KHỞI NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: Nhiều giải pháp hỗ trợ

Diendandoanhnghiep.vn Tại Diễn đàn cấp cao Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được đưa ra.

 

>> [TRỰC TIẾP] Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng 

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2023, Diễn đàn cấp cao "Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Nam Định, Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học – Công nghệ (NATEC - Bộ Khoa học và Công nghệ), Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia (VSMA) dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Nam Định.  

Toàn cảnh Diễn đàn cấp cao Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng

Toàn cảnh Diễn đàn cấp cao Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng

Sự kiện thu hút sự tham dự của các vị lãnh đạo: ông Phạm Gia Túc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nam Định; ông Phạm Tất Thắng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận trung ương; ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ; ông Trần Văn Tùng – Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ: bà Ngô Thị Minh – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Nguyễn Minh Triết - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam; ông Trần Lê Ðoài – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định; ông Nguyễn Đức Vượng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam; bà Trần Thị Bích Hằng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình… cũng như đại diện VCCI là ông Bùi Trung Nghĩa - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Về phía các tổ chức quốc tế có sự hiện diện của bà Sonechanh Phouthavong, Tham tán Kinh tế Thương mại – Đại sứ quán Lào; ông Trần Minh Hoan - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định; Nhà báo Nguyễn Linh Anh – Phó Tổng Biên tập phụ trách tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp – Đơn vị thường trực tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia; Ông Phạm Ngọc Tuấn, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp... 

Ông Từ Minh Hiệu – Phó Trưởng phòng Khởi nghiệp ĐMST, Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN,, Bộ Khoa học và Công nghệbr class=

Từ trái qua phải: Ông Nguyễn Linh Anh – Phó Tổng Biên tập Phụ trách Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp; Bà Đào Lê Phương Trang - Giám đốc Điều hành Fly Communication; Ông Trần Minh Hoan - Giám đốc Sở KHCN tỉnh Nam Định; Ông Phan Viết Thao - Chủ tịch Hội Doanh nhân Nam Định – Hà Nội; Bà Thạch Lê Anh – Nhà sáng lập Vietnam Silicon Valley (VSV); Ông Từ Minh Hiệu – Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN (NATEC), Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng, đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề Giải pháp hỗ trợ xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Hồng với sự điều phối của ông Nguyễn Linh Anh – Phó Tổng Biên tập Phụ trách Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

 

ông Nguyễn Linh Anh – Phó TBT Phụ trách Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Linh Anh – Phó TBT Phụ trách Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Linh Anh cho rằng, để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng rất cần nhận được những chia sẻ từ giải pháp từ chính các chuyên gia, những nhà đồng hành khởi nghiệp đang có mặt tại diễn đàn.

Mở đầu phiên “Giải pháp hỗ trợ xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Hồng”, ông Nguyễn Linh Anh đặt vấn đề về đổi mới sáng tạo mở, liên kết mở ở từng địa phương và liên kết mở của các địa phương đó trong vùng.

>> KHỞI NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: Nhìn từ thực tiễn

Chia sẻ về vấn đề này, ông Từ Minh Hiệu, Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN cho biết, việc hình thành các hệ sinh thái vùng như Vùng Đồng bằng sông Hồng là rất cần thiết trong một tổng thể sinh thái vùng giữa các địa phương.

 

Ông Từ Minh Hiệu, Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN

Ông Từ Minh Hiệu, Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN

“Các địa phương ở đây vừa phát huy các nguồn lực thế mạnh của địa phương mình và vừa có tính mở để tạo ra sự liên kết tổng thể, làm sao để huy động được các nguồn lực các địa phương của vùng. Khái niệm về hệ sinh thái được tiếp cận từ Mỹ, Phần Lan và các đối tác trên khắp thế giới cho thấy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo luôn rất khó khăn, rất cần sự hỗ trợ”, ông Từ Minh Hiệu chia sẻ.

Khẳng định quá trình này cần các nguồn lực hỗ trợ, ông Hiệu cho rằng nhờ có các nguồn lực như vậy mà có các kỳ lân, các doanh nghiệp tỷ đô trong vài năm một cách nhanh chóng. Đó chính là đổi mới sáng tạo mở mở mà các học giả và thực tiễn ở các quốc gia trên thế giới đã và đang triển khai.

Theo ông Hiệu, yêu cầu tiên quyết là chúng ta phải mở ra về cả tư duy. “Câu chuyện không phải là sợ mất thị phần cho các doanh nghiệp khác hay các nguồn lực khác đi vào địa phương mình. Đây là câu chuyện mở rộng “miếng bán”, mở rộng thị trường. Ví dụ một doanh nghiệp có sản phẩm tại một địa phương, khi phù hợp có thể nhân rộng mô hình ra toàn vùng để cùng nhau phát triển mở rộng miếng bánh”, đại diện Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN nêu ví dụ.

Bên cạnh đó là mở rộng nguồn lực, ông Hiệu cho biết, khi cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ đã giúp cho nguồn lực trên cả nước hay nguồn lực vốn từ các quỹ có thể hỗ trợ cho từng địa phương khác nhau.

Các vị diễn giả tại phiên thảo luận

Các vị diễn giả tại phiên thảo luận chủ đề Giải pháp hỗ trợ xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Hồng

Ông Nguyễn Linh Anh đặt thêm câu hỏi với ông Từ Minh Hiệu: “Khái niệm hệ sinh thái đổi mới sáng tạo từ năm 2022 vậy anh có gửi Ý gì với đổi mới sáng tạo mở tại vùng bằng sông Hồng?”

Ông Từ Minh Hiệu cho biết, điều này đã được chúng tôi đề xuất và xúc tiến phát triển từ năm 2021 tại các diễn đàn của TECHFEST.

“Hiện tại chúng tôi đã chuyển từ giai đoạn thay đổi nhận thức, tư duy sang cùng nhau kiểm nghiệm hoạt động. Tư duy về đổi mới sáng tạo mở giúp được một doanh nghiệp đơn giản nhất là hợp tác với các trường đại học, Viện nghiên cứu thay vì xây dựng phòng nghiên cứu nội bộ. Mô hình đổi mới sáng tạo mở này mang lại lợi ích ngay lập tức. Cả doanh nghiệp, chính quyền hoặc các tổ chức xã hội đều có thể đặt hàng từ mô hình này. Bản thân các doanh nghiệp cung cấp giải pháp mới khi được áp dụng thành công cũng chính là cách để phát triển thị trường cho chính các nhà khởi nghiệp đó. Như vậy, thông qua các hoạt động đổi mới sáng tạo mở, các nhà khởi nghiệp cũng được thử nghiệm sản phẩm có phù hợp với thị trường hay không, đây là tư duy và phương thức để các bên đều có lợi, chính là tư duy win-win”, ông Từ Minh Hiệu nhấn mạnh.

>> KHỞI NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: Tạo "bệ đỡ" cho các doanh nghiệp khởi nghiệp

Lấy kinh nghiệm từ Nam Định, ông Trần Minh Hoan - Giám đốc Sở KHCN tỉnh Nam Định cho biết: Nam Định là địa phương đi chậm hơn so với một số tỉnh trong cả nước cũng như trong vùng trong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

 

Ông Trần Minh Hoan - Giám đốc Sở KHCN tỉnh Nam Định

Ông Trần Minh Hoan - Giám đốc Sở KHCN tỉnh Nam Định

Bắt đầu từ năm 2021, Nam Định mới bắt đầu từng bước hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và gặp rất nhiều khó khăn trong cơ chế chính sách, trong quá trình kinh nghiệm để triển khai. Tuy nhiên, địa phương đã học tập nhiều địa phương đã có kinh nghiệm để triển khai. “Dù muộn hơn nhưng chúng tôi tin với việc tận dụng những kinh nghiệm quý báu đã học hỏi, chúng tôi sẽ tiết kiệm được thời gian” - ông Hoan chia sẻ.

Chia sẻ về đổi mới khởi nghiệp sáng tạo vùng, ông Hoan cho biết, mỗi tỉnh có một lợi thế, điều kiện phát triển khác nhau, có sự ủng hộ khác nhau của lãnh đạo tỉnh nên cần thiết có sự liên kết, liên minh giữa các tỉnh, các vùng để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp của từng địa phương từng vùng, như vậy mới có thể khắc phục được những hạn chế của các địa phương.

Các vị khách mời tham dự Diễn đàn cấp cao Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng.

Các vị khách mời tham dự Diễn đàn cấp cao Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Đồng bằng sông Hồng.

Diễn đàn cấp cao hôm nay là đề xuất từ tỉnh Nam Định, với mong muốn liên minh đổi mới khởi nghiệp sáng tạo của vùng ngày càng liên kết mạnh mẽ hơn. Cần thiết có sự điều phối từ Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN, kết nối các tỉnh. Trong vùng, sẽ cần có những người dẫn đầu (champion) để có thể truyền kinh nghiệm, cảm hứng cho các địa phương trong vùng xây dựng chiến lược và thực hiện.

>> KHỞI NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: Chung tay hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp vùng

Ông Phan Viết Thao - Chủ tịch Hội Doanh nhân Nam Định – Hà Nội cho biét, yếu tố quan trọng nhất của khởi nghiệp là con người, tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của các chuyên gia đã trao đổi trước đó.

Chúng tôi sinh ra và lớn lên từ Nam Định, dù đã thoát ly nhưng chúng tôi muốn đóng góp cho quê hương, muốn hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp tại địa phương. Nam Định là mảnh đất địa linh nhân kiệt, khi hiểu được lịch sử của quê hương nên dù ở đâu chúng tôi cũng luôn luôn tự hào là người con Nam Định, muốn tạo cho các thể hệ trẻ có cơ hội khởi nghiệp.

Ông Phan Viết Thao - Chủ tịch Hội Doanh nhân Nam Định – Hà Nội

Ông Phan Viết Thao - Chủ tịch Hội Doanh nhân Nam Định – Hà Nội

Thế hệ trẻ thiếu nhân lực, vật lực, từ đó cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, sự hỗ trợ cho các doanh nhân thế hệ đàn anh đi trước. Nếu điều kiện cho phép, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các thế hệ trẻ khởi nghiệp, hỗ trợ địa phương. Chúng tôi mong muốn địa phương cho biết về quy hoạch địa phương, lộ trình phát triển để có thể đưa ra các phía phương án đầu tư. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần có chế tài, thông điệp cụ thể để những người con Nam Định có thể hướng về xây dựng, phát triển quê hương.

Về định hướng, chúng tôi cũng đã có làm việc với các lãnh đạo địa phương, trong đó có đầu tư về các khu công nghiệp, ra ngoài có thể lãi 10 đồng nhưng về địa phương dù 7 đồng chúng tôi cũng sẽ thực hiện. Chúng tôi có vốn, có công nghệ, có kinh nghiệm nên lúc nào cũng sẵn sàng vì quê hương về xây dựng, và như đã nói, chúng tôi chỉ mong muốn, chính quyền địa phương có chế tài và thông điệp rõ ràng.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, bà Thạch Lê Anh - Nhà sáng lập Vietnam Silicon Valley khẳng định: Hoạt động ươm tạo phải đi cùng đầu tư. Cần phải biết cách ươm tạo và ươm tạo theo mô hình của Thung lũng Silicon. Trong mỗi đợt đầu tư, gieo mầm từ 10-20 nhóm và ươm tạo trong 100 ngày.

Bà Thạch Lê Anh - Nhà sáng lập Vietnam Silicon Valley

Bà Thạch Lê Anh - Nhà sáng lập Vietnam Silicon Valley

Đối với Việt Nam, bà Lê Anh cho rằng, hoạt động ươm mầm này cần diễn ra trong vòng 4 tháng, do đa phần khả năng tiếng Anh của các em còn hạn chế và không có khả năng thuyết phục nhà đầu tư (pitching). Do đó, tháng cuối cùng là để các em làm quen với các quỹ và tập pitching trong 1 khoảng thời gian cố định.

Bà Lê Anh cho rằng, hiện nay các nhà đầu tư luôn chú trọng yếu tố con người.

Thứ nhất, con người có khả năng truyền được cảm hứng cho những người đồng hành với ý tưởng sáng tạo. Khi họ truyền cảm hứng cho những người xung quanh thực hiện ý tưởng cùng với họ, nhà đầu tư mới yên tâm đồng hành cùng nhóm khởi nghiệp. Thứ hai, sau khi con người đã phác thảo chiến lược, thì phải thực hiện được chiến lược. Thứ ba, con người quản lý được rủi ro.

Bên cạnh đó, bà Lê Anh nói thêm, điều quan trọng nhất là làm thế nào để xây được mô hình kinh doanh đáp ứng được 3 yếu tố, thứ nhất là có khả năng có lãi, thứ hai là lặp đi lặp lại và có khả năng tăng trưởng. Các mô hình đáp ứng được 3 yếu tố trên đều có thể thu hút được đầu tư.

Tại sao chính phủ không phải là một nhà đầu tư? Ví dụ tại Mỹ, 1 năm tiền đầu tư mạo hiểm của quốc gia này chỉ chiếm 0,01% GDP nhưng nó đã tạo 21-23% GDP. Hay tại Hàn Quốc cũng có chính sách chú trọng vào đầu tư trực tiếp và coi đấy là nguồn lợi.

Do đó, về mặt chính sách, chúng ta có thể hỗ trợ nhưng không hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nhân, mà tài trợ thông qua vườn ươm. Mặt khác, trong trường hợp nhà nước, bằng cách này hay cách khác, đồng hành cùng các nhà đầu tư thiên thần, các chủ vườn ươm, thành lập ra 1 quỹ do tư nhân quản lý. Chính các nhà đầu tư thiên thần sẽ là các cố vấn để giúp thế hệ trẻ khởi nghiệp ĐMST thành công.

Đồng thời, nên có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn thành lập ra các quỹ, vừa giúp các doanh nghiệp lớn được tương tác với công nghệ mới, vừa giúp các doanh nghiệp lớn có sự trẻ, linh hoạt nhất định. Và làm truyền thông đúng cách cho đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ cho các nhà đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư mạo hiểm.

Bà Phạm Thu Trang - Quản lý Dự án Youth Co: Lab - Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc UNDP Việt Nam cũng khẳng định: Hiện nay, cơ hội dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp chú ý đến tác động xã hội là rất lớn. Cơ hội này được tạo ra từ chính xu hướng đang thay đổi từ phía người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ người tiêu dùng trẻ.

Bà Phạm Thu Trang - Quản lý Dự án Youth Co: Lab -Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc UNDP Việt Nam

Bà Phạm Thu Trang - Quản lý Dự án Youth Co: Lab -Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc UNDP Việt Nam

UNDP có những chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khác có thể vừa giải quyết thách thức, vừa tạo ra lợi nhuận, trở thành mô hình cho các doanh nghiệp khác học hỏi, tham khảo. Điều này cũng sẽ giúp hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đã đặt ra.

Bà Trang cho rằng, hiện nay, các nhà khởi nghiệp cần phải hướng đến phát triển bền vững, không chỉ quan tâm đến lợi nhuận thuần túy từ nguồn vốn bỏ ra kinh doanh mà còn phải quan tâm đến tác động về mặt xã hội và môi trường.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Minh Phương- CEO/Founder Cơm 9 phút cho biết: Chúng tôi đã trải qua thời gian khởi nghiệp khó khăn bởi thiếu đi những kinh nghiệm và một người hướng dẫn chuyên nghiệp.

ông Đỗ Minh Phương- CEO/Founder Cơm 9

Ông Đỗ Minh Phương- CEO/Founder Cơm 9

Trong quá trình lên chiến lược, chúng tôi đã phải liên tục thử nghiệm, thất bại và làm lại từ đầu. Doanh nghiệp bị cuốn vào vòng xoáy hết vốn, rồi lại đi gọi vốn. Thực tế thì trên thế giới đã có những kinh nghiệm cho bước thử nghiệm có thể tiết kiệm chi phí hơn. Nhưng chúng tôi không có kinh nghiệm nên đã đót khá nhiều vốn cho giai đoạn này.

Nếu như có thể làm lại và có nhà cố vấn chuyên nghiệp thì doanh nghiệp có thể sẽ giải quyết vấn đề nhanh và tiết kiệm chi phí hơn.

Cũng từ đó, ông Phương cho rằng có 3 vấn đề mà các startup cần:

Thứ nhất, các nhà lãnh đạo của tỉnh, thành phố có thể dành thời gian kết nối với doanh nghiệp, kết nối các doanh nghiệp startup và các doanh nghiệp lớn. Nhà lãnh đạo hãy tìm các "hạt giống đỏ" để kéo gần khoảng cách lớn và nhỏ. Thứ hai, hãy tìm các startup lớn để làm mentor. Thứ ba, có các huấn luyện viên cho các nhà khởi nghiệp trở thành phiên bản lớn nhất cho chính họ, đặt ra những vấn đề để doanh nghiệp có thể tự phát triển chính mình. Hệ thống huấn luyện viên như vậy sẽ giúp cho các địa phương tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí để có thể phát triển tốt hơn.

Ông Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc quản lý Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo - BK Fund cho biết, hiện BK Fund chưa đầu tư vào "Cơm gà 9 phút". Bởi với một quỹ đầu tư cần nhiều yếu tố đánh giá, nhiều quy trình thẩm định để quyết định đầu tư.

Ông Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc quản lý Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo - BK Fund

Ông Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc quản lý Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo - BK Fund

Tuy nhiên, với cá nhân tôi đã đầu tư vào "Cơm gà 9 phút" bởi ngoài góc độ đánh giá của nhà đầu tư tôi cũng có niềm tin chủ quan của cá nhân mình với đội ngũ "Cơm gà 9 phút". Tôi đánh giá "Cơm gà 9 phút" đúng thời cơ và tận dụng được cơ hội tại thị trường Việt Nam cho một mô hình sản xuất, phân phối nhanh thức ăn và ứng dụng công nghệ.

Dưới góc độ là Giám đốc quản lý Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo - BK Fund, ông Hiệp cho biết, BK Fund vẫn đang tiếp tục theo dõi và hy vọng đến thời điểm sớm tới đây, khi "Cơm gà 9 phút" hội tụ các yếu tố phù hợp chúng tôi có thể đầu tư.

Có ba yếu tố để quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các công ty khởi nghiệp. Thứ nhất, đó là công ty sớm bộc lộ được năng lực, mô hình kinh doanh có khả năng nhân rộng hay lặp đi lặp lại. Thứ hai, có khả năng sinh lời. Thứ ba có khả năng tăng trưởng nhanh.

"Theo quan điểm của từng quỹ đầu tư sẽ đánh giá các yếu tố nói trên hội tụ với các yếu tố bên trong, bên ngoài, các yếu tố khách quan để xem xét đánh giá "xuống tiền"", ông Hiệp nhấn mạnh.

Tổng kết Diễn đàn cấp cao về Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng Sông Hồng, ông Bùi Trung Nghĩa – Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Tại Diễn đàn ngày hôm nay, chúng ta đã có những chia sẻ rất bổ ích, thay mặt cho ban tổ chức tôi xin cảm ơn các vị lãnh đạo địa phương, các doanh nghiệp đã tham gia Diễn đàn.

ông Bùi Trung Nghĩa – Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Ông Bùi Trung Nghĩa – Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Qua các nội dung của Diễn đàn về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương, các tỉnh đều có những chiến lược xây dựng tại địa phương.

Các phiên thảo luận của Diễn đàn đã đưa ra những chia sẻ sát với thực tiễn, qua thông tin đã trao đổi, các đại biểu tham dự sẽ có thể những dữ liệu để phục vụ cho hoạt động khởi nghiệp của mình, cùng với địa phương để thúc đẩy phát triển.

Qua các chuyên gia, các doanh nghiệp, chúng ta cũng thu lại những kỹ năng, những trải nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp khởi nghiệp, những nhà đầu tư để trang bị thêm kiến thức cho bản thân trong các ý tưởng và quá trình hoạt động, xây dựng được hệ sinh thái cho từng địa phương, vùng. Hệ sinh thái khởi nghiệp là sự tập hợp mà trong đó có sự kết hợp từ chính quyền địa phượng, các doanh nghiệp và các starup… từ đó thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trên toàn quốc, thu hút được các nhà đầu tư về các dự án của mình.

"Tôi hy vọng Diễn đàn sẽ đem đến nhiều thông tin, sự kết nối cho các doanh nghiệp, các địa phượng lan tỏa tinh thần khởi nghiệp ngày càng sâu rộng". - Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết KHỞI NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: Nhiều giải pháp hỗ trợ tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713566922 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713566922 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10