Khơi thông “dòng chảy” nông sản đất Chín Rồng: Hút đầu tư logistics để giảm chi phí

Diendandoanhnghiep.vn LTS: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây cho xuất khẩu cả nước. 

>> Logistics cho nông sản ĐBSCL: Cần cơ chế ưu đãi cho Trung tâm logistics vùng

Trao đổi với DĐDN, ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) nhấn mạnh, hoạt động của doanh nghiệp logistics vùng ĐBSCL còn thiếu về “lượng” và yếu về “chất”.

Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics ĐBSCL chỉ có 1.461 doanh nghiệp, chiếm khoảng 4.39% số lượng doanh nghiệp logistics của cả nước. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp rất hạn chế, điều này làm gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của nông sản ĐBSCL.

- Vậy những rào cản đang khiến ĐBSCL kém sức hút với doanh nghiệp logistics, đồng thời “kìm chân” sự phát triển các doanh logistics của vùng là gì, thưa ông?

Rào cản hạ tầng là yếu tố đầu tiên phải kể đến, trong đó, kết cấu hạ tầng giao thông vẫn chưa đồng bộ, còn nhiều hạn chế. Đường bộ còn nhỏ hẹp, nhiều tuyến mới chỉ được láng nhựa, vì thế chưa đáp ứng nhu cầu vận tải. Đường bộ cao tốc trong vùng đến thời điểm này mới có gần 100 km, 7 tuyến cao tốc được quy hoạch tại ĐBSCL chưa giải quyết được bài toán căn bản cho vùng ĐBSCL.

Vùng chưa có cảng biển nước sâu để có thể làm đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa đi các nước trong khu vực và đi các tuyến biển xa… Các cảng tại khu vực ĐBSCL có thể dễ dàng kết nối đến Philippines, Indonesia nhưng tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của vùng thông qua các cảng tại đây chỉ đạt từ 10 – 20%. Hiện tượng bồi lắng tại kênh Quan Chánh Bố chỉ đáp ứng được các tàu tải trọng 5,000 DWT trong khi các tàu vận tải hàng xuất khẩu thường có tải trọng từ 20,000 DWT trở lên.

Bên cạnh đó đường sắt “vắng bóng” trong khi đường hàng không còn hạn chế, tính kết nối giữa các phương thức vận tải còn hạn chế… Hạ tầng trung tâm logistics, kho bãi, trung tâm phân phối còn thiếu vắng.

 Tiềm năng xuất khẩu nông sản của vùng ĐBSCL là động lực quan trọng để thúc đẩy thu hút đầu tư dịch vụ logistics.

Tiềm năng xuất khẩu nông sản của vùng ĐBSCL là động lực quan trọng để thúc đẩy thu hút đầu tư dịch vụ logistics.

>> Logistics cho nông sản ĐBSCL: Chi phí logistics “đè nặng” nông sản

- Hiệp hội có đề xuất tháo gỡ khó khăn như thế nào cho các doanh nghiệp logistics cũng như hiến kế giúp các địa phương thu hút được nguồn lực xã hội đầu tư phát triển logistics của vùng?

Hàng năm số lượng hàng hoá xuất khẩu qua khu vực ĐBSCL khoảng 20 triệu tấn mà đặc biệt là hàng nông thủy sản. Do đó, giảm chi phí logistics cho hàng nông, thuỷ sản cần hoàn thiện chuỗi cung ứng logistics và liên kết phát triển vùng, gắn với TP HCM và Bà Rịa-Vũng Tàu. Trước tiên, chúng ta cần hoàn thiện các tuyến cao tốc như Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ kết nối với TP HCM và Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó có tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành - Vũng Tàu. Về lâu dài cần sớm nghiên cứu phát triển tuyến đường sắt kết nối.

Tiếp đến, chúng ta cần phát triển đồng bộ các phương thức vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng nông thủy sản xuất khẩu, bằng đuờng thủy nội địa và đường biển. Không thu phí kết cấu hạ tầng cảng biển đối với hàng hóa từ các tỉnh ĐBSCL chuyển về TP HCM.

Cần có chính sách khuyến khích cụ thể của từng địa phương. Ví dụ khu vực ĐBSCL đã quy hoạch cảng biển và logistics tại Cần Thơ làm trung tâm phát triển cho ĐBSCL, để khuyến khích các doanh nghiệp khai thác tàu container vận chuyển nội địa và hàng hóa xuất nhập khẩu có thể vào cụm cảng Cần Thơ.

- Theo ông, việc hình thành trung tâm logistics của vùng cần cơ chế ưu đãi ra sao?

Nghị quyết của Quốc hội đã đề cập, Trung tâm logistics tại Cần Thơ sẽ có nhiệm vụ liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL. Trung tâm cần phải trở thành đầu não của một mạng lưới logistics của toàn vùng.

Cơ chế thủ tục hải quan, thuế, tài chính cần được thực hiện thông thoáng tại Trung tâm này. Bên cạnh đó, có cơ chế chính sách về miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, giao đất, miễn thuế đất từ 5-10 năm cho các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi lạnh, cảng biển tại ĐBSCL vì chi phí đầu tư lớn.

Đặc biệt, hợp tác giữa các doanh nghiệp tạo dựng dây chuyền kho nông sản, đủ tiêu chuẩn bảo quản, đóng gói, qui trình sơ chế -xử lý. Việc kiểm tra chất lượng, chiếu xạ hoa quả cần tiến hành tại chỗ…

- Xin cảm ơn ông!

Diễn đàn “Hoàn thiện chuỗi dịch vụ Logistics cho nông sản ĐBSCL” do VCCI và UBND TP Cần Thơ chỉ đạo, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), VCCI Cần Thơ và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp tổ chức vào 7h30-12h00 thứ Năm, ngày 26/5/2022.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khơi thông “dòng chảy” nông sản đất Chín Rồng: Hút đầu tư logistics để giảm chi phí tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711662468 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711662468 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10