Logistics cho nông sản ĐBSCL: Kỳ vọng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ

Diendandoanhnghiep.vn Trung tâm cần phải trở thành đầu não của một mạng lưới logistics rộng khắp của toàn vùng, nhằm nâng cao chất lượng và giảm chi phí dịch vụ logistics.

>>>Logistics cho nông sản ĐBSCL: Yêu cầu cấp thiết xây dựng Trung tâm logistics vùng

Nghị quyết 45/2022/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thí điểm cho TP.Cần Thơ trong đó có nội dung quan trọng là xây dựng Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ.

trung tâm liên kết rất đặc thù bao hàm 3 chức năng liên kết sản xuất, liên kết chế biến, liên kết tiêu thụ nông sản.

Trung tâm liên kết rất đặc thù bao hàm 3 chức năng liên kết sản xuất, liên kết chế biến, liên kết tiêu thụ nông sản.

“Trễ vẫn hơn không”

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, nút thắt của ĐBSCL là tiêu thụ hàng hóa chứ không thiếu hàng hóa. Vì vậy, quan điểm xây dựng Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL là để liên kết, phát huy giá trị nông sản của 13 tỉnh, thành trong vùng và không bị chồng chéo, xung đột với nhau.

“Có thể nói, đây cũng là trung tâm liên kết rất đặc thù bao hàm 3 chức năng liên kết sản xuất, liên kết chế biến, liên kết tiêu thụ nông sản. Vấn đề là cần nghiên cứu thêm cơ chế cho sự kết nối này”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ khẳng định, đây không chỉ là một trung tâm của riêng Cần Thơ mà có vai trò tháo gỡ rất nhiều nút thắt cho ngành nông nghiệp ĐBSCL, đặc biệt là giải quyết đầu ra, nâng cao giá trị nông sản khu vực.

“Hiện thực hóa chủ trương trên của Quốc hội, đòi hỏi phải khẩn trương bởi thời hạn thí điểm là 5 năm”, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ nhấn mạnh.

Ông Vương Quốc Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, nhận định việc xây dựng trung tâm ở Cần Thơ tuy trễ nhưng vẫn hơn không có. Bởi mấy chục năm nay, ĐBSCL được xác định là vựa nông sản của cả nước nhưng kết nối giao thông rất yếu, hàng hóa ĐBSCL phải giải cứu thường xuyên, đầu ra bấp bênh và rất thiếu liên kết.

Theo dự thảo đề án, Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL tại Cần Thơ có quy mô 3.300 ha; trong đó, giai đoạn đầu quy mô khoảng 450 ha, tập trung cho sản xuất, chế biến tinh, hệ thống kho bãi, khu phi thuế quan của lĩnh vực nông nghiệp...

Sứ mệnh của trung tâm là liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản ĐBSCL, đặc biệt là xuất khẩu. Cùng với đó là thông thương hàng hóa hai chiều giữa các tỉnh ĐBSCL, có hệ thống kho lạnh tiêu chuẩn để có thể bảo quản hàng nông sản xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định, thông quan hàng nông sản ĐBSCL một cách thuận tiện. Đồng thời, có các cảng quốc tế gồm cảng hàng không và cảng biển đủ khả năng cho xuất khẩu nông sản trực tiếp từ Cần Thơ.

Nói cách khác, Trung tâm cần phải trở thành đầu não của một mạng lưới logistics rộng khắp của toàn vùng, nhằm nâng cao chất lượng và giảm chi phí dịch vụ logistics, chuỗi cung cấp dịch vụ logistics được chia ra thành các công đoạn để đo lường chi phí và thời gian trên từng công đoạn. Kết quả cho thấy, các công đoạn “kho bãi”, “hải quan”, “bốc dỡ hàng tại cảng” và “vận tải” là những công đoạn cần chú trọng cải tiến, tối ưu hóa hơn cả.

>>>Logistics cho nông sản ĐBSCL: "Khơi dòng" cho vận tải đường thuỷ

>>>Logistics cho nông sản ĐBSCL: Chi phí logistics “đè nặng” nông sản

Chú trọng liên kết

Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn đầy lo ngại nhất là về tính liên kết, mô hình quản lý…nói như ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho rằng trong quy hoạch vùng ĐBSCL thì Cần Thơ là trung tâm vùng, nhưng ở các địa phương khác cũng đều có các trung tâm điều phối chuyên ngành.

Trung tâm cần phải trở thành đầu não của một mạng lưới logistics rộng khắp của toàn vùng, nhằm nâng cao chất lượng và giảm chi phí dịch vụ logistics

Trung tâm cần phải trở thành đầu não của một mạng lưới logistics rộng khắp của toàn vùng, nhằm nâng cao chất lượng và giảm chi phí dịch vụ logistics.

“Chẳng hạn như Kiên Giang, Cà Mau có trung tâm về thủy sản, một số tỉnh có trung tâm trái cây, lúa gạo… Như vậy, với chức năng là một trung tâm chế biến sâu nông sản cả vùng đặt tại Cần Thơ thì các trung tâm chuyên ngành ở những địa phương khác có chế biến sâu không?”, ông Sử đặt vấn đề.

Theo lãnh đạo tỉnh Cà Mau, đặc trưng của sản xuất chế biến nông sản luôn phải gắn với vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo cho chất lượng, chi phí sản xuất. Với cách tiếp cận đó thì các trung tâm chuyên ngành như tôm, trái cây, lúa gạo ở các tỉnh khác vẫn phải chế biến sâu.

“Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để xây dựng Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL trở thành trung tâm chế biến sâu của các trung tâm nhưng tránh được sự chồng chéo, giẫm chân nhau”, ông Sử nói.

Đồng quan điểm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Vương Quốc Nam cũng cho rằng, việc kết nối giữa trung tâm vùng ở Cần Thơ với các trung tâm chế biến trái cây, thủy sản, lúa gạo ở các tỉnh khác phải được tính toán. Cùng với đó là thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp. Nông dân lên mạng là biết được nguồn hàng thế nào, thị trường ra sao, xuất khẩu đi thị trường nào.

Ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở NN-PTNT Bến Tre, đề nghị cần đưa cơ chế phối hợp 13 địa phương vùng ĐBSCL vào đề án này. Việc xây dựng trung tâm có thể xem là một lối đi chung cho nông sản cả vùng giải quyết tình trạng thiếu liên kết, thậm chí còn cạnh tranh không lành mạnh với nhau.

 “Ở đó còn có liên kết với người sản xuất, các doanh nghiệp, bảo quản chế biến, thị trường, tạo ra chuỗi giá trị. Giá trị nông sản của 13 tỉnh thành sẽ cùng được nâng cao và ổn định hơn”, ông Đảnh nói.

Theo lộ trình của đề án, năm 2022 trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trung tâm; lựa chọn được nhà đầu tư hạ tầng Trung tâm và triển khai các thủ tục pháp lý về đất đai; xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các cơ chế tài chính hỗ trợ hoạt động trung tâm theo Nghị quyết 45/2022/QH15 như  cơ chế bù giá do miễn giảm tiền thuê đất; cơ chế tài chính đối với khu phi thuế quan…

Năm 2023, hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư và hạ tầng giao thông, điện nước, xử lý nước thải, chất thải khác có liên quan; đồng thời xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong Trung tâm.

Năm 2024, tiếp tục các hoạt động đầu tư vào Trung tâm và hoạt động của các doanh nghiệp trong Trung tâm.

Năm 2026, là giai đoạn quyết liệt nhất, vừa là năm theo chốt để xác định, đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm, cùng hiệu quả của chính sách đặc thù đối với thành phố...

Mục tiêu đến năm 2030, trung tâm trở thành hạt nhân của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại ĐBSCL; thực hiện đầy đủ chức năng liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Logistics cho nông sản ĐBSCL: Kỳ vọng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714094454 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714094454 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10