"Khoảng trống" cơ chế khiến doanh nghiệp điện gió "hụt hơi"

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp lo ngại những chính sách sau mốc COD hiện còn là "khoảng trống", trong khi đó, điều này quyết định sinh mệnh của dự án điện gió.

>>>Hải Phòng: Đề nghị bổ sung 3.900 MW điện gió ngoài khơi

Ngày 31/10/2021, giá mua điện gió ưu đãi hiện hành hết hạn theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Tính đến hết thời điểm trên, có 69 nhà máy điện gió với tổng công suất 3.298,95 MW được công nhận vận hành thương mại (COD); còn lại 62 dự án với tổng công suất gần 3.500 MW không kịp về đích và “hụt” ưu đãi. 

 62 dự án với tổng công suất gần 3.500 MW không kịp về đích và “hụt” ưu đãi.

Hiện còn 62 dự án với tổng công suất gần 3.500 MW không kịp về đích và “hụt” ưu đãi.

"Sinh mệnh" trong tay người làm chính sách

Theo ông Trịnh Đức Trường Sơn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Năng lượng Viên An Cà Mau, khi xây dựng triển khai thì đúng vào đợt dịch Covid-19 khiến nguồn nhân lực, thiết bị, máy móc để có thể đến công trường tương đối khó khăn.

“Việc vận chuyển tuabin từ nước ngoài về thì phải qua rất nhiều khâu kiểm dịch, sau đó tập trung tại cảng Đá Son, Vũng Tàu. Để kiểm soát được thiết bị thì cần con người, nhưng việc đưa cán bộ kỹ thuật vào tương đối khó khăn do tỉnh có những quy định gắt gao”, ông Trịnh Đức Trường Sơn cho biết.

Cùng với đó, đại diện doanh nghiệp cho biết còn gặp khó khăn trong nguồn nhân lực để triển khai dự án, các vị trí đóng trục tua bin, đường dây. “Chúng tôi muốn đưa chuyên gia vào Cà Mau thì phải xin phép tỉnh, được sự đồng ý thì mới đc vào. Sau đó còn phải tiến hành test, yêu cầu cách lý lưu trú từ 14 – 21 ngày, ảnh hưởng đến tiến độ”, Giám đốc Công ty TNHH MTV Năng lượng Viên An Cà Mau chia sẻ.

Trong quá trình thi công, dự án có những xà lan trên biển, ngoài việc test 3 ngày/lần, lại cộng thêm khó khăn di chuyển từ xà lan vào đất liền. Điều này làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến tiến độ do phải đi lại nhiều. 

“Nhìn thấy những bất cập, rủi ro khi dự án không kịp vận hành thương mại. Lúc này, những chính sách sau mốc COD là điều vô cùng quan trọng với những nhà đầu tư dự án. Tuy nhiên, hiện nay nhà đầu tư không thể trả lời “khoảng trống” này, họ đặt sinh mệnh của dự án trong tay các nhà hoạch định chính sách”, ông Trịnh Đức Trường Sơn nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chuyên gia năng lượng, nguyên Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương cho rằng, điện gió yêu cầu tính phức tạp hơn rất nhiều về kỹ thuật, 1 dự án mất 2 năm thi công trong khi điện mặt trời chỉ mất hơn nửa năm Đặc biệt điện gió ngoài khơi còn phức tạp và kỹ thuật hơn nhiều.

Một rủi ro khác là quá ít các nhà cung cấp thiết bị. Để giảm giá thành cần vốn đầu tư rất lớn, các nhà đầu tư khó huy động lượng lớn như vậy.

Ngoài ra, chúng ta cũng chưa có kinh nghiệp phát triển điện gió ngoài khơi, tỷ lệ nội địa hoá thấp, hình thức bây giờ vẫn gần như chỉ là nhập toàn bộ về vào lắp đặt. 

>>>Hải Phòng: Đề nghị bổ sung 3.900 MW điện gió ngoài khơi

>>>Quảng Ninh: Chuyển điện than chưa đầu tư sang điện khí, điện gió

Cơ chế chia sẻ rủi ro

Từ những tác động nói trên, nhiều dự án như của Công ty TNHH MTV Năng lượng Viên An Cà Mau sẽ chưa kịp COD theo quy định. Do đó, doanh nghiệp kiến nghị, cần có sự rõ ràng về giá FIT tiếp theo, thời gian gia hạn như thế nào một cách cụ thể để có cơ sở cho quá trình triển khai tiếp theo.

ựa chọn con đường phát triển cho điện gió cần cơ chế chính sách, đặc biệt là cơ chế chia sẻ rủi ro

Chuyên gia nhấn mạnh lựa chọn con đường phát triển cho điện gió cần cơ chế chính sách, đặc biệt là cơ chế chia sẻ rủi ro.

Trên thực tế, vị chuyên gia cho biết, với điện gió, có cơ chế giá và có thời hạn, các nhà đầu tư cũng chấp nhận rủi ro khi không kịp COD. Nhưng với những ảnh hưởng từ đại dịch nói trên sẽ có nhiều hơn những rủi ro với nhà đầu tư.“Do đó, lựa chọn con đường phát triển cho điện gió cần cơ chế chính sách, đặc biệt là cơ chế chia sẻ rủi ro. Hiện toàn bộ rủi ro cho phát triển đang nằm trên vai chủ đầu tư”, ông Cường nhấn mạnh.

Cũng theo ông Cường, đây là bài học kinh nghiệm rất lớn cho hoạch định chính sách, cần rõ ràng hơn. “Trong trường hợp bất khả kháng, ngoài tầm kiểm soát, cần phải có sự hỗ trợ, chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư, như Nhà nước gia hạn, đề ra cơ chế cho nhà đầu tư an tâm vì đầu tư cho năng lượng gió rất lớn, không được đấu nối phát điện thì lãng phí, nguồn tài sản chết, gây thiệt hại với cả nhà đầu tư lẫn nền kinh tế, xã hội”, ông Cường nhận định.

Theo chuyên gia từ Trung tâm Năng lượng tái tạo, nếu Chính phủ quyết tâm thúc đẩy điện gió thì cần hành động sớm để các nhà đầu tư nhìn nhận rõ tiền đầu tư sẽ đem lại hiệu quả ra sao.

Thậm chí ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Long, Tổng giám đốc Công ty CP Hạ tầng Gelex còn cho rằng, không chỉ riêng giá FIT, doanh nghiệp cho rằng cần có cơ chế, chính sách để nhà đầu tư theo đuổi dài hạn trong lĩnh vực thiết yếu và bền vững. Bên cạnh đó, năng lược xanh hay năng lượng tái tạo cũng đang là xu hướng của thế giới.

“Tuy nhiên, giai đoạn này mới là thời điểm phù hợp để nhà đầu tư tham gia mạnh hơn khi suất đầu tư giảm mà giá FIT tăng, đồng thời tốc độ triển khai nhanh, từ đó đạt được tăng trưởng”, TGĐ Công ty CP Hạ tầng Gelex kiến nghị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Khoảng trống" cơ chế khiến doanh nghiệp điện gió "hụt hơi" tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714184882 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714184882 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10