“Khoác áo mới” cho hệ thống chợ Hà Nội

Thu Hoài 16/07/2019 13:19

Chợ đã đầu tư nhưng khai thác sử dụng kém hiệu quả, khó khăn trong xã hội hóa nguồn vốn đầu tư, công tác chuyển đổi mô hình chợ còn chậm và nhiều bất cập…

hệ thống chợ Hà Nội nhất là khu vực ngoại thành đang bị xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường

Hệ thống chợ Hà Nội nhất là khu vực ngoại thành đang bị xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường

Quá nhiều vướng mắc

Ông Nguyễn Xuân Linh – Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh chia sẻ, hiện huyện Đông Anh có 25 chợ, xã hội hóa 18 chợ, 7 chợ chưa xã hội hóa nhưng chỉ có 3 chợ phù hợp quy hoạch nhưng cũng đang còn tồn tại nhiều vướng mắc và huyện đang đưa ra giải pháp là thành lập lại ban quản lý chợ của huyện. Việc xã hội hóa nguồn vốn đầu tư chợ trên địa bàn huyện rất khó khăn.

Trên địa bàn quận Ba Đình hiện đang có 13 chợ trong đó có 5 chợ hạng hai, 3 hạng ba, còn 5 chợ chưa có phương án sắp xếp ngành hàng. Đại diện UBND quận Ba Đình cho hay, chợ thành công A nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng đường vành đai 1 từ nhiều năm nay nên công tác quản lý thời gian vừa qua cũng không được chặt chẽ, với quy mô 70 hộ kinh doanh, hầu hết các chợ đều không nộp thuế nên thời gian tới khi tổ chức giải phóng mặt bằng thì sẽ gặp khó khăn về cơ chế hỗ trợ chính sách cho bà con.

Có thể bạn quan tâm

  • Chợ truyền thống đang bị…bỏ quên?

    Chợ truyền thống đang bị…bỏ quên?

    11:47, 26/04/2019

  • Bách Hóa Xanh và chiến lược lấy khách hàng từ chợ truyền thống

    Bách Hóa Xanh và chiến lược lấy khách hàng từ chợ truyền thống

    05:00, 25/03/2019

  • Không khí Tết tại phiên chợ truyền thống lâu đời nhất ở Hà Nội

    Không khí Tết tại phiên chợ truyền thống lâu đời nhất ở Hà Nội

    03:30, 02/02/2019

  • Nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ truyền thống

    Nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ truyền thống

    02:11, 06/12/2018

  • Cuộc

    Cuộc "lột xác" của chợ truyền thống

    11:00, 16/04/2018

Đối với chợ Châu Long, UBND thành phố đã có kết luận cho phép sử dụng vốn ngân sách để đầu tư xây dựng nhưng phải thu hồi và hoàn trả lại vốn ngân sách. Quận Ba Đình cũng đã lập dự án. Tuy nhiên, muốn thu hồi và hoàn trả lại vốn ngân sách thì bắt buộc phải tăng quy mô của chợ lên gấp 2-3 lần so với quy mô của chợ hiện nay thì mới đáp ứng được đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn cũng như số hộ kinh doanh tại đây, đồng mời mới đảm bảo thu hồi được vốn ngân sách.

Tuy nhiên, việc này lại vướng vào việc các Nghị định không cho phép sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng chợ ở các tỉnh, thành phố Trung ương mà chỉ được sử dụng vốn sự nghiệp cho việc cải tạo sửa chữa.

Không chỉ khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư xây dựng chợ, việc phí kinh doanh trên chợ cũng gặp nhiều khó khăn. Tại quận Tây Hồ, chợ Bưởi là chợ loại một, thành phố cũng thí điểm giao cho doanh nghiệp quản lý từ năm 2006, với 405 hộ nhưng có tới 310 hộ không đóng tiền suốt từ thời điểm đó đến nay. Tồn tại cũ chưa giải quyết xong, nay lại phát sinh phương án giá mới với mức giá thuê ki ốt cao gấp 2-3. Đây là bài toán vẫn chưa có lời giải.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, đến nay, tính chung trên địa bàn thành phố đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác 167/454 chợ (đạt 36,8%), còn 33/454 chợ chưa phân hạng, đã có 364/421 chợ phê duyệt phương án giá dịch vụ chợ (đạt 86,46%)...

Bà Trần Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội thừa nhận, công tác phát triển và quản lý chợ vẫn còn những bất cập cần khắc phục. Trong đó, hầu hết các chợ trên địa bàn, nhất là khu vực ngoại thành đang bị xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường... Công tác quản lý và phát triển chợ, triển khai quy hoạch tại các quận, huyện còn chậm, chưa đồng bộ.

Mặc dù, đã phê duyệt được 100% kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ song một số địa phương chưa tích cực giải quyết các khó khăn vướng mắc dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài làm mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến thu ngân sách của thành phố…

Gỡ vướng cách nào?

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, khai thác chợ, bà Trần Thị Phương Lan đề nghị các ngành chức năng, các cấp có thẩm quyền có cơ chế hỗ trợ, như: miễn, giảm tiền thuê đất, ưu đãi lãi suất cho vay đầu tư xây dựng chợ… Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác chợ, cần có quy định rõ hơn về quyền lợi, trách nhiệm của hộ kinh doanh trong từng trường hợp được giao, hoặc cho thuê điểm kinh doanh. Trước mắt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện thu tiền thuê điểm kinh doanh tại chợ tương đương với mức thu áp dụng khi chợ đang do nhà nước quản lý, nhằm bảo đảm an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương đề nghị UBND thành phố sớm phê duyệt Danh mục các dự án chợ kêu gọi đầu tư và tổ chức mời thầu trên địa bàn thành phố năm 2019. Đồng thời sửa đổi Quyết định số 56/2016/QĐ-UBND ngày 31/1/2016 của UBND thành phố về việc ban hành giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn thành phố cho phù hợp với các quy định.

Ông Nguyễn Ngọc Vĩnh - Phó Trưởng phòng Kinh tế quận Long Biên kiến nghị, Thành phố cần có cơ chế cân đối, điều chỉnh các khoản mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước, như tiền thuê đất, thuế, phí… để giúp doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận tối thiểu dựa trên các khoản thu từ chợ. Việc cải tạo, xây dựng lại các chợ cũ tại Hà Nội nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh tốt hơn, đồng thời tạo bộ mặt đô thị văn minh, hiện.

Trước những tồn tại nêu trên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đề nghị các sở, ngành nghiên cứu, đề xuất với UBND thành phố về cơ chế kết hợp hiệu quả các nguồn vốn, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, phương thức hợp tác công - tư; tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong quản lý, kinh doanh, khai thác chợ... nhằm đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Khoác áo mới” cho hệ thống chợ Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO