Khơi thông tín dụng cho bất động sản

Diendandoanhnghiep.vn Sáng ngày 13/11, NHNN Việt Nam đã phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

>> Cơ hội mới trên thị trường địa ốc

Hội nghị do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đồng chủ trì.

Hướng giải quyết của NHNN

Trong thời gian tới, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trong thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT, phối hợp chặt chẽ với CSTK và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế. Đồng thời, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, cụ thể:

Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Thứ nhất, tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng phù hợp với thực tiễn, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống theo đúng chỉ đạo của TTCP.

Thứ hai, tiếp tục chỉ đạo TCTD thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân; triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.

Cùng với đó, theo dõi và bám sát tình hình triển khai Chương trình 120.000 tỷ đồng để phối hợp với Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh, thành phố xem xét, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình, góp phần thúc đẩy việc đầu tư, xây dựng cũng như mua nhà ở xã hội (NƠXH) của người dân.

Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản (BĐS) phát triển bền vững đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD

Theo đó, NHNN sẽ đề xuất các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục xử lý, giải quyết các vướng mắc về thủ tục pháp lý với lĩnh vực BĐS; đồng thời tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại các văn bản như Nghị quyết 33/NQ-CP và gần đây nhất là Công điện số 993/CĐ-TTg.

việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường BĐS đang dần phát huy hiệu quả.

NHNN khuyến khích các TCTD tập trung nguồn vốn cho các phân khúc nhà ở thuơng mại giá rẻ, NƠXH...

Đối với Chương trình 120.000 tỷ đồng, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, xem xét, công bố danh mục dự án đủ điều kiện vay vốn theo Chương trình và sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của dự án đã đủ điều kiện để NHTM có cơ sở xem xét, cho vay.

Theo bà Hà Thu Giang – Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho rằng, NHNN khuyến khích TCTD tập trung nguồn vốn cho các phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, NƠXH, nhà ở cho công nhân; đồng thời kiểm soát rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh BĐS nhằm thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh và bền vững.

Đặc biệt, trong 9 tháng đầu năm nay, tín dụng kinh doanh BĐS lại có sự tăng trưởng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung và cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy các giải pháp, nỗ lực của Chính phủ, ngành ngân hàng và các bộ ngành, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường BĐS đang dần phát huy hiệu quả.

>> Hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang trên “đất vàng” Hà Nội

Vẫn tồn tại nhiều thách thức

Có thể thấy, đây là những giải pháp mới nhất được NHNN đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Trên thực tế, dù đã có những chính sách tháo gỡ khó khăn của Chính phủ trong suốt thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến thủ tục pháp lý, mất cân đối cung cầu, sụt giảm về nhu cầu, năng lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế…

Liên quan đến các gói tín dụng hỗ trợ cho phân khúc NƠXH vẫn còn nhiều khó khăn. Điển hình như với gói 15.000 tỷ đồng, NHCSXH mới giải ngân đạt 55% kế hoạch đề ra bởi nguồn cung NƠXH tại các địa phương còn hạn chế nhiều đối tượng có nhu cầu nhưng qua rà soát không đủ điều kiện vay vốn tín dụng chính sách xã hội; chủ đầu tư khi bán cho người mua nhà chưa giải chấp nên không thực hiện được việc đăng ký giao dịch bảo đảm… Đây cũng là lí do khiến Chính phủ ban hành Nghị quyết số 181/NQ-CP vào ngày 2/11/2023.

Trong khi đó, với gói 120.000 tỷ đồng thì khó khăn lớn nhất chính là hạn chế về nguồn cung dự án đủ điều kiện vay tín dụng.

Bên cạnh đó, bà Giang cho biết, trước tình hình nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thu nhập của người dân đều bị ảnh hưởng, dẫn tới chất lượng tín dụng BĐS cũng tiềm ẩn những rủi ro cần chú ý. Trong đó, tỉ lệ nợ xấu tín dụng BĐS đến tháng 9 năm nay là 2,89%, tăng so với thời điểm cuối tháng 12/2022 (1,72%).

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khơi thông tín dụng cho bất động sản tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714436345 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714436345 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10