Khởi nghiệp Quốc gia năm 2023: Dự án Ứng dụng vi sinh xử lí rơm rạ tại đồng ruộng, giảm phát thải lọt Top 20 dự án xuất sắc

Diendandoanhnghiep.vn Dự án Ứng dụng vi sinh xử lí rơm rạ tại đồng ruộng, giảm phát thải lọt TOP 20 dự án xuất sắc của Chương trình Phát triển Dự án Khởi nghiệp Quốc gia năm 2023. 

Việt Nam là một nước nông nghiệp phát triển mạnh, trong đó lúa được xem là loại cây chủ lực, đưa nước ta trở thành một trong những quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, gốc rơm rạ sau khi thu hoạch đa phần bà con đốt trực tiếp tại đồng ruộng để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. Đây là một quan niệm và cách làm sai lầm, bởi khi đốt rơm rạ lộ thiên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh, như đất, không khí và đến sức khỏe con người.

Lãnh đạo đơn vị Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và các thành viên nhóm dự án

Lãnh đạo đơn vị Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và các thành viên nhóm dự án

Câu chuyện khởi nghiệp của dự án xuất phát từ chính tình yêu, sự đam mê đối với nông nghiệp và nỗi đau canh cánh về sức khoẻ của con người và môi trường xung quanh đang bị đe doạ nặng nề bởi việc đốt rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng. Với mong muốn tìm ra giải pháp để giúp xử lí nguồn phế phẩm sau thu hoạch mà không cần đốt, đồng thời giúp cải thiện đất canh tác không bị chai sạn, thoái hoá, góp phần tăng năng suất và kinh tế cho người nông dân.

Vốn được sinh ra và lớn lên từ một gia đình thuần nông tuổi thơ chúng tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh bát ngát, rộng lớn, hương thơm thoang thoảng của lúa hay những chiều chạy quanh ruộng đốt những ụ rơm, rạ còn sót lại trên đồng. Lúc nhỏ cảm thấy việc đốt rơm là một việc rất vui và rất thích thú với những làng khói mịt mờ bao trùm cả một vùng trời. Nhưng đến khi lớn lên trở thành một kỹ sư Công nghệ sinh học, may mắn được tiếp thu nhiều nguồn kiến thức về chuyên môn, về khoa học và về sức khoẻ. Mà chúng tôi đã thấu hiểu được tác hại vô cùng to lớn của việc đốt rơm rạ còn thừa trên đồng sau mùa gặt đối với con người và với môi trường canh tác.

Đốt lộ thiên rơm rạ tại đồng ruộng

Đốt lộ thiên rơm rạ tại đồng ruộng

Chính vì đều này, chúng tôi đã cùng nhau xây dựng Dự án “Ứng dụng vi sinh xử lí  rơm rạ tại đồng ruộng, giảm phát thải” với mục đích giảm thiểu tình trạng đốt đồng và có biện pháp xử lí rơm rạ, giảm tình trạng lúa ma. Dự án mong muốn góp phần đóng góp vào nền nông nghiệp bền vững và “Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” của chính phủ.

Bộ sản phẩm vi sinh đã được thử nghiệm tại Đồng Nai qua mô hình thí điểm "Xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm vi sinh" do nhóm dự án thực hiện qua các nguồn lực hỗ trợ từ Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, hướng đến lợi ích cho người nông dân như: Phân hủy nhanh gốc rơm rạ ngay tại ruộng; biến rơm rạ thành phân bón; tăng năng suất, giảm lượng phân hóa học; an toàn thân thiện với môi trường. Dự án được sự ủng hộ của các cơ quan địa phương tại Đồng Nai và hội đồng nước ngoài khảo sát về môi trường đã giám sát Trường Đại học Nguyễn Tất Thành triển khai dự án quốc tế do VACNE, GAHP, DEFRA tài trợ thực hiện tại tỉnh Đồng Nai.

Lãnh đạo đơn vị Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Đơn vị hội đồng quốc tế GAHP, DEFRA và nông dân

Lãnh đạo đơn vị Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, đơn vị hội đồng quốc tế GAHP, DEFRA và nông dân

Các kết quả nhận định

Theo ông Ngô Ngọc Hướng (ấp 9, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai), người dân áp dụng mô hình, cho biết: “Khi chưa sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý gốc rơm rạ thì quá trình phân hủy rơm rạ diễn ra rất lâu. Từ khi sử dụng chế phẩm vi sinh, khi gặt xong, ngâm ruộng lúa 24 giờ, sau đó rải vi sinh xuống ngâm từ 3-5 ngày, rồi để đó 15-20 ngày thì sạ, rút ngắn thời gian gieo xạ. Quá trình sử dụng vi sinh xử lý rơm rạ nhận thấy rất là hiệu quả rõ rệt, hiện tượng “lúa ma” gần như không còn nữa”.

Theo PGS-TS Đinh Văn Phúc (Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Xã hội Liên ngành – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành), Việc sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý gốc rơm rạ tại đồng ruộng, chúng tôi nhận thấy những ưu điểm sau: Thứ nhất, về vấn đề lúa ma, một trong những vấn đề lo ngại của người nông dân tại xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai rất quan tâm – đã được hạn chế rất nhiều. Thứ hai, người dân sử dụng lượng phân bón ít hơn so với lượng phân bón ban đầu.

Một số kết quả của mô hình đã ứng dụng cho thấy sản lượng thu hoạch tăng cao hơn so với vụ mùa trước đây là tăng từ 15 - 20% sản lượng (theo đánh giá kết quả ghi nhận lại), giảm thiểu được tình trạng lúa ma, lúa cỏ giúp cho năng suất cây trồng tăng lên. Kèm theo đó là lượng phân bón sử dụng cho đồng ruộng cũng giảm đi 20 – 30 % so với những vụ mùa trước.

PGS-TS Đinh Văn Phúc phó Viện Trưởng Viện Khoa học Xã hội Liên ngành - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (bên phải) và ông Ngô Ngọc Hướng nông dân đã triển khai mô hình thí điểm (bên trái)

PGS-TS Đinh Văn Phúc phó Viện Trưởng Viện Khoa học Xã hội Liên ngành - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (bên phải) và ông Ngô Ngọc Hướng nông dân đã triển khai mô hình thí điểm (bên trái)

Dự án của chúng tôi đã có mô hình thử nghiệm thực tế, qua các kết quả đạt được nhóm dự án nhận thấy thị trường vô cùng tiềm năng phát triển. Dự định và định hướng sắp tới, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình triển khai tại các khu vực có tiềm năng và đưa sản phẩm ra thị trường phục vụ bà con nông dân giải quyết những vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải.

Tầm nhìn giá trị cốt lõi của chúng tôi

Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất chế phẩm vi sinh xử lí, bảo vệ cây trồng bằng sự khẳng định không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm hướng đến nền nông nghiệp bền vững, nông sản an toàn và chất lượng.

Sứ mệnh: Giải pháp tối ưu để bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng, hướng tới
nền nông nghiệp Xanh - Sạch

Giá trị cốt lõi: Chất lượng, uy tín, trí tuệ, môi trường, cộng đồng. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714416311 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714416311 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10