Mặc dù sẽ không có chất vấn về giá điện tại phiên chất vấn lần này bởi vì có quá ít Đại biểu Quốc hội đăng ký hỏi.
Tuy nhiên, vấn đề giá điện đã làm nóng Quốc hội ngay tại phiên thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019.
Chỉ có 3 đại biểu Quốc hội trong tổng số 471 đại biểu đăng ký hỏi về giá điện tại phiên chất vấn nên Bộ trưởng Bộ Công Thương không được đăng đàn trả lời về vấn đề này - đây là thông tin được Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đưa ra.
Có thể bạn quan tâm
19:00, 30/05/2019
21:15, 24/05/2019
09:57, 24/05/2019
14:15, 20/05/2019
07:00, 13/05/2019
07:05, 09/05/2019
19:30, 08/05/2019
16:30, 08/05/2019
Trong khi, cử tri còn đang băn khoăn đặt câu hỏi, phải chăng các đại biểu đánh giá rằng đây không phải vấn đề đáng lưu ý? Còn việc cử tri đang nóng ruột muốn được biết câu trả lời về sự tường minh thông tin của ngành điện đã thấy rõ.
Thì cả nghị trường đã nóng ran bởi những ý kiến các đại biểu Quốc hội “truy” về giá điện tại phiên thảo luận ở hội trường về: “Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019”.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương - Đoàn Ninh Thuận đề nghị công bố công khai thanh tra Chính phủ đối với đợt tăng giá điện vừa qua để cho thấy một bức tranh đầy đủ về một doanh nghiệp độc quyền như EVN. Theo ông, giá điện luôn tuân theo quy luật bất biến là tăng rồi, tăng nữa và tăng mãi. Đợt tăng giá điện vừa qua có nhiều mập mờ cần làm rõ. Lần tăng giá điện nào thì bên có lợi đương nhiên vẫn luôn là doanh nghiệp. Trong khi đó, ở một số quốc gia, họ còn giảm giá điện để tăng chất lượng cuộc sống cho người dân.
"Lần nào tăng giá điện cũng nói để tăng kinh phí, để tái đầu tư ngành điện nhưng một doanh nghiệp độc quyền luôn lỗ nặng thì có nên đầu tư tiếp tục hay không?" - ĐB Cương đặt vấn đề.
Cũng đặt vấn đề về sự độc quyền của EVN, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn An Giang cho hay, Bộ Công Thương cũng có tờ trình về điều hành giá điện, xăng dầu dài 20 trang và một số trang phụ lục với rất nhiều con số lập luận để khẳng định Bộ làm đúng. Tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng khi rất nhiều người dân bức xúc thì Bộ Công Thương cần nghiêm khắc rà soát, rút kinh nghiệm về phương pháp tiến hành, cách thức quản lý, giám sát và điều hành giá điện, giá xăng dầu.
ĐB Hiếu đặt câu hỏi, phải chăng nguồn gốc sâu xa do sự độc quyền, không có cạnh tranh của ngành điện trong truyền tải, mua bán điện?
Việc tăng giá điện sẽ kéo theo tăng giá các mặt hàng khác, nhất là vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất. Vì vậy nhiều ĐB cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp phòng ngừa tình trạng "té nước theo mưa"; đẩy mạnh theo dõi thị trường, kiểm tra việc kê khai giá của các doanh nghiệp.