Việc thực hiện xây dựng 08 Trung tâm đầu mối (TTĐM) để “khơi thông” dòng chảy nông thủy sản sẽ góp phần quan trọng cải thiện năng lực phát triển kinh tế vùng ĐBSCL.
>>Khơi thông “dòng chảy” nông sản đất Chín Rồng: Hút đầu tư logistics để giảm chi phí
LTS: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây cho xuất khẩu cả nước.
Để phát triển dịch vụ logistics của vùng, cần đầu tư phát triển các trung tâm logistics vùng ĐBSCL ở Cần Thơ và Long An, bảo đảm có sức thu hút và lan tỏa, tuần hoàn của “mạch máu”.
Việc thực hiện xây dựng 08 TTĐM về nông thủy sản: trong đó 01 TTĐM có chức năng tổng hợp ở Tp. Cần Thơ; 04 TTĐM cấp vùng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau; 03 TTĐM có chức năng chủ yếu liên quan đến logistics ở các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang và Sóc Trăng. Các TTĐM này được thành lập như Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đó, ĐBSCL cần có chiến lược phát triển hệ thống các TTĐM về nông nghiệp, thủy sản gắn với vùng chuyên canh, kết nối với các đô thị có vai trò là trung tâm cấp vùng, tiểu vùng và các đầu mối hạ tầng quốc gia, liên vùng. Đây là nơi cung cấp các dịch vụ về logistics, nghiên cứu phát triển, đào tạo và chuyển giao công nghệ, thu gom, chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm thế mạnh của vùng.
Cùng với đó, chúng ta cần xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics cho vùng ĐBSCL, nhằm kết nối vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhanh nhất, chi phí thấp hơn. Chú trọng hạ tầng và tiện ích đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng lạnh dành cho hàng nông thủy sản, phương tiện vận tải lạnh-trung tâm logistics và kho lạnh cần đủ điều kiện để vận chuyển và bảo quản hàng hóa theo các yêu cầu về nhiệt độ.
>>Logistics cho nông sản ĐBSCL: "Khơi dòng" cho vận tải đường thuỷ
Tăng cường liên kết vùng để sử dụng nguồn lực toàn vùng hiệu quả tránh đầu tư hạ tầng manh mún, thiếu quy hoạch một cách đồng bộ, gây lãng phí nguồn lực và không mang lại hiệu quả.
Đồng thời, cần đánh giá tiềm năng, thế mạnh, lựa chọn đối tác, mô hình cho liên kết vùng. Đây là nhóm giải pháp quan trọng nhằm xác định lĩnh vực, ngành cần liên kết.
Đặc biệt, cần hoàn hiện thể chế điều phối vùng ĐBSCL theo hướng tăng cường vai trò của các địa phương trong Hội đồng Điều phối vùng ĐBSCL, thu hút sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và giới nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả các hoạt động liên kết, xây dựng vùng. Nâng cao tính hiệu quả của Hội đồng Điều phối vùng ĐBSCL trong thực tiền đề cụ thể hóa việc triển khai thực hiện quy hoạch vùng, việc sử dụng nguồn lực, phân bổ nguồn lực, xây dựng danh mục dự án có tính lan tỏa, động lực, các dự án đường ven biển của Vùng.
Có thể bạn quan tâm
Khơi thông “dòng chảy” nông sản đất Chín Rồng: Hút đầu tư logistics để giảm chi phí
04:30, 25/05/2022
Hoàn thiện logistics – Giải bài toán lớn cho thị trường nông sản ĐBSCL
08:50, 24/05/2022
Logistics cho nông sản ĐBSCL: Cần cơ chế ưu đãi cho Trung tâm logistics vùng
06:28, 23/05/2022
Logistics cho nông sản ĐBSCL: “Thời cơ vàng” trong 5 năm tới
04:15, 22/05/2022
Logistics cho nông sản ĐBSCL: Kỳ vọng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ
04:00, 21/05/2022