơn cho phát triển dành cho thanh niên khởi nghiệp và khởi nghiệp tạo tác động xã hội.
Năm 2020, khi chúng ta ở trong chu kỳ thứ hai của làn sóng dịch COVID-19 tại Việt Nam, chúng tôi cũng đã cùng với các đối tác có một nghiên cứu về khả năng chống chịu cũng như xây dựng bộ Training Kit và sẽ dành cho các buổi training của năm nay.
Trong năm 2021, Youth Colab sẽ hoạt động các hoạt động rất đa dạng, chia làm ba phần chính như sau:
Thứ nhất, là các buổi tập huấn nâng cao năng lực dành cho thanh niên khởi nghiệp tạo tác động xã hội, cũng như dành cho các cố vấn khởi nghiệpvề lĩnh vực khởi nghiệp tạo tác động xã hội.
Thứ hai, sẽ hỗ trợ tham quan chương trình hỗ trợ khởi nghiệp và các mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó có 2 việc bao gồm: Hỗ trợ các Startup đã từng chiến thắng trong Youth Colab những năm trước đây ứng phó với đại dịch COVID-19 của năm nay. Và tiếp tục tổ chức cuộc thi tìm kiếm những doanh nghiệp tạo tác động xã hội mới, tiếp tục hỗ trợ họ.
Cuối cùng, chương trình cũng sẽ tổ chức một loạt các chương trình đối thoại online để kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ với các bên liên quan. Chúng tôi hy vọng khi kết thúc Youth Colab năm nay bằng một chương trình đối thoại cấp cao, tạo ra môi trường tốt để các bên có thể chia sẻ, tạo ra môi trường tốt nhất cho thanh niên khởi nghiệp tạo tác động xã hội.
Hiện nay, ngày càng có nhiều hơn các nhà đầu tư mong muốn đầu tư các khoản không chỉ tham gia lợi ích về mặt kinh tế, mà còn tạo tác động xã hội theo mạng lưới đầu tư toàn cầu. Việc đầu tư tạo tác động xã hội tại Đông Nam Á ngày càng phát triển hơn trong những năm gần đây và Việt Nam trong nền kinh tế phát triển nhất khu vực cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động đầu tư này. Tính từ năm 2007 trở lại đây, có ít nhất 10 nhà đầu tư cá nhân phần lớn là lãnh đạo các quỹ đã đầu tư khoảng hơn 25 triệu USD thông qua 23 chương trình tài trợ. Đến nay, song song với đó có 6 quỹ đầu tư phát triển quốc tế đã có cam kết đầu tư và thực tế đã đầu tư rên tới hơn 1,4 tỷ USD trong khoảng thời gian từ 2007 đến nay.
Như vậy, các anh chị cũng có thể nhận ra rằng, để phát triển tốt nhất cho các doanh nghiệp tạo tác động đặc biệt là các hỗ trợ từ lúc họ còn rất mới, cho đến khi cải thiện khả năng sẵn sàng đầu tư, chúng ta cần một lượng lớn các cố vấn khởi nghiệp tạo tác động xã hội, những người có trình độ là lý do vì sao lần đầu tiên Youth Colab tổ chức cuộc đào tạo dành cho các người cố vấn tạo tác động xã hội.
Chúng tôi rất mong muốn được tiếp tục làm việc với tất cả các anh chị, những người cố vấn những người đào tạo, những nhà đầu tư cho nhóm khởi nghiệp tạo tác động xã hội ở Việt Nam. Chúng ta sẽ giúp tăng cường hơn nữa phát triển đầu tư khởi nghiệp tạo tác động xã hội trong lứa doanh nhân trẻ tại Việt Nam và bằng cách đó thì chúng ta sẽ cùng mở mở khóa những tiềm năng của những người trẻ, những doanh nghiệp trẻ trong việc giúp Việt Nam tìm ra những giải pháp mới, để tăng tốc đạt được mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
TS Đàm Quang Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Chuyên gia Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp Quốc gia – VSMA chia sẻ: Chúng tôi cảm ơn sự tin tưởng hợp tác sự hỗ trợ của rất nhiều các quý vị đại biểu trong UNDP, tạp chí diễn đàn doanh nghiệp đã cho chúng tôi thực hiện nhiệm vụ mà hội đồng khởi nghiệp quốc gia phải thực hiện, liên quan đến các startup và cố vấn khởi nghiệp tạo tác động xã hội.
Trước đó, chúng tôi đã có hơn 100 học viên và có rất nhiều hoạt động, đó là tín hiệu đáng mừng của chương trình khởi nghiệp tạo tác động mà chúng ta đã tiến hành. Tôi hy vọng chúng ta sẽ tiếp tục có nhiều hơn nữa khóa đào tạo về cố vấn và điều đáng mừng là hôm nay, các anh chị ở đây có nhiều gương mặt rất thân quen, đến từ đa dạng các khối ngành, các thầy cô nằm trong các trường đại học, cho đến các doanh nhân, khối quản lý nhà nước, đại diện cho các gương mặt nằm trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đặc biệt là khởi nghiệp tạo tác động xã hội.
Với sự nhiệt tình cống hiến và trách nhiệm của các anh chị với cộng đồng khởi nghiệp với xã hội với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa và sau tất cả những hoạt động của chúng tôi, về phía hội đồng cố vấn khởi nghiệp sáng tạo sáng tạo quốc gia, chúng tôi sẽ có những hoạt động liên quan đến việc ghép cặp cho các anh chị để thực hành ngay những hoạt động được đào tạo, trao đổi cập nhật thông qua các lớp đào tạo, tập huấn như thế này, để làm sao có thời gian hỗ trợ cho các Startup hoàn thiện hơn mô hình kinh doanh, giúp họ có thể có các hoạt động tạo tác động xã hội từ mô hình kinh doanh của mình.
Ông Phan Đình Tuấn Anh – Founder của Angels 4 Us, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia – VSMA phụ trách khu vực phía Nam chia sẻ, tôi rất mừng cùng anh Tiến Trung chia sẻ với các anh chị về kinh nghiệm về cố vấn, nghề cố vấn không phải là cái gì kinh khủng mà nó chỉ là một xu hướng trong đổi mới sáng tạo. Ở Việt Nam chúng đã may mắn có được những kinh nghiệm và thực tế về mentoring. Tại lớp học này chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những kinh nghiệm, những trường hợp cụ thể và điển hình đã có ở Việt Nam. Cũng là người cố vấn tại các chương trình tôi hi vọng rằng trong 6 buổi học tới sẽ mang đến cho các anh, chị những kiến thức, thông tin để các anh, chị có thể áp dụng vào công cụ giảng dạy để tối đa hoá tác động trong môi trường giảng dạy của mình trong tương lai.
Tại bài giảng ông Tuấn Anh cũng chia sẻ thêm: Những nhóm khởi nghiệp sử dụng công nghệ trong sáng tạo các giá trị mới, tạo các tác động tích cực và bền vững, đo lường được, với môi trường và xã hội song song với cả chị về tài chính. Đây là những nhóm nhận vốn đầu tư tác động nên thay vì được gọi là Incom bất an từ piece in, họ thường được gọi là in công tác start up mở ngoặc để nhấn mạnh vào khả năng nhân rộng mô hình và tiếp cận vốn đầu tư để nhân rộng và có yếu tố đổi mới sáng tạo trong công nghệ.
Đồng thời những nhóm khởi nghiệp sử dụng công nghệ Trong sáng tạo các giá trị mới sáng tạo các tác động tích cực và bền vững, đo lường được, với môi trường và xã hội song song với các giá trị về tài chính. Đầu tư tác động là đầu tư được thực hiện với các công ty, tổ chức, và các quý với ý định tạo lập ra các tác động đo lường được cho xã hội và cho môi trường song song với các giá trị về tài chính.
Ông Nguyễn Tiến Trung - Chủ tịch HĐQT, sáng lập Công ty Kankyo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia – VSMA phụ trách khu vực phía Bắc chia sẻ tại bài giảng của mình: Người sáng lập sẽ muốn có doanh thu từ ngay ngày đầu tiên doanh nghiệp đi vào hoạt động, và tốt hơn nữa là có luôn lợi nhuận. Giá trị lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào số tiền mà bản thân người sáng lập muốn kiếm được mở (cho bản thân họ), cũng như sẽ phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng doanh nghiệp. Startup có thể thể cần đến nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để có được doanh thu (dù rất nhỏ). Bạn cần tập trung vào phát triển một sản phẩm thật sự hữu ích cho người dùng, nhằm có được một lượng khách hàng đông đảo. Nếu kế hoạch thành công, lợi nhuận tài chính có thể rất khổng lồ. Vì dụ như Uber thực hiện được định giá tầm 50 tỷ USD Mỹ.
Nhiều startup được bắt đầu từ chính tiền túi của người sáng lập hoặc đóng góp từ gia đình và bạn bè. Một số trường hợp thì gọi vốn từ cộng đồng (Crowdfunding). Tuy nhiên, phần lớn các startup đều phải gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần và quỹ đầu tư mạo hiểm. Là một startup, bạn sẽ phải hi vọng tăng trưởng cực nhanh và cần một lượng vốn đủ mạnh để đạt được tham vọng này. Sẽ cần một thời gian dài để bạn có thể tạo ra doanh thu và có lợi nhuận. Cũng nên nhớ rằng những nhà đầu tư cho Startup sẽ trông đợi nguồn lợi nhuận khổng lồ, do đó sẽ có những áp lực bắt buộc cho những nhà sáng lập. Mở ngoặc cũng cần lưu ý rằng có nhiều ý kiến cho rằng startup không phải lúc nào cũng cần dựa vào các quỹ đầu tư. Khi khởi đầu, ngoài tiền túi của mình, bạn sẽ cần dựa vào đóng góp từ gia đình bạn bè, vay ngân hàng hoặc vốn góp từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, vì mục tiêu là sống sót bạn sẽ phải quản lý chặt chẽ số tiền mình đang vay, nên nhớ là số tiền này sẽ phải được hoàn trả cùng với lãi suất.
Bài học cho nhà sáng lập: Gọi vốn là một quá trình bán hàng. Mục tiêu: thu hút sự chú ý cho câu chuyện. Người nghe muốn gì? Thành công: một cuộc gặp tiếp theo. Trình bày sản phẩm khác với trình bày gọi vốn đầu tư. Đừng quên vì sao bạn muốn trình bày hoạt động kinh doanh của mình? Có nhiều thứ cần giới thiệu hơn sản phẩm. Khi kinh doanh gì ai muốn gì từ nhà đầu tư? Rõ ràng từ đầu. Mô hình kinh doanh và định nghĩa sản phẩm càng đơn giản càng tốt. Hãy chắc chắn rằng bạn muốn nhận vốn đầu tư và biết rõ bạn muốn gì từ nhà đầu tư. Doanh thu, không hiếm khi, là nguồn tài trợ vốn tuyệt đối. Muốn hoạt động kinh doanh lẻ sẽ có ít cạnh tranh. Thậm chí là không có thứ duy nhất có ý nghĩa là thị trường nói gì. Trong quá trình dự án đầu tư: quá trình xây dựng niềm tin. Ghi nhớ quản lý thời gian trao đổi mặt bằng, nhất quán trong lời nói và từ ngữ. Đừng ngại ngần kể câu chuyện của mình. Đừng để nhà đầu tư ngủ gật. Đừng quên giới thiệu đội ngũ tuyệt vời của bạn. Khi không có nguồn thống kê hãy đưa ra các giả thuyết hợp lý. Ngoại ngữ có phải là rào cản tìm hiểu để biết những gì mình không biết hãy sẵn sàng.
Sau khi kết thúc khóa học, tất cả các học viên sẽ được trao Chứng nhận Quốc tế.
Có thể bạn quan tâm